Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Author
Có anh em nào giỏi về dung sai có thể hướng dẫn mình cách lựa chon dung sai và cấp chính xác được không,mình không biết căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết :20:
 
Last edited by a moderator:

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Có anh em nào giỏi về dung sai có thể hướng dẫn mình cách lựa chon dung sai và cấp chính xác được không,mình không biết căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết :20:
Việc lựa chọn dung sai đúng là rất khó khăn cho các kĩ sư mới ra trường hoặc các sinh viên đang làm đồ án.
Mình trước đây cũng vậy và hiện tại cũng thế dù đã làm việc thiết kế , thường xuyên dính tới dung sai.
Thông thương đối với những người chưa rành về dung sai thì thường ưu tiên lấy dung sai "lỗ" là H làm chuẩn.
từ yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, cụm chi tiết mới đưa ra những lựa chọn cho dung sai của " Trục".
- Mối ghép H7/g6 là mối ghép mà chi tiết trục được lắp đặt chính xác. Chi tiết có thể di động tịnh tiến nhẹ nhàng
-H7/f7 dành cho những mối ghép không cần độ chính xác cao.
-H7/p6,7 Dung sai cho mối ghép lắp chặt thường dùng các trường hợp đóng pin ..

Khi thiết kế, gia công hoàn thiện một sản phẩm. Bạn hãy tự mình lặp đặt những mối ghép đấy.
Từ đó sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm tốt hơn.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Em đọc lại tài liệu hoặc học lại môn " Dung sai & Lắp ghép " em sẽ hiểu căn cứ vào đâu... Hãy chịu khó học, suy nghĩ trước khi hỏi. Tất nhiên khi có kinh nghiệm thực tế thì lựa chọn của em sẽ chính xác và phù hợp hơn.
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Dạ.em cảm ơn anh nhiều ạ.em mới ra trường 5 tháng và công việc của em là vẽ bản vẽ chế tạo tuy nhiên thì mấy tháng trước em chỉ dựng bản vẽ theo bản vẽ của một bác kĩ sư già,tất cả dung sai và độ nhám ông đều đã ghi em chỉ việc dựng hình 3D trên solidwork và xuất ra bản vẽ i chang.tuy nhiên mới đây phía công ty yêu cầu em tự xuất bản vẽ chế tạo cho các chi tiết nên em đang rất lo lắng,ông kĩ sư là người nước ngoài nên e không có ngoại ngữ để hỏi ông đó.Em có hỏi thầy thì thầy kêu phải thấy bản vẽ đó như thế nào,rồi có chịu lực không,rồi nó nằm ở vị trí nào của máy...nên em cũng chưa rõ ràng cho lắm,và em cũng không biết các nước có quy định dung sai khác nhau hay không mà khi em kiểm tra dung sai của 1 kích thước trên bản vẽ mà ông kĩ sư giao cho em thì nó không khớp so số liệu trong bảng tra dung sai của nước mình nữa anh à!
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Dạ.em cũng đang xem lại sách đây anh nak.mà thấy cũng hơi nan giải anh à.ở chỗ em làm hiện tại cũng có mỗi mình em làm bên mảng cơ khí nữa nên cũng không có ai để mà tham khảo khi cần.em sẽ cố gắng tìm hiểu và nhờ mấy anh tận tình chỉ dẫn cho em nha.em cảm ơn ạ!
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Việc lựa chọn dung sai đúng là rất khó khăn cho các kĩ sư mới ra trường hoặc các sinh viên đang làm đồ án.
Mình trước đây cũng vậy và hiện tại cũng thế dù đã làm việc thiết kế , thường xuyên dính tới dung sai.
Thông thương đối với những người chưa rành về dung sai thì thường ưu tiên lấy dung sai "lỗ" là H làm chuẩn.
từ yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, cụm chi tiết mới đưa ra những lựa chọn cho dung sai của " Trục".
- Mối ghép H7/g6 là mối ghép mà chi tiết trục được lắp đặt chính xác. Chi tiết có thể di động tịnh tiến nhẹ nhàng
-H7/f7 dành cho những mối ghép không cần độ chính xác cao.
-H7/p6,7 Dung sai cho mối ghép lắp chặt thường dùng các trường hợp đóng pin ..

