Cần tìm hiểu về cán ống.

  • Thread starter hoangbk10
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Tất cả các loại ống dẫn dầu cũng như khí đốt đều sử dụng ống không hàn nhờ ưu điểm vượt trội của nó. Tuy nhiên do cán ống không hàn đòi hỏi đầu tư lớn, kĩ thuật cao nên cho đến nay nước ta vẫn chưa có .
Pác nói thế nào chứ Việt nam đã có máy cán ống rồi!!
Nhà máy ống đồng Toàn Phát ( Phối nối A, Hưng Yên) thuộc Tập đoàn Hoà phát! khánh thành năm 2007 và đã đi vào sản xuất!!
Nguyên lý thì như bác nói, phôi đồng ban đầu hình tròn đã có lỗ sẵn. Được ủ trong lò đên nhiệt độ nhất định và mang ra cán!
 
V

vuhungminh

Author
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Tôi có biết qua về công nghệ cán ống hàn trong nước xin đóng góp ý cho các bạn tham khảo
Công nghệ cán ống thép có mối hàn,cơ bản gồm các bước như sau:
1-Pha băng từ thép cuộn đúng yêu cầu kích thước ống càn sản xuất.Thiết bị máy pha(xả)băng.
2-Thép băng đó được đưa vào máy cán ống.Tùy theo kích cở ống,máy cán ống gồm nhiều bệ khuôn(thông thường có từ 10 đến 12 bệ,trên đó những con lăn được ráp xen kẻ nhau tạo thành 2 hướng cán
a-hướng cán thẳng từ trên xuống,thường các con lăn ký hiệu từ F1TB đến F12TB(tùy máy)
b-Hướng cán theo phương ngang,con lăn ký hiệu từ S1 đến S16 hoặc có thể hơn(tùy máy)
Để cán định hình ống thép,máy cán chia làm 2 phần Phần đầu có nơi gọi là dàn chỉnh hình(dàn cuốn tròn)tạo ra ống có dạng tương đối tròn và dàn định hình sẽ định hình chính xác kích thước ống.
Băng thép sau khi được dàn cuốn tròn ,2 mép băng được gia nhiệt (phương pháp gia nhiệt dùng cao tần)đố đỏ và được ép
cho dính lại nhờ các con lăn ngang;mặt ngoài đường hàn sẽ được bào nhẵn.Sau đó ống chạy tới dàn định hình để định đúng kích cở.Tùy theo yêu cầu,nếu sản xuất ống tròn,vuông,chữ nhật,ống oval,chữ D,lục giác hay bất kỳ dạng nào,người ta sẽ ráp những con lăn định hình tương ứng.
Phần cuối cùng ống được cắt theo chiều dài định trước.và được đưa ra giá để ống.Công nhân sẽ bó lại
Theo mô tả trên,dây chuyền cán ống của các công ty trong nước là bán tự động.
Để sản xuất được ống thép,một nhà máy tối thiểu phải có :
-Máy pha băng
-Máy cán
-Các bộ con lăn cán các quy cách ống
-Các thiết bị phụ trợ:máy công cụ để sửa chữa máy,và quan trọng để sửa chữa các con lăn.
Sơ đồ máy,và sơ đồ bố trí con lăn có thể như sau:
Dàn cuốn(chỉnh hình)
1-F1TB
2-S1
3-F2TB
4-S2
5-F3TB
6-S3
7-F4TB
8-S4
9-F5TB
10-S5
11-F6TB
12-S6
13-F7TB
14-S7,S8:Con lăn hàn
Dàn định hình
0-S9
1-F8TB
2-S10
3-F9TB
4-S11
5-F10TB
6-S12
7-F11TB
8-S13
9-F12TB
10-TH(nằn thẳng)
11-S14
-Cắt ống
Tùy theo nhà sản xuất sơ đồ máy và con lăn có thể khác nhau chút ít,nhưng cơ bản giống như trên.
 
V

vuhungminh

Author
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Qua các ý kiến trao đổi của các bạn tôi xin đóng góp một số điểm sau:
Công nghệ cán ống có thể tạo ra 2 loại ống
1-Ống không mối hàn(thường người ta gọi là ống đúc)
2-Ống hàn: thường có 2 dạng đường hàn

