Cho em hỏi về cách lắp bu lông, đai ốc và vòng đệm

Status
Not open for further replies.
E

englsolid

Bạn tham khảo bản vẽ một chiếc bu lông này nhé, nó là 1 trong những loại bên mình đang sử dụng.



1. Vòng đệm của nó 4mm có được coi là mỏng?
2. Đường kính ngoài của vòng đệm xấp xỉ với mặt tiếp xúc của bu lông (34mm và 32mm) -> phân bố tải trọng gần như không có tác dụng gì nhé.
3. Nếu để chống cào xước khi vặn đai ốc thì vòng đệm phải được lắp ở đầu đai ốc (có phải ý bạn như vậy?) -> Vòng đệm ở đây được lắp sẵn trên bu lông nên nó được lắp ở đầu bu lông. Khi vặn đai ốc thì đầu bu lông không xoay nên không thể tạo ra xước bề mặt -> Vòng đệm ở đây là thừa?
4. Nếu bạn không tin vòng đệm lắp ở đầu bu lông thì bạn ghé qua gara ô tô nào đó xem có cái vòng đệm nào được lắp phía đầu đai ốc không nhé.

P/S: hình như bạn viết nguyên xi những gì có trong sách giáo khoa thì phải, hihihi.
tieubu làm gì giải thích nhiều thế nhỉ. cứ tháo các chi tiết ra, chẳng cần oto là gì cho mệt. bạn cứ có cái máy cơ khí nào tháo ra biết nó ở đầu nào
 
N

nmcuong

Bạn tham khảo bản vẽ một chiếc bu lông này nhé, nó là 1 trong những loại bên mình đang sử dụng.



1. Vòng đệm của nó 4mm có được coi là mỏng?
2. Đường kính ngoài của vòng đệm xấp xỉ với mặt tiếp xúc của bu lông (34mm và 32mm) -> phân bố tải trọng gần như không có tác dụng gì nhé.
3. Nếu để chống cào xước khi vặn đai ốc thì vòng đệm phải được lắp ở đầu đai ốc (có phải ý bạn như vậy?) -> Vòng đệm ở đây được lắp sẵn trên bu lông nên nó được lắp ở đầu bu lông. Khi vặn đai ốc thì đầu bu lông không xoay nên không thể tạo ra xước bề mặt -> Vòng đệm ở đây là thừa?
4. Nếu bạn không tin vòng đệm lắp ở đầu bu lông thì bạn ghé qua gara ô tô nào đó xem có cái vòng đệm nào được lắp phía đầu đai ốc không nhé.