Khi thiết kế, gia công hoàn thiện một sản phẩm. Bạn hãy tự mình lặp đặt những mối ghép đấy.
Từ đó sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm tốt hơn.

Dạ.em cảm ơn anh nhiều ạ.em mới ra trường 5 tháng và công việc của em là vẽ bản vẽ chế tạo tuy nhiên thì mấy tháng trước em chỉ dựng bản vẽ theo bản vẽ của một bác kĩ sư già,tất cả dung sai và độ nhám ông đều đã ghi em chỉ việc dựng hình 3D trên solidwork và xuất ra bản vẽ i chang.tuy nhiên mới đây phía công ty yêu cầu em tự xuất bản vẽ chế tạo cho các chi tiết nên em đang rất lo lắng,ông kĩ sư là người nước ngoài nên e không có ngoại ngữ để hỏi ông đó.Em có hỏi thầy thì thầy kêu phải thấy bản vẽ đó như thế nào,rồi có chịu lực không,rồi nó nằm ở vị trí nào của máy...nên em cũng chưa rõ ràng cho lắm,và em cũng không biết các nước có quy định dung sai khác nhau hay không mà khi em kiểm tra dung sai của 1 kích thước trên bản vẽ mà ông kĩ sư giao cho em thì nó không khớp so số liệu trong bảng tra dung sai của nước mình nữa anh à!​
[LEFT]

[/LEFT]
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Em đọc lại tài liệu hoặc học lại môn " Dung sai & Lắp ghép " em sẽ hiểu căn cứ vào đâu... Hãy chịu khó học, suy nghĩ trước khi hỏi. Tất nhiên khi có kinh nghiệm thực tế thì lựa chọn của em sẽ chính xác và phù hợp hơn.
Dạ.em cũng đang xem lại sách đây anh nak.mà thấy cũng hơi nan giải anh à.ở chỗ em làm hiện tại cũng có mỗi mình em làm bên mảng cơ khí nữa nên cũng không có ai để mà tham khảo khi cần.em sẽ cố gắng tìm hiểu và nhờ mấy anh tận tình chỉ dẫn cho em nha.em cảm ơn ạ!
 
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Để có được dung sai cho chi tiết bạn cần căn chứ chế độ lắp của chi tiết ấy, ví vụ như lắp chặt, lắp trung gian hay lắp lỏng, từ đó bạn sẽ có được miền dung sai ưu tiên, rồi tra sổ là ra dung sai ấy mà.
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Để có được dung sai cho chi tiết bạn cần căn chứ chế độ lắp của chi tiết ấy, ví vụ như lắp chặt, lắp trung gian hay lắp lỏng, từ đó bạn sẽ có được miền dung sai ưu tiên, rồi tra sổ là ra dung sai ấy mà.
Chi tiết nào mình cũng phải căn cứ vào chế độ lắp hay sao anh.và khi nhìn bản vẽ thì làm sao em có thể xác định được chế độ lắp đó là chế độ lắp gì ạ..sở dĩ em hỏi câu này vì em muốn xem lại các bản vẽ trước đó người ta đã lựa chọn dung sai như thế nào anh nak.anh hiểu câu hỏi của em chứ anh!
 
