Điểm xuống dao trong chương trình gia công của Cimatron

Author
Có lẽ câu hỏi tôi gặp nhiều nhất trong suốt thời gian làm việc chung với Cimatron là câu hỏi liên quan đến điểm xuống dao khi gia công như:
  • Cimatron có thể điều khiển điểm xuống dao khi gia công không ?
  • Anh (em) muốn xuống dao ở vị trí A, B, C có được không ?
Và câu trả lời là:
  • Tuỳ. Có những kiểu chạy dao Cimatron cho phép người dùng chỉ định điểm xuống dao và có những kiểu chạy dao điểm xuống dao sẽ do Cimatron tự đề xuất.
Cụ thể, với những kiểu chạy dao đơn giản như Profile Closed Contour hay Finish Mill All (kiểu chạy thành đứng) với đường chạy dao duy nhất (hoặc có thể dự đoán chính xác) thì người dùng có thể chọn một điểm bất kì để làm điểm xuống dao. Nhưng với những kiểu chạy dao phức tạp như Volume Milling thì điểm xuống dao bắt buộc phải do Cimatron chủ định. Lý do là với kiểu chạy dao này, vùng tính toán rất phức tạp và người dùng không thể biết Cimatron sẽ chia thể tích cần gia công thành bao nhiêu vùng (region) để cắt gọt. Và khi không th biết chính xác cách thc và sng vùng ct gt ca Cimatron thì làm sao ngưi dùng có th ch đnh đim xung dao cho Cimatron. Ở đây không bàn đến kiểu “dân chủ hình thức”, tức là cho phép người dùng chọn điểm xuống dao nhưng từ điểm xuống dao đó, Cimatron lại thực hiện thêm 1 đường chạy dao phụ để về điểm chạy dao ban đầu của nó.

Hình 1. Rất khó để biết Cimatron sẽ chia vùng cắt như thế nào trong tình huống này
.
Có thể nhiều người nghĩ điểm xuống dao do Cimatron đề xuất không đúng với yêu cầu (do điều kiện gá đặt) hoặc không tối ưu. Vậy nguyên nhân nào khiến Cimatron cho mình cái quyền “bá đạo” như vậy ? Thật ra không phải Cimatron cao ngạo gì đâu mà vì ngay từ khi sinh ra đời, Cimatron đã được định hình là một phần mềm phục vụ cho ngành gia công khuôn mẫu. Mà các bạn cũng biết những chi tiết trong khuôn mẫu có hình dạng và kích thước rất đa dạng và phức tạp. Do đó Cimatron buộc phải có những thuật toán riêng để có thể nhận dạng và đưa ra đưng chy dao cho tất cả các đối tượng gia công. Trong một số trường hợp những thuật toán này sẽ cho ra kết quả không thật sự tối ưu (hoặc không thật sự phù hợp với yêu cầu của người dùng hay chỉ đơn giản là “không ưa con mắt” của người lập trình) nhưng nó là giải pháp chung nhất cho sự đa dạng của những chi tiết trong ngành khuôn mẫu..

Hình 2. Cimatron vẫn cho chọn điểm xuống dao trong một số trường hợp
.
Tuy không cho chỉ định chính xác điểm xuống dao nhưng Cimatron vẫn cho người dùng chỉ định kiểu xuống dao trong hay ngoài vùng gia công (hình 3). Bạn chỉ cần cho Cimatron biết yêu cầu này và thay vì phải suy nghĩ những chuyện như chia đối tượng gia công ra bao nhiêu vùng, cắt vùng nào trước …, bạn hãy đi pha cho mình một ly café vì những chuyện đó đã có Cimatron “tâm tư” cho bạn rồi. Càng khỏe đúng không ?
.
Hình 3. Chọn điểm xuống dao trong hay ngoài vùng gia công
.
Tóm lại, nếu người dùng thông cảm cho phận làm dâu trăm họ của Cimatron và không quá khắc khe với em nó thì Cimatron vẫn là một sự lựa chọn thông minh và đáng đồng tiền bát gạo cho ngành khuôn mẫu bởi hàng loạt những tính năng chuyên biệt khác dành cho ngành khuôn mẫu như gia công cả đối tượng solid và surface, công cụ xử lí bề mặt mạnh mẽ, chiến lượt chạy dao phong phú và chuyên biệt cho khuôn mẫu, gia công theo templete, gia công lỗ tự động, post processor/NC report có khả năng tùy biến cao ….
Bài viết thể hiện sự hiểu biết của cá nhân tác giả, không phải là những phát ngôn chính thức từ Cimatron
 
Last edited by a moderator:
Top