P/S: hình như bạn viết nguyên xi những gì có trong sách giáo khoa thì phải, hihihi.
Những gì mình đã nói ở trên là trường hợp cơ bản nhất, mang tính tổng quát. Đúng. Đó là những kiến thức rất cơ bản đã được viết trong sách, không phải viết cho trường hợp ngoại lệ nào cả. Trong thực tế còn có rất nhiều điều chúng ta chưa thể biết hết được. Vì thế mà chúng ta cần có nhiều trải nghiệm thực tế.
Cảm ơn bạn về ví dụ đã đưa ra ở trên, quả thật nó rất thú vị.
Ví dụ bạn này là một trường hợp ngoại lệ, qua bản vẽ mình có mấy ý kiến như sau:
Thứ nhất, theo mình hiều đây là vít (chi tiết giống như buloong, chỉ khác là đầu có ren được lắp vào chi tiết ghép chứ không phải được vặn vào đai ốc; nếu là buloong đai ốc thì chắc là bản vẽ của đai ốc cũng phải được kèm theo rồi), nên khi vặn thì đầu vít sẽ quay tương đối nên vòng đệm có tác dụng chống cào xước bề mặt chi tiết ghép là ko sai.
Thứ hai, vòng đệm như vậy thì việc phân bố tải trọng vẫn có tác dụng nhiều chứ. Chiều dày 4mm là khá lớn nhưng so với đường kính của nó thì vẫn có thể coi là mỏng chứ bạn. Khi xiết chặt vít nhờ vào biến dạng đàn hồi của vòng đệm thì cũng có tác dụng tạo lực căng phụ giữa buloong và chi tiết ghép nên tác dụng phòng lỏng là có.
Theo bạn vòng đệm trong trường hợp này có tác dụng gì?
Rất cảm ơn bạn đã có ý kiến trao đổi.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ví dụ bạn này là một trường hợp ngoại lệ, qua bản vẽ mình có mấy ý kiến như sau:
Thứ nhất, theo mình hiều đây là vít (chi tiết giống như buloong, chỉ khác là đầu có ren được lắp vào chi tiết ghép chứ không phải được vặn vào đai ốc; nếu là buloong đai ốc thì chắc là bản vẽ của đai ốc cũng phải được kèm theo rồi), nên khi vặn thì đầu vít sẽ quay tương đối nên vòng đệm có tác dụng chống cào xước bề mặt chi tiết ghép là ko sai.
Thứ hai, vòng đệm như vậy thì việc phân bố tải trọng vẫn có tác dụng nhiều chứ. Chiều dày 4mm là khá lớn nhưng so với đường kính của nó thì vẫn có thể coi là mỏng chứ bạn. Khi xiết chặt vít nhờ vào biến dạng đàn hồi của vòng đệm thì cũng có tác dụng tạo lực căng phụ giữa buloong và chi tiết ghép nên tác dụng phòng lỏng là có.
Theo bạn vòng đệm trong trường hợp này có tác dụng gì?
Rất cảm ơn bạn đã có ý kiến trao đổi.
Mình không rõ trong sách mà bạn đã học định nghĩa thế nào là vít và thế nào là bu lông nhưng theo bạn viết ở trên thì "không có đai ốc thì được gọi là vít? có đai ốc được gọi là bu lông? Kể cả trường hợp người ta tarô ren thẳng vào chi tiết để thực hiện mối ghép bu lông hoặc đai ốc đã được hàn cứng vào bên phía chi tiết thì cũng được gọi là vít? Bạn giải thích chỗ này giúp mình nhé, mình chưa hiểu rõ.
Ví dụ mình đưa ra cho bạn xem là bản vẽ bu lông đấy, phần đai ốc cũng là một bản vẽ riêng biệt chứ không vẽ cùng vào vì với một cái M14 với độ dài khác lại phải vẽ thêm 1 cái đai ốc giống như thế nữa thì bên mình không làm vì làm công việc thừa không cần thiết.
Còn vấn đề bạn hỏi mình tác dụng của vòng đệm là gì thì bạn đã trả lời giúp mình rồi, ở ngay bên trên đó, và xem lại bài viết bên trên giúp mình. Và theo ý bạn thì vòng đệm nên lắp ở đầu bu lông hay đai ốc, hay bắt buộc phải lắp ở cả hai đầu (để chống cào xước)?
 
N

nmcuong

Mình không rõ trong sách mà bạn đã học định nghĩa thế nào là vít và thế nào là bu lông nhưng theo bạn viết ở trên thì "không có đai ốc thì được gọi là vít? có đai ốc được gọi là bu lông? Kể cả trường hợp người ta tarô ren thẳng vào chi tiết để thực hiện mối ghép bu lông hoặc đai ốc đã được hàn cứng vào bên phía chi tiết thì cũng được gọi là vít? Bạn giải thích chỗ này giúp mình nhé, mình chưa hiểu rõ.
Ví dụ mình đưa ra cho bạn xem là bản vẽ bu lông đấy, phần đai ốc cũng là một bản vẽ riêng biệt chứ không vẽ cùng vào vì với một cái M14 với độ dài khác lại phải vẽ thêm 1 cái đai ốc giống như thế nữa thì bên mình không làm vì làm công việc thừa không cần thiết.
Còn vấn đề bạn hỏi mình tác dụng của vòng đệm là gì thì bạn đã trả lời giúp mình rồi, ở ngay bên trên đó, và xem lại bài viết bên trên giúp mình. Và theo ý bạn thì vòng đệm nên lắp ở đầu bu lông hay đai ốc, hay bắt buộc phải lắp ở cả hai đầu (để chống cào xước)?
Chào tieubu01, cần phân biệt giữa vít và bu lông thế này: Bản thân vít và bu lông khi đứng độc lập (chưa lắp ghép) thì không khác nhau là mấy (nếu chúng được dùng để ghép cùng một mối ghép thì chỉ khác nhau về chiều dài bu lông (vít), chiều dài phần ren) nhưng khi lắp ghép thì vít được bắt ren trực tiếp với chi tiết ghép, còn bu lông ăn ren với đai ốc. Kể cả trường hợp đai ốc khi được hàn cứng vào chi tiết thì khi đó đai ốc đó và chi tiết ghép là 1 chi tiết rồi khi đó vẫn coi bu lông là vít ăn ren với chi tiết ghép. Rõ ràng rằng muốn lắp ghép: đối với vít thì phải vặn vít (hay bu lông), nhưng đối với bu lông ta có thể vặn đai ốc và cố định bu lông hoặc ngược lại giữ đai ốc và vặn bu lông, hoặc đồng thời vặn cả đai ốc cũng như bu lông đúng không. Vít nói chung dùng thường được dùng trong trường hợp là chi tiết ghép quá dày, ít phải tháo lắp (tháo lắp nhiều dễ gây hỏng ren trên chi tiết ghép). Bu lông - đai ốc thường dùng trong trường hợp chi tiết ghép không quá dày lại thường xuyên phải tháo lắp.