-Đường hàn thẳng
-Đường hàn xoắn ôc
Theo cách gọi ống thép đúc thì có nghĩa là thép nấu chảy và đúc thành ống (phương pháp đúc ly tâm)
,nhưng công nghệ này theo tôi biết cách đây khoảng 30-40 năm trước còn sử dụng.Hiện nay người ta
dùng phương pháp cán ống thép không hàn như bạn "tieubu" diễn tả. Riêng các loại ống bằng gang còn dùng phương pháp đúc.
Về đường kính ngoài(Otuside Diameter-OD) và độ dày thành ống(Wall thickness-t)
có thể sản xuất theo tiêu chuẩn A S T M :OD sản xuất đến 650 mm độ dày lên đến #60mm ,ống nhỏ nhất có thể sản xuất khoảng trên dưới 2 mm độ dày 0.05-0.1 mm.
Hiên tại ở VN cán ống không mối hàn theo tôi biết chưa có thiết bị này tính tới thời điểm 4/2012.Riêng máy cán ống hàn xoắn ống đã có từ năm 1998(Do công ty Huy Hoàng nhập về đặt ở Long Thành)
Ngoài ra còn nhiều loại ống dùng trong các lãnh vực khác được quy định trong các tiêu chuẩn riêng như các tiêu chuẩn JIS(Nhật).KS(hàn quốc),BS( Anh)....
Ống thép mỏng nhất có thể sản xuất tại VN là 0.5mm(ống Inox 0.3mm`0.4mm) có quan hệ với đường kính ngoài.Vì ống càng lớn,độ dày càng nhỏ rất khó sản xuất và thực tế sử dụng không đảm bảo độ bền.
Các bạn có thể tham khảo câtlogue của các công ty chuyên sản xuất ống sẽ biết được khả năng sản xuất quy cách ống có độ dày cho từng loại ống
Về thuật ngữ ống là biên dạng khép kín gọi là ống.Có nhiều loại ống ví dụ như ống tròn,vuông,chữ nhật,chữ D,Oval,lục giác...gộp lại là các dạng ống đa giác lồi.Ngoài ra còn có loại ống đa giác lõm..Tất cả các loại ống sau khi hàn được cán trên dây chuyền cán ống tạo thành dạng tròn trước sau đó được hàn lại (thường là hàn cao tần) và cán ra các biên dạng ống khác.Các công ty lớn sản xuất ống thép hiện tại rất nhiều như Hữu Liên Á châu,SeaH,Hòa phát,Sun Steel.Việt Đúc,Hoa sen...đều dùng công nghệ cán ống hàn(Hàn cao tần)
Về Frame :là loại sản phẩm có biên dạng hở,cũng dùng phương pháp tạo hình bằng phương pháp cán,và không có thiết bị hàn.ví dụ như tấm lợp,xà gồ,U,V (loại cán nguội),tấm chắn an toàn trên các xa lộ....Các máy cán Frame kết cấu máy khác với máy ống về cơ bản là không có phần hàn.
 
V

vuhungminh

Author
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Bài viết thêm về cán ống thép
Qua các bài viết tổng quát trên ,tôi xin chia sẽ với các bạn thêm các kiến thức cụ thể hơn để các bạn có thể hình dung được về quy trình cán ống thép hàn
Sơ đồ máy cán ống :thông thường có dạng sơ đồ như sau
Bài viết thêm về cán ống thép
Qua các bài viết tổng quát trên ,tôi xin chia sẽ với các bạn thêm các kiến thức cụ thể hơn để các bạn có thể hình dung được về quy trình cán ống thép hàn
Sơ đồ máy cán ống :thông thường có dạng sơ đồ sau :

Các công đoạn cán tạo hình bao gồm các bước biến dạng vật liệu theo sơ đồ cán (Flower) như hình:







Các con lăn cán (Roller)
Loại Breakdown:
Loại Fin Pass
Loại Sizing



Ngoài ra còn loại con lăn để hàn,nắn thẳng ống ,con lăn dẫn hướng…
Sơ đồ các con lăn cán ống theo hình sau:
Cơ bản băng thép được cán uốn thành dạng tròn ở dàn chỉnh hình (có nơi gọi là dàn cuốn ), sau đó hàn giáp mí.
Tùy theo yêu cầu ống dạng gì,người ta sẽ lắp trên dàn định hình các con lăn cán có biên dạng tương ứng.
Các loại ống kiểu như tròn,vuông,chữ nhật, oval, chữ D.lục giác….

 
R

rkt48

Author
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Trong cán ống thì có 2 loại cơ bản. là cán kín và cán hở. Cán hở thì dùng phôi có dạng tấm, còn cán kín thì thường dùng phôi có dạng hình trụ. Về cán hở ở một máy cán thông thường sẽ có từ 6-8 khâu, trong đó có 3 khâu uốn dạng hở, 2-3 dạng kín và chỉnh hình, sau đó sẽ là hán mối nối. Về cán kín thì có 3 dạng, 1 là cán dạng tịnh tiến( sử dụng 2 trục cán quay ngược chiều), 2 là cán kín dạng cắt ngang( sử dụng 2 trục cán quay cùng chiều cộng với sự hỗ trợ của thước chỉnh hoặc đĩa chỉnh), cách thứ 3 là cán theo dạng xoắn ốc( sử dụng 2 trục cán đặt chéo nhau 1 góc khoảng 15 độ gọi là góc cán). về đường kính thì có thể cán ống tới tận 1,5m hoặc hơn với loại cán hở, còn cán kín thì bé hơn( tôi chưa tìm hiểu con số chính xác nên ko tiện nói ra đây.) Có bạn bảo ko thể cán ống với đường kính ngoài lớn mà đường kính trong bé chắc là bạn bị nhầm, về nguyên tắc thì cán thoải mái bạn à, căn bản là như thế thì quá lãng phí. nhiệt độ cán kín của vật liệu thường thì khoảng 800-1200 độ.(thấp hơn thì phôi sẽ quá cứng, còn cao hơn thì có thể làm thay đổi cấu trúc của vật liệu).
 
