Hàn áp lực - Anh em nào biết giúp đỡ

Author
Hôm trước có gặp một ông khách hàng, thấy ông ấy bảo bên công ty mình có " Hàn áp lực " . Mình ngớ cả người. Hôm nay post bài hỏi tất cả anh em trong MES có ai biết gì về "HÀN ÁP LỰC" không ?
Thấy ông ấy bảo công nghệ này dùng cho kết cấu lớn hay chịu tải ... cực nặng.


-----------------------------------------
Cảnh cáo ông bác 1 lần nhá. Lần sau chú ý cách đặt tiêu đề.
 
Last edited by a moderator:

TIG-vn

New Member
Hàn áp lực là một trong những công nghệ hàn.Hàn chia ra làm 3 loại chính :Hàn chảy ,hàn áp lực và hàn kết hợp của nhiệt độ và áp lực (thông cảm mình dich từ tiếng nước ngoài ,sợ các từ chuyên ngành không được chính xác ).Hàn áp lực là phương pháp rất hay ,nhờ áp lực tác động ,ví dụ như hàn nổ là 1 phương pháp hàn áp lực ,hiệu quả cao ,chất lượng mối hàn tốt ,và đặc biệt tạo ra mối hàn với những tiêu chuẩn mà nhiều người mong muốn .
 
M

manhcknn

hàn nóng chảy thì kim loại ở mối hàn ở trạng thái lỏng trong quá trình hàn, còn hàn áp lực bao gồm các phương pháp hàn: hàn siêu âm, hàn nổ, hàn khuyết tán, hàn điện trở tiếp xúc...đặc điểm là kim loại mối hàn được đốt nóng cục bộ ở trạng thái dẻo,đồng thời các chi tiết được ép chặt với nhau, khi nguội các chi tiết sẽ được gắn chặt lại. Hình như hàn nổ được dùng nhiều trong xây dựng cầu...
 
V

Vo HuyThanh

Có thể ông khách của Hưng dùng từ theo tiếng Nhật hay tiếng Trung nên em thấy lạ thôi chứ chắc em cũng biết kỹ thuật hàn này . Hàn áp lực là một thuật ngữ dùng để viết báo cáo khoa học nghiên cứu v.v.. thay cho từ Hàn ma sát xoay được giới thợ hàn chuyên dùng của Nhật. Từ chính xác của nó trong tiếng Nhật là "Ma sát áp lực " hay " Ma sát áp tiếp". Tức là cho vật cần hàn quay với tốc độ cần thiết đồng thời tăng lực nén đẩy để 2 mặt cần hàn tiếp xúc với nhau, nhiệt ma sát phát sinh giữa 2 mặt vật liệu sẽ làm cho 2 vật liệu nối tiếp nhau.
Có thể nhìn thấy sản phẩm hàn bằng phương pháp này để ví dụ là Trục láp chính nối Cạc đăng của xe hơi, phần đầu nối của các piston thủy lực trong các xe máy cạp đất, xú bắp của động cơ chẳng hạn. Tham khảo các video dưới đây

http://www.sakaekogyo.co.jp/video3.wmv
http://www.sakaekogyo.co.jp/ani1.wmv
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Hàn ma sát nói trên còn dùng cho vật liệu nhựa.

Có 1 loại hàn áp lực chỗ mình đang dùng : hàn với lực ép 90kN và dòng điện 270A (vừa ép dôi chi tiết vừa hàn luôn) không biết xếp nó vào loại j
 
Author
Có thể ông khách của Hưng dùng từ theo tiếng Nhật hay tiếng Trung nên em thấy lạ thôi chứ chắc em cũng biết kỹ thuật hàn này . Hàn áp lực là một thuật ngữ dùng để viết báo cáo khoa học nghiên cứu v.v.. thay cho từ Hàn ma sát xoay được giới thợ hàn chuyên dùng của Nhật. Từ chính xác của nó trong tiếng Nhật là "Ma sát áp lực " hay " Ma sát áp tiếp". Tức là cho vật cần hàn quay với tốc độ cần thiết đồng thời tăng lực nén đẩy để 2 mặt cần hàn tiếp xúc với nhau, nhiệt ma sát phát sinh giữa 2 mặt vật liệu sẽ làm cho 2 vật liệu nối tiếp nhau.
Có thể nhìn thấy sản phẩm hàn bằng phương pháp này để ví dụ là Trục láp chính nối Cạc đăng của xe hơi, phần đầu nối của các piston thủy lực trong các xe máy cạp đất, xú bắp của động cơ chẳng hạn. Tham khảo các video dưới đây

http://www.sakaekogyo.co.jp/video3.wmv
http://www.sakaekogyo.co.jp/ani1.wmv
Rất cảm ơn bác đã post hai clip minh hoạ, nhưng chi tiết của bên em dạng lồng như hình dưới. Kích thước lồng là 1,600 x 1,600 x 2,500 ( mm x mm x mm ).

Em nghĩ là không thể hàn ma sát xoay được. Chắc chỉ dùng phương pháp ép áp lực rồi hàn nổ như TIG với Mạnh đưa ra.
 
