có hay không có khoảng cách giữa các con lăn ?

Author
em đã xem một số hình vẽ minh họa của các con lăn, em thấy một số loại thì có các con lăn xít lại với nhau ( tất nhiên là có vòng cách ), nhưng khi xem trên giáo trình thì em thấy giữa các con lăn có khoảng cách với nhau. Vậy cho em hỏi trong thực tế có khoảng cách đó không, nếu có thì cỡ bao nhiêu là được ?
Nếu câu hỏi ngu quá, mong các anh đừng chửi.
Thân
 
em đã xem một số hình vẽ minh họa của các con lăn, em thấy một số loại thì có các con lăn xít lại với nhau ( tất nhiên là có vòng cách ), nhưng khi xem trên giáo trình thì em thấy giữa các con lăn có khoảng cách với nhau. Vậy cho em hỏi trong thực tế có khoảng cách đó không, nếu có thì cỡ bao nhiêu là được ?
Nếu câu hỏi ngu quá, mong các anh đừng chửi.
Thân
Chắc chắn có. Chấm hết. Không cần băn khoăn về vấn đề này nữa.Chúc vui.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Khiếp thật! Cậu Trongtv đặt câu hỏi dường như đây là một vấn đề mang tính triết lý cực kỳ cao siêu!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Nhưng mà cậu hỏi về loại con lăn gì và dùng ở đâu, tải trọng mà mỗi con lăn phải chịu là bao nhiêu ... ? Có rất nhiều kiểu con lăn làm việc trong những điều kiện rất khác nhau, không thể hỏi bâng quơ thế để có câu trả lời chính xác được!
 
N

nguyenkhacdung.chinsu

theo mình... khoảng cách giữa các con lăn tính dc qua kích thước và số con lăn của ổ lăn. việc xác định các thông số chế tạo đó đã có tính toán đến chu kì chịu tải trọng của các con lăn và vòng lăn, thỏa mãn đk bề của con lăn và vòng ổ...nhưng tính toán thế nào thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi bền, tải trọng, đklv, cách lắp ghép ....
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Như bạn Dũng nói là đúng, khoảng cách giữa các con lăn có thể biết được từ số con lăn trong ổ. Thực tế thi thiết kế ổ lăn thì người ta xác định số con lăn (theo tải trọng lớn nhất ổ có thể chịu được, loại ỗ...) chứ không phải là khoảng cách giữa các con lăn. Tuy nhiên, việc tính toán này là công việc của các hãng và nó được tiêu chuẩn hóa (theo các hãng, quốc gia vv...) chứ người dùng không phải tính nó. Bạn có thể tra sổ tay để biết số con lăn của mỗi ổ và từ đó xác định được khoảng cách giữa các con lăn.

WJT.
 
em đã xem một số hình vẽ minh họa của các con lăn, em thấy một số loại thì có các con lăn xít lại với nhau ( tất nhiên là có vòng cách ), nhưng khi xem trên giáo trình thì em thấy giữa các con lăn có khoảng cách với nhau. Vậy cho em hỏi trong thực tế có khoảng cách đó không, nếu có thì cỡ bao nhiêu là được ?
Nếu câu hỏi ngu quá, mong các anh đừng chửi.
Thân
Theo em câu hỏi của bạn là chưa rõ ràng ,1 câu hỏi chưa rõ ràng mà các bác vẫn có câu trả lời được thật tài.
Theo em thì thế nếu câu hỏi của bạn về ổ lăn thì thế này : ổ lăn thì có nhiều loại ( ổ bi đỡ ,ổ bi đỡ chặn ,ổ đũa côn ,ổ đũa trụ ,ổ cầu ....) tùy từng loại cụ thể mà nó có hình dạng đặc điểm khác nhau , đa số các ổ lăn đều có vòng cách và có khoảng cách giữa các con lăn nhưng một số loại ổ lăn đặc biệt lại không có vòng cách ví dụ như : tai vị trí của bánh răng 3 tầng của hộp số máy cày nông nghiệp VIỆT NAM lắp ổ lăn không có vòng cách ,ổ bi cầu cũng không có vòng cách ...đại đa số các ổ lăn còn lại đều có vòng cách và khoảng cách giữa các con lăn ví dụ như ổ bi của các hãng như :pMF( liên doanh việt nhật ) , KBC (hàn quốc ), CSC (trung quốc ), DKF (đức) ... có số con lăn bằng 8 ,các con lăn này có khoảng cách và được giữ bởi vòng cách việc tính toán các con lăn này ngoài nguyên nhân các bác nói ra ở trên còn 1 nguyên nhân nữa là đảm bảo cho việc lắp ghép con lăn và áo bi nếu các con lăn xít nhau thì sẽ không lắp ghép được .
 
N

nguyenkhacdung.chinsu

vậy các bác giải thích giúp E về ổ bi trong nồi trục, trục trước, trục sau xe đạp! có hay không có khe hở giữa các viên bi! E cảm ơn nhiều!
 
P

phibaspkt

có hay không khoảng cách giữa các con lăn?

Điều kiện làm việc của ổ lăn rất khắc nghiệt. Tải trọng tác dụng lớn trong viên bi hoặc các trụ đũa (trong ổ đũa) chỉ là tiếp xúc điểm hoặc tiếp xúc đường. Áp lực tại điểm tiếp xúc là rất lớn. Trong quá trình làm việc thì bi hoặc đũa lăn và nếu không có vòng phân thì các viên bi sẽ cọ xát lẫn nhau trong điều kiện khắc nghiệt và ta không mong muốn sự cọ xát này. Để nâng tuổi bền của bi(sự mài mòn...) các viên bi phải được khử các tác dụng không mong muốn, chỉ cho nó làm việc với tải trọng tác dụng, cũng tránh cho các viên bi dồn về một phía làm trục rơ. Vì thế các viên bi phải được ngăn cách nhau và cố định với nhau khoảng cách đó. Nếu có hứng thú, bạn có thể tiến hành bài toán phân tích lực trên các viên bi khi biết tải trọng trên trục. Phân tích lực trên từng viên có kể đến góc ma sát của vật liệu làm bi. khi đó bạn sẽ tính được kích thước từng viên bi và lực mà mỗi viên bi sẽ chịu tác dụng. từ đó bạn sẽ tính được số viên bi. tất nhiên là lúc đó sẽ tính được khoảng cách góc của các viên bi.
 
Top