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Chi tiết nào mình cũng phải căn cứ vào chế độ lắp hay sao anh.và khi nhìn bản vẽ thì làm sao em có thể xác định được chế độ lắp đó là chế độ lắp gì ạ..sở dĩ em hỏi câu này vì em muốn xem lại các bản vẽ trước đó người ta đã lựa chọn dung sai như thế nào anh nak.anh hiểu câu hỏi của em chứ anh!
Có 2 dạng lắp ghép theo kinh nghiệm của mình hiện tại có thể góp ý cho bạn như sau (mình cũng chưa cứng lắm đâu) :
Có 2 dạng lắp chính :
- Dạng lắp ghép tiêu chuẩn ( dung sai tra theo bảng trong sách dung sai và được đào tạo ở các trường đại học )
+ Dạng này có 3 kiểu lắp chính : Lắp lỏng, Lắp trung gian, Lắp chặt.... Và căn cứ vào yêu cầu chế độ làm việc tra sách ta sẽ biết nó là loại lắp gì..và có chính xác con số dung sai là bao nhiêu. Có 28 cấp cho mỗi loại lắp ghép.
- Dạng lắp ghép phi tiêu chuẩn cái này không được đào tạo trong trường đại học (là kiến thức tổng hợp của kiến thức đại học) loại này do kinh nghiệm làm việc tạo nên và các con số dung sai phải căn cứ vào độ co dãn vật liệu, môi trường làm việc, Khả năng công nghệ, thẩm mỹ, giá thành, dung sai của chi tiết lắp lẫn.....
VD :Dạng lắp ghép phi tiêu chuẩn - bạn cần làm cái vỏ cho 1 chi tiết khi họ sản xuất ra đo mẫu thử thấy dung sai lớn nhất của nó khoảng 0.15 (các giá trị kích thước chênh lêch so với kích thước danh nghĩa) thì bạn lấy dung sai của chi tiết vỏ phải off set ra 0.15 đề phòng trường hợp lắp không được và dung sai của bạn phải lấy cho kích thước tại vị trí đó là dương cận dưới thấp nhất bằng 0 nhưng trong một số trường hợp co ngót vật liệu khi đúc không thể làm chi tiết có cận dưới bằng 0 thì họ phải tăng giá trị kích thước danh nghĩa lên và để dung sai là (+-) tất nhiên giá trị cận dưới phải khống chế làm sao đảm bảo khi co dãn nó vẫn đảm bảo lắp ghép ok khi đó bạn sẽ có giá trị dung sai xác định...
Dạng lắp ghép tiêu chuẩn bạn có thể đọc sách " Dung sai - Lắp ghép " quyển sách gối đầu của các kỹ sư sẽ có như lắp ghép bi và vỏ hộp, trục với bi, bánh răng và trục......
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Có 2 dạng lắp ghép theo kinh nghiệm của mình hiện tại có thể góp ý cho bạn như sau (mình cũng chưa cứng lắm đâu) :
Có 2 dạng lắp chính :
- Dạng lắp ghép tiêu chuẩn ( dung sai tra theo bảng trong sách dung sai và được đào tạo ở các trường đại học )
+ Dạng này có 3 kiểu lắp chính : Lắp lỏng, Lắp trung gian, Lắp chặt.... Và căn cứ vào yêu cầu chế độ làm việc tra sách ta sẽ biết nó là loại lắp gì..và có chính xác con số dung sai là bao nhiêu. Có 28 cấp cho mỗi loại lắp ghép.
- Dạng lắp ghép phi tiêu chuẩn cái này không được đào tạo trong trường đại học (là kiến thức tổng hợp của kiến thức đại học) loại này do kinh nghiệm làm việc tạo nên và các con số dung sai phải căn cứ vào độ co dãn vật liệu, môi trường làm việc, Khả năng công nghệ, thẩm mỹ, giá thành, dung sai của chi tiết lắp lẫn.....
VD :Dạng lắp ghép phi tiêu chuẩn - bạn cần làm cái vỏ cho 1 chi tiết khi họ sản xuất ra đo mẫu thử thấy dung sai lớn nhất của nó khoảng 0.15 (các giá trị kích thước chênh lêch so với kích thước danh nghĩa) thì bạn lấy dung sai của chi tiết vỏ phải off set ra 0.15 đề phòng trường hợp lắp không được và dung sai của bạn phải lấy cho kích thước tại vị trí đó là dương cận dưới thấp nhất bằng 0 nhưng trong một số trường hợp co ngót vật liệu khi đúc không thể làm chi tiết có cận dưới bằng 0 thì họ phải tăng giá trị kích thước danh nghĩa lên và để dung sai là (+-) tất nhiên giá trị cận dưới phải khống chế làm sao đảm bảo khi co dãn nó vẫn đảm bảo lắp ghép ok khi đó bạn sẽ có giá trị dung sai xác định...
Dạng lắp ghép tiêu chuẩn bạn có thể đọc sách " Dung sai - Lắp ghép " quyển sách gối đầu của các kỹ sư sẽ có như lắp ghép bi và vỏ hộp, trục với bi, bánh răng và trục......