V

vuhungminh

Author
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Xem hình minh họa về một kiểu máy cán ống thép
1-Dàn cuốn hàn ống(chỉnh hình) từ 1TB đến s9 (biên dạng là ống tròn)
2.Con lăn hàn S10+S11
3.Dàn định hình ống chữ nhật
[/URL][/IMG]
[/URL]
[/IMG]
[/URL]
[/IMG]
[/URL]
[/IMG]
 
Ðề: Cần tìm hiểu về cán ống.

Chào các bác, e đang là sinh viên, thấy các bác bàn luân về sản xuất ống e xin đóng góp chút ít. Có gì sai xót các bác bỏ qua nhé :)
về sản xuất ống thì thứ nhất сác phương pháp sản xuất ống :
1-cán ống không mối hàn
a- cán nóng:
- cán óng theo phương ngang
-cán ống theo hình xoắn ốc :cán ống với 2 trục, cán ống với 3 trục.
b- cán nguội : ép, kéo
2-cán ống có mối hàn
a-một mối hàn
b- 2 mối hàn
c- hàn xoắn ốc
3- Đúc ống
4- Hàn nối ống
Đây là tất cả các phương pháp mà trên thế giới đang dùng, tuỳ theo vật liệu, hướng xử dụng của sản phẩm mà có nhưng phương pháp cán khác nhau. Ở VN hiện nay chủ yếu là cán ống có mối hàn phục vụ việc vận chuyển dầu khí, và xây dựng, đóng tàu. còn cán ống không mối hàn thì hầu như không có vì công nghệ cũng như giá thành cao nên chúng ta chủ yếu là nhập từ Nga , Trung Quốc. Còn cán các sản phẩm nguội cũng ko có, theo e biết thì chỉ có 1 công ty liên doanh với Hàn Quốc là có sản phẩm cán nguội.
Trên thế giới hiện nay thì chủ yếu là dùng 2 phương pháp là cán ống ko mối hàn, và ống có mối hàn.Và ống có mối hàn thì đang được ưa chộng hơn vì chi phí sản xuất ít mà dần đáp ứng được nhưng yêu cầu mà chỉ có ống không mối hàn có được. còn phương pháp "Đúc ống Hàn nối ống" thì hầu như ít sử dụng, vì là phương pháp cũ hiệu quả không cao,sản phẩm chất lượng không tốt.
Phương pháp cán ống ( có mối hàn và không có mối hàn) chủ yếu sử dụng với thép cacbon. còn đối với thép hợp kim thì hầu như ko sử dụng( do tính chất của thép hợp kim), thép hợp kim thường dùng phương pháp ép với máy ép thuỷ lực để tạo ống. Còn với kim loại màu thì thường dùng phương pháp ép, khéo và chuốt... (do tính chất của kim loại màu dễ biến dạng) nên ko dùng 2 phương pháp cán e nói ở trên
phương pháp cán ống không mối hàn
[video=youtube;zo5qlzHmChg]http://www.youtube.com/watch?v=zo5qlzHmChg&list=PLUE408r6E7uqkR0RlU3aufDmdvwcx07b8[/video]
[video=youtube;UGiWELxebWA]http://www.youtube.com/watch?v=UGiWELxebWA&list=PLUE408r6E7uqkR0RlU3aufDmdvwcx07b8[/video]
сán ống сó mối hàn
[video=youtube;AM5R1283Q7s]http://www.youtube.com/watch?v=AM5R1283Q7s[/video]
[video=youtube;oaMTsd08aZA]http://www.youtube.com/watch?v=oaMTsd08aZA[/video]
cán nguội
[video=youtube;R7FQWX8s6h8]http://www.youtube.com/watch?v=R7FQWX8s6h8[/video]
kéo ống
[video=youtube;z7zrlHHqZZA]http://www.youtube.com/watch?v=z7zrlHHqZZA[/video]
ps: e đang học về gia công áp lực, chuyên ngành sâu là cán ống. có gì các bác thắc mắc nếu e biết e luôn sẵn lòng, nếu ko biết có thể e sẽ lên hỏi thầy hộ các bác :) mail của e : tbh510@gmail.com
 
Top