Có bác nào biết giải thích giùm em cái

  • Thread starter trinhdai
  • Ngày mở chủ đề
T

trinhdai

Author
Nhờ các bác giải thích hộ em các thông số của ứng suất lực với
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nhờ các bác giải thích hộ em các thông số của ứng suất lực với
Ứng suất là đại lượng vật lý, tính bằng cường độ lực trên đơn vị diện tích. Ví dụ, một thanh thép có tiết diện 10 mm^2, chịu một lực kéo đúng tâm có cường độ 100 N, vậy thì mọi tiết diện ngang của thanh này chịu một ứng suất kéo bằng 10 N/mm^2.

Thực tế thì trên một tiết diện, giá trị của ứng suất tại mỗi điểm thường khác nhau, ví dụ như một thanh chịu uốn: các điểm trên đường trung hòa chịu kéo trong khi các điểm dưới đường trung hòa lại chịu nén, tất nhiên là tại đường trung hòa có giá trị ứng suất bằng zero. Vì thế, về mặt toán học, ta dùng các phương trình giải tích (vi phân và tích phân) để tính toán giá trị ứng suất của các điểm trên tiết diện. Mục đích của tính toán này là tìm được điểm có giá trị ứng suất cực trị (Max. hoặc Min.) để hiệu chỉnh thiết kế cho có được một kết cấu hợp lý theo hướng gia cường cho nơi có giá trị Max. và giảm thiểu nơi có giá trị Min.

Tuy nhiên, trong thực tế, không mấy khi ta viết được các phương trình giải tích cho những mô hình chịu lực, phương pháp Phần tử Hữu hạn (FEM) ra đời chính là để giúp ta giải những bài toán phức tạp trong thực tiến, với những kết quả xấp xỉ, đủ đáp ứng cho những bài toán kỹ thuật ứng dụng.

Trở lại biểu đồ mà bạn trích dẫn, ta thấy bồn nhiên liệu bị biến dạng và có những màu sắc khác nhau tại từng vùng.



[LEFT]Trên cùng là các dòng Text với nội dung:

Biểu đồ ứng suất von Mises trên những mặt dưới của bồn chứa
Tên mô hình: fuel_tank
Tên nghiên cứu: bất đẳng áp
Tên biểu đồ: ứng suất tĩnh von Mises của mặt dưới
Tỷ lệ biến đạng: 161.822


Được hiểu như sau:

- Ứng suất von Mises: ứng suất pháp (đối lập với ứng suất tiếp), ở đây dùng đơn vị psi (~0.07 N/mm^2).

- Bất đẳng áp: do chiều cao của chất lỏng trong bồn nên càng xuống sâu thì áp suất chất lỏng càng lớn. Như vậy là thành bồn chịu các áp suất khác nhau tùy theo chiều sâu.

- Mặt dưới: với nghiên cứu bằng mô hình lưới shell thì tại mỗi thời điểm, ta chỉ có thể xem ứng suất của mặt trên hoặc mặt dưới của vỏ mỏng, chứ không xem đồng thời được. Bottom và Top ở đây là mặt trên và mặt dưới (hoặc trong và ngoài, hay A và B) của một tấm mỏng chứ không có nghĩa là trên hoặc dưới theo tọa độ.

- Tỷ lệ biến dạng: để làm rõ sự biến dạng của mô hình dưới tác động của ngoại lực, phần mềm phóng đại sự biến dạng lên 162 lần, căn cứ vào kích thước bao của mô hình. Ta có thể chọn tỷ lệ khác hoặc lấy đúng bằng 1:1.

Đây là biểu đồ đã được tùy biến, trong đó, càng xanh thẫm thì ứng suất càng lớn và càng đỏ thì ứng suất càng nhỏ. Giá trị ứng suất nhỏ nhất là 0.08375 psi tại giữa phần trên bồn và lớn nhất là 1406 psi tại đáy bồn (hình có góc độ này nhìn không rõ lắm). Như vậy là ứng suất Max. bằng khoảng 98 N/mm^2, tức là kém xa giá trị ứng suất giới hạn bền của thép (ít ra là 300 N/mm^2).

Tóm lại là chỉ có vậy. Tớ lưu ý cậu rằng để sử dụng các chương trình phần mềm FEM để tính toán kỹ thuật thì cậu phải có kiến thức về SỨC BỀN VẬT LIỆU và các bộ môn liên quan, chứ chúng không nghĩ và hiểu thay cậu được đâu.

[/LEFT]
 
@ Chú DCL cho cháu hỏi: đáng ra phải là màu xanh thẫm là có giá trị ứng suất nhỏ nhất va màu đỏ thì ứng suất càng lớn chứ ? trên biểu đồ thì nó ghì max 1406e + 0.03 còn min là 8375e + 0,2 !mà chú cho cháu hỏi unit " e " thể hiện của đơn vị nào và nó tính như thế nào?
 

TYA

Well-Known Member
@ Chú DCL cho cháu hỏi: đáng ra phải là màu xanh thẫm là có giá trị ứng suất nhỏ nhất va màu đỏ thì ứng suất càng lớn chứ ? trên biểu đồ thì nó ghì max 1406e + 0.03 còn min là 8375e + 0,2 !mà chú cho cháu hỏi unit " e " thể hiện của đơn vị nào và nó tính như thế nào?

chú người rừng này ngố thật đấy.

1E+3 là số 1000, 2E+3 là số 2000, nếu 1E-3 là 0.001

Máy tính (calculator) vẫn dùng phổ biến đấy thôi

"E" không là đơn vị gì hết (không phải là thứ nguyên)

Còn sw có màu xanh hay đỏ trong trường lực, chuyển vị .... thì có thể đổi max hoặc min là màu đỏ = nút Flip (clik double vào dải màu rồi tìm hiểu)
 
chú người rừng này ngố thật đấy.

1E+3 là số 1000, 2E+3 là số 2000, nếu 1E-3 là 0.001

Máy tính (calculator) vẫn dùng phổ biến đấy thôi

"E" không là đơn vị gì hết (không phải là thứ nguyên)

Còn sw có màu xanh hay đỏ trong trường lực, chuyển vị .... thì có thể đổi max hoặc min là màu đỏ = nút Flip (clik double vào dải màu rồi tìm hiểu)
Khổ em ! cài ny em đâu biết chi! cảm ơn bác nhé! hy vọng ngày mai lại có người bảo mình ngố để ngày kia mình biết mình còn ngố hơn!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@ Chú DCL cho cháu hỏi: đáng ra phải là màu xanh thẫm là có giá trị ứng suất nhỏ nhất va màu đỏ thì ứng suất càng lớn chứ ? trên biểu đồ thì nó ghì max 1406e + 0.03 còn min là 8375e + 0,2 !mà chú cho cháu hỏi unit " e " thể hiện của đơn vị nào và nó tính như thế nào?
Cậu chưa đọc kỹ phần giải thích bên trên rồi (chắc cũng chưa đọc bài ví dụ đầy đủ ở phần trước nữa):

Đây là biểu đồ đã được tùy biến, trong đó, càng xanh thẫm thì ứng suất càng lớn và càng đỏ thì ứng suất càng nhỏ.
E(+ hoặc -) n là 10^(+ hoặc-) n
 
Top