hjhj.sao nhiều vấn đề thế này anh nhỉ..mà cái ví dụ của anh đưa ra em cũng chưa rõ lắm nak.chắc em chưa hiểu về dung sai,về độ nhám nên ví dụ liên quan em cũng chưa nắm được nak.huhu :102:
 
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Chi tiết nào mình cũng phải căn cứ vào chế độ lắp hay sao anh.và khi nhìn bản vẽ thì làm sao em có thể xác định được chế độ lắp đó là chế độ lắp gì ạ..sở dĩ em hỏi câu này vì em muốn xem lại các bản vẽ trước đó người ta đã lựa chọn dung sai như thế nào anh nak.anh hiểu câu hỏi của em chứ anh!
Tất cả các thông tin số liệu về 1 chi tiết đều dựa vào điều kiện làm việc của chi tiết đó là suy ra, Các kiểu lắp cũng vậy, chi tiết bạn làm việc trong điều kiện nào thì chọn kiểu lắp tương ứng cho phù hợp chứ không phải là chọn kiểu lắp ngẫu nhiên để có đc dung sai đâu bạn ạ, chi tiết bạn vẽ chắc bạn biết nó làm việc ở điều kiện nào chứ?
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Tất cả các thông tin số liệu về 1 chi tiết đều dựa vào điều kiện làm việc của chi tiết đó là suy ra, Các kiểu lắp cũng vậy, chi tiết bạn làm việc trong điều kiện nào thì chọn kiểu lắp tương ứng cho phù hợp chứ không phải là chọn kiểu lắp ngẫu nhiên để có đc dung sai đâu bạn ạ, chi tiết bạn vẽ chắc bạn biết nó làm việc ở điều kiện nào chứ?