Còn việc chống cào xước thì tùy thôi, mình cứ suy luận thế này: nếu là vít thì buộc phải lắp vòng đệm ở phía đầu vít rồi; nếu là bu lông thì có 3 trường hợp lắp ở đầu đai ốc, lắp ở đầu bu lông hay ở cả hai đầu thì tùy xem ta vặn gì như phân tích ở trên. Thường thì lắp ở đầu đai ốc, tất nhiên nhiều trường hợp đặc biệt hoặc đôi khi người lắp không quan tâm đến vai trò của vòng đệm thì ko thể bàn cãi được.

Ví dụ bạn đưa ra đó là bu lông, vòng đệm và không cần kèm theo đai ốc thì đai ốc đó là tiêu chuẩn theo M14 rồi. Nhưng vòng đệm đó sẽ lắp ở đầu nào thì nhìn trên bản vẽ ta chưa biết được đúng không, bạn là người làm trực tiếp thì rõ nó lắp ở đầu nào. Nhưng ở chỗ bạn làm mà lắp vòng đệm ở đầu bu lông chắc hẳn có mục đích gì đó chứ, mình chưa hiểu được. Bạn xem lại có gì mình trao đổi tiếp nhé.
Thanks
 

TAMAC

Active Member
Thực tế nơi tôi làm việc thì thấy các mối ghép dùng bu lông đai ốc đều phải có vòng đệm, thường vòng đệm được để ở đầu nào quay xiết không nhất thiết là đầu bu lông hay đai ốc, một thực tế là nếu có vòng đệm thì khi dùng dụng cụ vặn, xiết cũng dễ hơn vì được cách bề mặt chi tiết
 
Lượt thích: umy
N

nmcuong

Tôi nhất trí với điều đó. Đó chính là vai trò của vòng đệm như anh em vẫn bàn.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
@nmcuong: bạn tham khảo thêm bài của bác DCL nói về vít và bu lông nhé.
http://meslab.org/mes/archive/index.php?t-3011.html
Nếu không phân biệt được rõ ràng vít và bu lông thì trên bản vẽ chi tiết bạn sẽ không ghi được tên chi tiết.
Ví dụ: cùng một cái bu lông M14x140 tôi lắp ở hai chỗ trên máy, 1 chỗ lắp với chi tiết, một chỗ lắp với đai ốc, trên bản vẽ tôi phải ghi tên chi tiết đấy thế nào? Trên bản vẽ lắp tôi phải ghi tên chi tiết như thế nào?
Bạn nhìn trên bản vẽ đó mà không hiểu được vòng đệm lắp ở đầu nào à? Chứng tỏ bạn có đọc được bản vẽ đâu. Bu lông M14, đường kính trong của vòng đệm 13.3 -> tháo làm sao được vòng đệm ra để lắp sang đầu đai ốc?
Học là một chuyện, nếu bạn chịu khó đi thực tế thì bạn sẽ hiểu được. Nếu bạn không đi quan sát thực tế và đưa ra các dẫn chứng cụ thể thì nên dừng bàn luận tại đây.

@lehai: Sản phẩm chỗ bạn làm là gì vậy? để khi có điều kiện mình sẽ tham khảo thêm. Bên mình thì các mối ghép bu lông được chuẩn hoá theo nguyên tắc: Vòng đệm đặt ở đầu bu lông, xiết thì xiết đai ốc, những chỗ không thể làm được theo nguyên tắc đó thì phải thông qua phòng kỹ thuật lắp ráp mới được phép đưa vào sản xuất.
 
N

nmcuong

@nmcuong: bạn tham khảo thêm bài của bác DCL nói về vít và bu lông nhé.
http://meslab.org/mes/archive/index.php?t-3011.html
Nếu không phân biệt được rõ ràng vít và bu lông thì trên bản vẽ chi tiết bạn sẽ không ghi được tên chi tiết.
Ví dụ: cùng một cái bu lông M14x140 tôi lắp ở hai chỗ trên máy, 1 chỗ lắp với chi tiết, một chỗ lắp với đai ốc, trên bản vẽ tôi phải ghi tên chi tiết đấy thế nào? Trên bản vẽ lắp tôi phải ghi tên chi tiết như thế nào?
Bạn nhìn trên bản vẽ đó mà không hiểu được vòng đệm lắp ở đầu nào à? Chứng tỏ bạn có đọc được bản vẽ đâu. Bu lông M14, đường kính trong của vòng đệm 13.3 -> tháo làm sao được vòng đệm ra để lắp sang đầu đai ốc?
Học là một chuyện, nếu bạn chịu khó đi thực tế thì bạn sẽ hiểu được. Nếu bạn không đi quan sát thực tế và đưa ra các dẫn chứng cụ thể thì nên dừng bàn luận tại đây.

