Điều khiển điểm

Author
Các bác cho em hỏi về điều khiển điểm ở máy CNC:
Việc đi tới điểm lập trình được thực hiện bằng chuyển động chạy nhanh, dao ko thực hiện cắt gọt gia công. Có 2 cách điều khiển điểm trên máy CNC ( Ở đây em viết điều khiển 2 trục cho dễ viết) đó là:
+Cách 1: 2 trục chuyển động đông thời (Nếu mô phỏng trên hình là 1 đoạn thẳng từ điểm bắt đầu đến điểm đích)
+ Cách 2: Ban đầu 2 trục chuyển động chừng nào đạt được tọa độ của điểm đích trên 1 trục thì chỉ có chuyển động định vị trên trục kia ( Trên mô phỏng sẽ có 2 đường: 1 đường xiên góc cộng trừ 45 hoặc cộng trừ 135, và 1 đường khác có điểm bắt đầu là điểm cuối của đường trên)
Hình vẽ diễn tả 2 cách trên:



Các bác cho em hỏi cách 2 có ưu điểm gì hơn cách 1 mà một số máy lại mặc định là cách 2
Thanks
 
D

dondoan

Mấy cái hình góc cạnh này thì điểm dao bắt đầu cắt nên ở góc cạnh,lý do nếu bắt đầu cắt ở khoảng giữa thường để lại dấu dao cắt.Thường thì chuyển động 2 trục x,y nhanh gần đến điểm chuẩn bị cắt (chừa la.i khoảng cách x,y 75% trở lên của Dia dao cắt)kế đó là (G43 h1 z50.)trục z đi thẳng xuống,rồi G1 z.0 feed...chậm xuống.(lý do an toàn)sau đó x,y chạy vào cắt ,sở dĩ chỉ chuyển đông 1 trục x hoặc y là vì để dễ nhìn thấy hơn.Trong lúc dao cắt đi đến điểm gần linh kiện gia công thì bấm nút POS
(position)nhìn ở trang Distance to go nó sẽ cho bạn biết bước tiến của dao còn bao nhiêu (phần này rất cần thiết) ,Bấm Pos,trang Absolute nó sẽ cho bạn biết dao dang nằm vị trí nào .Luôn luôn bắt đầu điểm cắt ơ vị trí dễ quan sát nhất ,không nên khuất phía sau.
 
Author
@dondoan: Đọc bài trả lời của bác em ko hiểu gì cả
Ở đây điều khiển điểm là dùng lệnh chạy nhanh G00
 
D

dondoan

Đương nhiên thì G0 (rapid move) G0 G90 G54....sau đó đến gần thì nên dùng G1 có feed để chạy chậm lại cho an toàn .
 
Chắc chắn ưu điểm của cách 2 so với cách 1 là thời gian gia công ngắn hơn. Đối với chi tiết này và với mô hình gia công đơn chiếc thì không có gì khác biệt nhiều lắm, nhưng với những chi tiết phức tạp hơn và sản suất hàng loạt thì ưu điểm về thời gian đáng kể đó.

Nguyên nhân thứ 2 mà máy không chuyển động theo kiểu bạn nói là vì đây là máy móc, bạn phải chỉ rõ cụ thể đường chạy dao chứ nó không tự "sáng tác" đường chạy dao được ;D. Ngay cả việc để cho nó chạy theo đường thẳng từ điểm này đến điểm kia cũng phải dùng thuật toán để chỉ cho nó chạy chứ không phải tự nhiên chỉ cần nhập hai điểm là nó chạy theo đường thẳng đâu ;)
 
Author
Cảm ơn bác vnjbk
Ngày xưa học ở trường môn CNC thì em ko biết cái này, nhưng hôm nọ đi xuống chỗ làm việc của ông anh mới biết.

Ví dụ:
.....
G01 X1 Y1
G00 X2 Y2
....
Hồi học ở trường em cũng chỉ biết là khi gặp G00 máy sẽ chuyển động nhanh ko cắt từ X1Y1->X2Y2. Hôm đấy xuống đấy mới biết có 2 cách trên. Phần mềm điều khiển mặc định là cách 2
 
D

dondoan

Thật ra những danh từ về ngành tiện ở trong nước mình không hiểu lắm,sau khi đọc thêm mình mới hiểu thêm thắc mắc của bạn.
Thiệt ra khi viết lập trình chuyển động của máy cách nhanh nhất cho 1 điểm đi thẳng đến chỗ mình muốn cắt(theo đường chim bay ).Nhưng đôi khi bạn thấy nó không chạy thẳng đến là vì G0 chuyển đông nhanh nhất mà máy có thể ,nhưng có một điểm x hoặc y dài hơn thì máy sẽ chạy như vậy đấy.Ví dụ tốc độ chuyển động của máy (G0 )trong 1 phút là 500mm ,và trong lập trình là G0 X500. Y 1000.; thì đương nhiên máy sẽ hoàn tất đường di chuyển trục X trước sớm hơn trục Y rồi phải không bạn ,do đó bạn sẽ thấy chuyển động tốc độ bằng nhau của x và y tạo 1 đường thẳng đúng 45 độ , sau đó phần cò lại chỉ có Y chuyển động mà thôi.
 
Đây củng là một vấn đề mà các bạn làm chương trình phải chú ý . Không biết các bác có gặp trường hợp này chưa . Ví dụ hôm trước tôi làm ct gia công khuôn phức tạp ( có nhiều đảo và lồi lỏm) Lúc phá thô chọn cách phá an toàn ( phá theo từng lớp z) . Chỉ vì sơ xuất trong cách chọn vị trí z retract(dùng ct master cam) thấp hơn đảo (nhằm giảm bớt thời gian máy chạy không) thế là bị lủi dao . Cho dù đả kiểm tra bằng simulate trên master cam , cimmatron , hay proengineer đều không thể hiện
 
Top