Bây giờ em có 1 bản vẽ chi tiết trục như thế này nha anh! trên trục sẽ được lắp 1 bánh vít và dùng ăn khớp với trục vít.Cơ cấu này sau đó sẽ được lắp gép với 1 mâm xoay và hoạt động như 1 cái mâm cặp lớn.đường kính 1,5m ak anh.Anh có thể giải thích cho em căn cứ vào đâu để mình chọn được dung sai và độ nhám như vạy không anh.em cảm ơn nak!
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Bây giờ em có 1 bản vẽ chi tiết trục như thế này nha anh! trên trục sẽ được lắp 1 bánh vít và dùng ăn khớp với trục vít.Cơ cấu này sau đó sẽ được lắp gép với 1 mâm xoay và hoạt động như 1 cái mâm cặp lớn.đường kính 1,5m ak anh.Anh có thể giải thích cho em căn cứ vào đâu để mình chọn được dung sai và độ nhám như vạy không anh.em cảm ơn nak!
Xin được đoán.
Vì bạn không đưa bản vẽ lắp mình phán đoán xiu: Trên trục này sẽ có 2 vị trí lắp ổ bi, 1 vị trí lắp bánh vít. 1 vị trí gắn vào mầm xoay.
Nhưng nhìn vào bản vẽ thấy dư 1 vị trí có then. Chắc gắn cái gì đấy ( ??)
Ở vị trí fi 60 và fi 40: Gắn ổ bi. - Đô nhám gắn ổ bi theo khuyến cáo của sách vở là 1.6 đến 0.8 Ra.
- Dung sai lắp ghép : fi 60 lcó thể là H7, fi 40 có thể là g6: Thông thường mình thiết kế trục lắp ổ bi là H7. Ở vị trí fi 40 có thể ý đồ của nhà thiết kế lắp đặt dễ dàng, có thể có lực dọc trục .
Ở vị trí fi 50: Lắp bánh vít. Cái này có thể H7/f7 . Có thể di chuyển dễ dàng( có thể ý đồ người thiết kế dùng để điều chỉnh, lắp trục ví vào cho dễ)
2 vị trí ngoài cùng. H7/h7 cái này mình chịu .
Nói thêm xíu về kích thước then: Dung sai kích thước then cũng quan trọng. Đều được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn Iso. Bạn xuất bản kích thước bề rộng của then 14. Mà đóng ngoặc. Hiểu nôm na là kích thước tham khảo. Sau khi gia công những kích thước này không cần kiểm
> có sai hỏng bạn đi mà mài.
Trên là một số ý kiến cá nhân của mình. Chắc chắn có sai sót. Xin mọi người chỉ giúp.
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Xin được đoán.
Vì bạn không đưa bản vẽ lắp mình phán đoán xiu: Trên trục này sẽ có 2 vị trí lắp ổ bi, 1 vị trí lắp bánh vít. 1 vị trí gắn vào mầm xoay.
Nhưng nhìn vào bản vẽ thấy dư 1 vị trí có then. Chắc gắn cái gì đấy ( ??)
Ở vị trí fi 60 và fi 40: Gắn ổ bi. - Đô nhám gắn ổ bi theo khuyến cáo của sách vở là 1.6 đến 0.8 Ra.
- Dung sai lắp ghép : fi 60 lcó thể là H7, fi 40 có thể là g6: Thông thường mình thiết kế trục lắp ổ bi là H7. Ở vị trí fi 40 có thể ý đồ của nhà thiết kế lắp đặt dễ dàng, có thể có lực dọc trục .
Ở vị trí fi 50: Lắp bánh vít. Cái này có thể H7/f7 . Có thể di chuyển dễ dàng( có thể ý đồ người thiết kế dùng để điều chỉnh, lắp trục ví vào cho dễ)
2 vị trí ngoài cùng. H7/h7 cái này mình chịu .
Nói thêm xíu về kích thước then: Dung sai kích thước then cũng quan trọng. Đều được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn Iso. Bạn xuất bản kích thước bề rộng của then 14. Mà đóng ngoặc. Hiểu nôm na là kích thước tham khảo. Sau khi gia công những kích thước này không cần kiểm
> có sai hỏng bạn đi mà mài.
Trên là một số ý kiến cá nhân của mình. Chắc chắn có sai sót. Xin mọi người chỉ giúp.
ở vị trí then mà a nói người ta dùng để lắp cái vongd đệm này a nak

mà anh ơi sao ở kích thước bề rộng then em đâu có đóng ngoặc đâu anh.
 
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

ở vị trí then mà a nói người ta dùng để lắp cái vongd đệm này a nak

mà anh ơi sao ở kích thước bề rộng then em đâu có đóng ngoặc đâu anh.
Rãnh then dài vậy mà lắp cái vòng mỏng vậy? Chỗ này chắc lắp gộp với bánh vít mà bạn nói, mình cũng đoán như thế này nhá, Chỗ nào có then, chắc là lắp bánh vít hoặc bánh răng hoặc Puli, chỗ nào lắp như vậy chắc chắn là lắp lỏng. Lắp lỏng thì bạn chọn đc miền dung sai ưu tiên chứ?
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

ở vị trí then mà a nói người ta dùng để lắp cái vongd đệm này a nak
mà anh ơi sao ở kích thước bề rộng then em đâu có đóng ngoặc đâu anh.
Cái này dùng để lắp cố định ổ bi. Đi kèm với nó là một đai ốc.
Vậy chắc lắp nó bên phải rồi. Phía trục có ren.
 
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

Cái này dùng để lắp cố định ổ bi. Đi kèm với nó là một đai ốc.
Vậy chắc lắp nó bên phải rồi. Phía trục có ren.
Chuẩn rồi bạn nhjkjeu, lai cho bạn, cái vòng đấy để chống đai ốc không bị lỏng ra trong quá trình sử dụng
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

hjhj.2 anh nói đúng rồi đấy.ở đó có sử dụng 2 đai ốc M39x1.5 á
 
Author
Ðề: Căn cứ vào đâu để lựa chọn dung sai và cấp chính xác cho chi tiết?

em đọc sách dung sai thấy ghi như thế này thì đây có phải là những khái niệm cơ bản nhất đẻ lựa chọn dung ai không mấy anh
 
Top