@lehai: Sản phẩm chỗ bạn làm là gì vậy? để khi có điều kiện mình sẽ tham khảo thêm. Bên mình thì các mối ghép bu lông được chuẩn hoá theo nguyên tắc: Vòng đệm đặt ở đầu bu lông, xiết thì xiết đai ốc, những chỗ không thể làm được theo nguyên tắc đó thì phải thông qua phòng kỹ thuật lắp ráp mới được phép đưa vào sản xuất.
Bài của bác DCL mình đã xem từ trước rồi, DLC phân biệt vít cấy và bu lông, nhưng giữa bu lông và vít theo bác ấy trong một số trường hợp vẫn là một, mình không hoàn toàn tán thành. Vít cấy và bu lông thì hoàn toàn khác nhau ko dễ bị nhầm lẫn như vít và bu lông.
Mình có thể ít được tiếp xúc và quan sát thực tế hơn bạn vì thế mà mình đã phải xem lại một số sách về chi tiết máy phần mối ghép ren để phân biệt bu lông và vít, mình xin trích một phần về khái niệm của bu lông và vít để làm rõ hơn (GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệp, CHI TIẾT MÁY TẬP 1, Nhà xuất bản ĐH & GDCN, 1991; Hoàng Hồng, Nguyễn Thanh Xuyên, Ngô Minh Đức, CHI TIẾT MÁY, NXB ĐH & GDCN, 1983; Vũ Ngọc Pi, Trần Thọ, Nguyễn Thị Quốc Dung, Nguyễn Thị Hồng Cẩm, CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, 2001), tất cả đều có chung nội dung:
1. Bu lông: là một thanh trụ tròn, một đầu có mũ, thường có có sáu cạnh hoặc hình vuông hoặc các hình khác, đầu kia có ren vặn với đai ốc.
2. Vít: vít khác với bu lông ở chỗ là đầu có ren không vặn vào đai ốc mà vặn trực tiếp vào lỗ ren của chi tiết máy được ghép.... Đầu vít có nhiều kiểu: hình vuông, sáu cạnh hoặc có rãnh để vặn vít...

Trên bản vẽ nếu là bu lông thì bản vẽ phải gồm cả bu lông + đai ốc đi kèm, nếu là vít thì chỉ là vít thôi. Khi sử dụng việc vất bỏ đai ốc đi chỉ dùng bu lông làm vít thì đó là do người sử dụng (không ai ghi trên bản vẽ cả).
Mình công nhận học là một chuyện thực tế thì rất đa dạng nhưng bạn nên thừa nhận rằng thực tế viết lên sách chứ sách không thể viết lên thực tế.

Sorry vì không để ý đến đường kính trong của vòng đệm, bị nói là không đọc được bản vẽ mình thấy bị tự ái quá, lần sau sẽ xem kỹ hơn. Tuy nhiên điều đó làm mình thắc mắc là vòng đệm được đưa vào phía đầu bu lông chắc không phải bằng cách thông thường vì đường kính phần ren M14 > đường kính vòng trong của đệm 13.3, phải có gì đặc biệt ở đây phải không? Chỗ bạn làm bu lông này bạn giúp mình hiểu thêm nhé.

Bạn nói: "Bên mình thì các mối ghép bu lông được chuẩn hoá theo nguyên tắc: Vòng đệm đặt ở đầu bu lông, xiết thì xiết đai ốc, những chỗ không thể làm được theo nguyên tắc đó thì phải thông qua phòng kỹ thuật lắp ráp mới được phép đưa vào sản xuất". Mình nghĩ chắc chắn phải có lí do gì đó? Bạn giải đáp hoặc hỏi phòng kỹ thuật lắp ráp giúp nhé?
Rất cảm ơn bạn đã trao đổi, mình công nhận là bản thân còn thiếu nhiều không những về kiến thức thực tế mà cả lý thuyết nữa.
 

TAMAC

Active Member
Ở đây đang bàn đến mối ghép bu lông và đai ốc thông thường, với vòng đêmk rời, Tieubu lại đưa ra bu lông đậc biệt đã được chuẩn hóa tức là ở chỗ bạn làm chúng được dùng với số lượng rất nhiều với chi tiết đặc biệt mà bạn không nêu ra. các bu lông có liền vòng đệm chế tạo sẽ khó hơn. giá tiền cúng cao hơn bu lông thông thường, mục đích dùng để người sử dụng không thể quên hoặc bỏ vòng đệm không lắp, tôi chắc ở chỗ Tieubu làm còn quy định cả việc bu lông phải lắp vào từ bên phải hoặc bên trái của lỗ phải lắp. Tieubu nên lưu ý khi tranh luận nên dùng từ nhẹ nhàng, cùng dân kỹ thuật với nhau chúng ta hãy theo đúng khẩu hiệu của Mes là đoàn kết, thân thiện...
 

TYA

Well-Known Member
Chưa có vị nào nói đủ vai trò vòng đệm cả(vòng đệm phẳng cho đơn giản nhé).
1. Giảm xước, giảm ứng xuất tiếp xúc. Ghép các vật liệu nhựa, nhôm, đồng, thép mềm... không thể không dùng

2. Làm khâu bù giản nở nhiệt cho mối ghép, chống đứt gãy do giãn nhiệt. Không thể thiếu cho các mối ghép làm việc ở nhiệt độ cao và thay đổi (vd nắp xy lanh xe máy, ô tô). Khi đó thường chế bằng hợp kim đồng.

3. Tính thay thế khi mòn, chức năng này không nhất thiết phải có.

Cuối cùng, nó lắp vào đầu phía đai ốc hay bulong còn tùy điều kiện lắp ráp trong từng trường hợp =>cái ông tuyển dụng hỏi thế mà chắc gì đã nghĩ ra hết đáp án !

Về bulong khác vít thế nào thì :
-Bulong có mũ+cổ+thân+phần ren
Cổ và thân có thể là một nhưng KHÔNG có ren! Đó là phần lắp ráp lỏng với lỗ của 1 trong hai chi tiết ghép

Nhưng đầu có ren của bulong vặn vào đai ốc hoặc vặn vào 1 trong hai chi tiết (có ren) không sao cả.

- Vít có mũ +cổ + phần thân.
Thân vit có ren toàn chiều dài ! Cổ có thể cũng có ren hoặc cổ trơn và nhỏ hơn 1 chút (bền đều)
Vit ghép không cần đai ốc.

Có loại này người vn hay gọi là bulong mà thực chất là vít : hexagon socket set screw (vít cấy đầu lõm lục giác)
 

TYA

Well-Known Member
Vòng đệm là chi tiết được làm bằng thép mỏng được đặt giữa đai ốc và chi tiết máy ghép, nó có tác dụng bảo vệ bề mặt chi tiết máy khỏi bị cào xước khi vặn đai ốc (bình thường người ta vặn đai ốc, nếu các bạn để ý thông thường 2 bề mặt của vòng đệm có độ nhẵn khác nhau, bề mặt có độ nhẵn cao hơn sẽ được lắp tiếp xúc với đai ốc, bề mặt còn lại thì tiếp xúc với chi tiết máy.........


Phân biệt nhám không nhám cách nào đây ?
Vòng đệm chế tạo theo pp đột, nên mặt "nhẵn" hơn bạn nói là mặt trên khi dập (không chạm cối đột), nó không phẳng (vòm ở mép) nên phải quay nó vào phần đai ốc - mặt kia phẳng hơn quay vào chi tiết lắp ráp.

khi vòng đệm được mài thì mặt phẳng thường được mài, khi đó nó còn nhẵn hơn mặt kia (mặt vòm)
 
N

nmcuong

Cảm ơn mọi người về những ý kiến đã đưa ra. Tổng kết lại, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát và đồng thời cũng cụ thể rõ ràng hơn về vấn đề mối ghép ren này.
 

TAMAC

Active Member
@TYA: Tôi thấy người ta hay gọi vít cấy đầu lõm lục giác là vít đầu chìm, còn loại vít cả 2 đầu đều có ren, ở giữa có rãnh vặn thì gọi là vít cấy, loại này hay thấy ở các hộp số máy.

==========
Hexaon soket head screw , bạn thấy tiếng nguyên gốc có ngon không? Nhiều từ kĩ thuật dịch sang tiếng Việt sẽ bị củ chuối do cố bám nguyên gốc, còn muốn không chuối thì lược bớt từ =>không rõ nghĩa (chẳng qua do hiểu về nó mà luận ra). Nếu vít đầu chìm có 4 cạnh(sẽ có) không lẽ cũng chỉ gọi là "vít đầu chìm".
Bài trước tớ gõ thừa chữ "set" ở tên vít.
Còn có Hexaon soket countersink head screw có lẽ không dịch nổi mất
Lạm bàn chút
 
Last edited by a moderator:
hehe! kiến thức rất cơ bản. Khi bạn lắp đai ốc vào thì bạn mong muốn là nó không tuôt ra, do đó bạn sử dụng vòng đệm. Mục đích của vòng đệm là tăng lực ma sát do tăng diện tích tiếp xúc ( còn đệm vênh thì tăng lực ma sát do tăng cả lực nén nữa ).
Còn tại sao lại lắp ở phía đai ốc? bạn thử nghĩ xem nếu mối ghép bulong-đai ốc tuột ra thì là do phần nào ? hehe....
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nên liên hệ với mấy nhà cung cấp dụng cụ cầm tay ấy, họ có cả bề dầy kinh nghiệm hàng chục năm về mối ghép bulong - đai ốc đấy !
 
Lượt thích: umy
hehe! kiến thức rất cơ bản. Khi bạn lắp đai ốc vào thì bạn mong muốn là nó không tuôt ra, do đó bạn sử dụng vòng đệm. Mục đích của vòng đệm là tăng lực ma sát do tăng diện tích tiếp xúc ( còn đệm vênh thì tăng lực ma sát do tăng cả lực nén nữa ).
Còn tại sao lại lắp ở phía đai ốc? bạn thử nghĩ xem nếu mối ghép bulong-đai ốc tuột ra thì là do phần nào ? hehe....
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nên liên hệ với mấy nhà cung cấp dụng cụ cầm tay ấy, họ có cả bề dầy kinh nghiệm hàng chục năm về mối ghép bulong - đai ốc đấy !
- Nói chưa đủ mà còn sai nữa: các bài post trên cung cấp khá đủ ( nói thẳng đủ dùng ) về lắp ghép bu lông - đai ốc - vòng đệm. Nếu bạn nói mong muốn không tuột ra thì đúng nhưng chưa đủ, vậy trường hợp lỗ lắp bu lông có kích thước lớn hơn tiêu chuẩn so với bu lông thì sao, lúc này ngoài việc không tuột còn thêm gì nữa!??....còn đệm vênh bác nói vậy cũng sai, đệm vênh có tính đàn hồi cao, cái vênh đó mục đích là gì, cách lắp như thế nào??? nếu bác biết rõ thì chắc không nói vậy.
- Còn câu hỏi "Còn tại sao lại lắp ở phía đai ốc? bạn thử nghĩ xem nếu mối ghép bulong-đai ốc tuột ra thì là do phần nào ? hehe...." thì có vẻ ngạo mạn quá...nên nhớ trong một số máy móc, thiết bị thì phần lớn vòng đệm được lắp cố định phía đầu bu lông ( không tháo vòng đệm này ra được! )
- "Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nên liên hệ với mấy nhà cung cấp dụng cụ cầm tay ấy, họ có cả bề dầy kinh nghiệm hàng chục năm về mối ghép bulong - đai ốc đấy" có liên quan không đây?? tôi từng làm 8 năm về xe máy, mà xe máy thì mối lắp ghép bằng bu lông đai ốc là chủ yếu, tôi cũng 4 năm chuyên đi mua bu lông đai ốc, các thiết bị cầm tay như máy mài, máy khoan, máy vặn bulong, đai ốc...nhưng chưa thấy nhà cung cấp nào nói về vấn đền này.
PS: nếu có bạn nào học cơ khí động lực năm 4 thì có học về vấn đề này rất rõ!
To bạn TYA: vòng đệm được gia công bằng phương pháp dập đột lỗ như bác nói, còn về mặt nhám hay không nhám thì căn bản vòng đệm được dập từ thép tấm đen thì riêng thép tấm loại này đã có hai mặt khác nhau: bên láng bên nhám.
To bạn lehai: cái bạn nói vít đầu chìm mình nghĩ từ này không chính xác lắm vì lâu nay loại bu lông có đầu tròn + trong đầu có lỗ hình lục giác chìm xuống tụi mình thường gọi là bulông lục giác chìm ( chỗ mình hay sử dùng để lắp ráp đồ gá )
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Trích:
To bạn TYA: vòng đệm được gia công bằng phương pháp dập đột lỗ như bác nói, còn về mặt nhám hay không nhám thì căn bản vòng đệm được dập từ thép tấm đen thì riêng thép tấm loại này đã có hai mặt khác nhau: bên láng bên nhám.
---------
Đồng ý với bạn là hai mặt có độ nhám khác nhau nhưng tôi lại đồng ý với TYA, lúc lắp ráp không thể yêu cầu người thợ nhìn xem mặt nào nhám để mà xoay cho đúng mặt mà yêu cầu lúc dập đột lỗ phải quay đúng mặt. Lúc đó mép của vòng đệm bị cong lên (bavia) phía mặt nhám, mắt thường dễ nhận biết và đúng mặt bavia hướng ra ngoài chi tiết lắp ghép.
 
- Nói chưa đủ mà còn sai nữa: các bài post trên cung cấp khá đủ ( nói thẳng đủ dùng ) về lắp ghép bu lông - đai ốc - vòng đệm. Nếu bạn nói mong muốn không tuột ra thì đúng nhưng chưa đủ, vậy trường hợp lỗ lắp bu lông có kích thước lớn hơn tiêu chuẩn so với bu lông thì sao, lúc này ngoài việc không tuột còn thêm gì nữa!??....còn đệm vênh bác nói vậy cũng sai, đệm vênh có tính đàn hồi cao, cái vênh đó mục đích là gì, cách lắp như thế nào??? nếu bác biết rõ thì chắc không nói vậy.
- Còn câu hỏi "Còn tại sao lại lắp ở phía đai ốc? bạn thử nghĩ xem nếu mối ghép bulong-đai ốc tuột ra thì là do phần nào ? hehe...." thì có vẻ ngạo mạn quá...nên nhớ trong một số máy móc, thiết bị thì phần lớn vòng đệm được lắp cố định phía đầu bu lông ( không tháo vòng đệm này ra được! )
- "Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này bạn nên liên hệ với mấy nhà cung cấp dụng cụ cầm tay ấy, họ có cả bề dầy kinh nghiệm hàng chục năm về mối ghép bulong - đai ốc đấy" có liên quan không đây?? tôi từng làm 8 năm về xe máy, mà xe máy thì mối lắp ghép bằng bu lông đai ốc là chủ yếu, tôi cũng 4 năm chuyên đi mua bu lông đai ốc, các thiết bị cầm tay như máy mài, máy khoan, máy vặn bulong, đai ốc...nhưng chưa thấy nhà cung cấp nào nói về vấn đền này.
PS: nếu có bạn nào học cơ khí động lực năm 4 thì có học về vấn đề này rất rõ!
To bạn TYA: vòng đệm được gia công bằng phương pháp dập đột lỗ như bác nói, còn về mặt nhám hay không nhám thì căn bản vòng đệm được dập từ thép tấm đen thì riêng thép tấm loại này đã có hai mặt khác nhau: bên láng bên nhám.
To bạn lehai: cái bạn nói vít đầu chìm mình nghĩ từ này không chính xác lắm vì lâu nay loại bu lông có đầu tròn + trong đầu có lỗ hình lục giác chìm xuống tụi mình thường gọi là bulông lục giác chìm ( chỗ mình hay sử dùng để lắp ráp đồ gá )
Rất hoan ngênh bạn đã rất thẳng thắn.
Trướng tiên xin hỏi bạn có 8 năm kinh nghiệm về xe máy là làm cho hãng nào vậy ? bạn thường sử dụng máy xiết bulong của hãng nào ?
Sau tôi xin giải thích với bạn một số vấn đề sau :
1 - "Nếu bạn nói mong muốn không tuột ra thì đúng nhưng chưa đủ, vậy trường hợp lỗ lắp bu lông có kích thước lớn hơn tiêu chuẩn so với bu lông thì sao", rất hay vì bạn đã cho một ý tưởng mới trong thiết kế vì từ trước đến giờ không nhà thiết kế nào làm giống bạn cả, vì như thế sẽ làm giảm tuổi thọ của mối ghép bulong đi rất nhiều.
2 - Còn đệm vênh, chính có tính đàn hồi nên sau khi xiết lực đàn hổi của đệm vênh sẽ giữ cho lực ma sát của các bề mặt ren và giữa các bề mặt tiếp xúc khác được ổn định - có tính chất phỏng lỏng cho mối ghép.
Còn về nhà cung cấp dụng cụ cầm tay bạn có thể liên hệ với các hãng như URYU và Atlat copco, về nghiên cứu mối ghép ren họ có cả một kho tư liệu nghiên cứu hàng chục năm. Mình cũng có một số tài liệu nếu bạn nào cần gửi cho mình email, mình sẽ gửi cho.

Than ôi! người quân tử khi đọc sách phải hiểu được hàm ý sâu xa và ý nghĩa thực tế hàm chứa trong đó, còn bọn hủ nho thì chỉ ngồi luận câu bẻ chữ để suy ra tán vào. Những con ếch ngồi trong đáy giếng ngỡ mình nhìn thấy cả bầu trời !
Tài hạ văn dốt võ dát, thiển ý nông cạn mong mọi người bỏ qua để cùng hợp sức xây dựng diễn đàn, chứ cứ tức cú hay mưu cầu lợi riêng, tôi nghĩ diễn đàn này sẽ suy tàn mất ....!!!
 
E

englsolid

tôi đồng ý với ý kiến của vnnewcentery, nếu lỗ để lắp bu lông mà rộng hơn bu lông thì vô hình chung bạn sẽ cho mối ghép di chuyển - dẫn đến rất nhiều vấn đề, mà vấn đề ở đây muốn nhắc đến là bu lông (đang hỏi về bu lông mà). hay nói cách khác là với ý tưởng của bạn(tuantule), bạn lên mở công ty sản xuất bu lông - đai ốc luôn để cung cấp cho người sử dụng.(bu lông rất nhanh hỏng do bị cắt)
còn đệm vênh, bạn nhìn xem có giống lò xo bị cắt ngắn đi không (do đó nó có tính chất đàn hồi). vì vậy mà nó làm cho mối ghép giữa bu lông - đai ốc thêm chặt
 
N

nmcuong

Ko ngờ chủ đề bu lông đai ốc lại được nhiều người quan tâm và bàn luận sôi nổi thế. Vấn đề này mình cũng đã tham gia bàn luận nhiều rồi hôm nay chỉ có một ý kiến nhỏ mà mọi người đang nói đến:
trường hợp lỗ lắp bu lông có kích thước lớn hơn tiêu chuẩn so với bu lông”. Theo mình thì đây là trường hợp mối ghép bu lông có khe hở, là trường hợp khá phổ biến chứ có gì lạ đâu mà mọi người lại cười và cho là “ý tưởng mới trong thiết kế”.
Mối ghép bu lông có thể lắp có khe hở (đường kính bu lông < đường kính lỗ lắp) hoặc không có khe hở (đường kính bu lông = đường kính lỗ lắp, có thể lắp có độ dôi hoặc lắp trung gian) tuỳ theo yêu cầu cụ thể của mối ghép. Ghép có khe hở có ưu điểm là đơn giản hơn, dễ chế tạo (do không yêu cầu cao về dung sai kích thước, độ nhám của lỗ cũng như thân bu lông), dễ lắp ráp hơn (vì có khe hở) nên chi phí sẽ giảm hơn. Còn ghép không có khe hở thì ngược lại yêu cầu cao hơn về chế tạo lỗ cũng như bu lông nhưng chất lượng tốt hơn nhiều: khả năng tải cao hơn, chắc chắn và làm việc tin cậy cao hơn (truyền lực bằng cả ma sát và gây ứng suất trong thân bu lông), có thể dùng để định vị 2 chi tiết ghép (có tác dụng như chốt định vị).
 
- Học trong trường lớp thì mọi vấn đề phải theo logic và lập luận có tính khoa học...thực tế áp dụng thì nhiều lúc nó lại khác. Có nhiều vấn đề khi ra thực tế lại khác, người thực hiện ( thợ lành nghề ) đôi lúc áp dụng thì người thiết kế thấy nó có vẻ thiếu cơ sở hoặc là sai nhưng ngược lại nó lại đúng. Nếu người thiết kế có sự tìm tòi, tìm hiểu thì sẽ thấy nó lại đúng. Điều này nghĩa là đôi lúc kiến thức sách vở chỉ đúng nhưng chưa đủ, vì vậy cần có thêm sự va chạm với thực tế.
To vnnewcentury và englsolid:
vấn đề 1: cái này bạn chưa thấy nên có thể bạn chưa biết.
vấn đề 2: đệm vênh có tính đàn hồi vậy bạn có thể giải thích phần vênh của vòng đệm từ trái sang phải, nếu từ phải sang trái được không? ( nếu quay miệng vòng đệm lên trên ), bạn có thể nêu vòng đệm vênh làm việc như thế nào được không?
còn bạn hỏi về việc tôi làm hãng xe máy nào thì ngoài các hãng honda, yamaha...bạn có biết có bao nhiêu nhà máy lắp ráp xe trung quốc, hàn quốc không. Ngoài ra các hãng sản xuất dụng cụ cầm tay thì khi đi mua hàng mình chỉ thấy thông dụng các loại makita, bosch, kawasaki, gison, daikoku, puncham, yunica..
PS: một sự lý giải nếu đưa ra nếu còn thiếu hoặc người đọc cảm thấy sai thì luôn luôn có sự đòi hỏi giải thích thêm. Kiến thức là vô hạn nên trên diễn đàn sự thảo luận, tranh luận thì mục đích cuối là nâng cao kiến thức! Nếu chỉ vì tranh luận về một chủ đề trong hàng vạn vấn đề của cuộc sống mà vnnewcentury đã đưa ra hai câu bình cuối cùng trong bài viết của bác thì tôi cũng đã rõ bác như thế nào rồi!
 
Status
Not open for further replies.
Top