Rất cảm ơn bác đã post hai clip minh hoạ, nhưng chi tiết của bên em dạng lồng như hình dưới. Kích thước lồng là 1,600 x 1,600 x 2,500 ( mm x mm x mm ).

Em nghĩ là không thể hàn ma sát xoay được. Chắc chỉ dùng phương pháp ép áp lực rồi hàn nổ như TIG với Mạnh đưa ra.
Xin hỏi bác kết cấu này của bác ứng dụng vào việc gì ,yêu cầu kỹ thuật cao lắm hay sao mà bác đòi hàn áp lực kết cấu này vậy ? giằng ngang ,dọc ,chéo nhiều như vậy mà bác chọn mấy cái phương pháp hàn hiện đại vậy tốn kém lắm mà chưa chắc đã áp dụng được với giằng nhiều như vậy là đủ cứng vững rồi ,bác sử dụng phương pháp hàn hồ quang bình thường vừa rẻ vừa cơ động .
 

TIG-vn

New Member
Như Mr Vo Huy Thanh đã viết trên cũng rất đúng ,nhưng đó chỉ là một trong những phần của hàn áp lực .Hàn áp lực bao gồm các phương pháp hàn: hàn siêu âm, hàn nổ, hàn khuyết tán, hàn điện trở tiếp xúc...Hàn nổ có lẽ ở Việt Nam rất khó làm vì VN chưa cho phép dùng chất nổ ,nói về Hàn nổ thì khá phổ biến ở châu âu ,mỹ,nhật ... nó cho phép hàn những vật liệu mà phương pháp hàn nóng chảy rất khó thực hiện ví dụ như Hàn Cu+Al ,Ti+Cu ...và có thể thực hiện hàn nổ với nhiều lớp Cu+Ti+Al+.... mang lại hiệu quả cao ,vô cùng bền (cái này tôi cũng đã được xem ,nghiên cứu về nó ) .
Về khung của bạn post lên thì có thể làm đơn giản bằng hàn nóng chảy ,nếu yêu cầu tính bền ,độ cứng tốt ,đẹp ...có thể sử dụng hàn áp lực .
 
N

nutewe

Cũng biết chút ít về công nghệ hàn áp lực, lên mạng tìm thêm thông tin thấy mọi người đưa ra nhìu khái niệm quá, theo tui công nghệ hàn áp lực nên định nghĩa như thế này. Hàn là phương pháp nối 2 hay nhiều phần tử kim loại bằng cách đưa nhiệt độ chỗ nối tới trạng thái hàn sau đó chờ cho chúng đông đặc cho kim loại kết tinh ( CNH nóng chảy) hoặc dùng ngoại lực ép chúng vào cho tới khi kim loại khuyếch tan sang nhau(CNH áp lực)
Có nhiều cách phân loại CNH, phân loại theo bản chất sự hàn có 3 pp: CNH NC,CNH AP và hàn vảy.
Phân loại CNH AP theo nguồn nhiệt hàn : hàn điện trở,hàn ma sát và hàn nổ. Nói như TYA ko thể xác định được pp hàn
 
F

foresvn

hình như đó là khung của cẩu tháp . có anh nào biết về tiêu chuẩn để sản xuất khung như trên không ạ .. cho em chút tài liệu để tham khảo.cám ơn các anh
 
Khái niệm của các bác hình như là đang đi sai vấn đề rồi ạ. Ở VN khái niệm hàn áp lực được hiểu là hàn những chỗ chịu áp lực cao ví dụ bình áp lực, những mối nối chịu tải trọng lớn ..v..v phương pháp hàn thì thông thường dùng máy hàn hồ quang điện: máy hàn hồ quang thông thường, hoặc máy hàn Tig, Mig, Mag.... nhưng vật liệu que hàn là loại đặc biệt có tính bền kéo và bền uốn cao hơn loại thông thường.
Khái niệm hàn của các bác đưa ra là phương pháp hàn tiếp xúc, hoặc là hàn điểm..mối hàn này không dùng cho những chỗ chịu áp lực cao đc.:57::57::57:
Còn 1 loại hàn nữa gọi là hàn lạnh, khi hàn không dùng bất cứ nguồn nhiệt nào cả, ko dùng điện luôn..mà chỉ dùng áp lực cao để ép kim loại vào nhau cho đến khi các phân nguyên tử kim loại hút nhau đc, đặc điểm của mối hàn này có độ bền cao ( như 1 tấm liền, ko có ứng xuất...) Phương pháp này hay dùng cho máy rút dây đồng, để hàn nối 2 đầu dây của 2 cuộn lại với nhau cho liền thành 1 sợi. Máy rất đơn giản, chỉ là 1 bộ ngàm kẹp 2 đầu dây rồi ấn sát vào nhau cho đến khiđầu kim loại tòe ra tại điểm tiếp xúc là xong.
 
Last edited:
Author
Khái niệm của các bác hình như là đang đi sai vấn đề rồi ạ. Ở VN khái niệm hàn áp lực được hiểu là hàn những chỗ chịu áp lực cao ví dụ bình áp lực, những mối nối chịu tải trọng lớn ..v..v phương pháp hàn thì thông thường dùng máy hàn hồ quang điện: máy hàn hồ quang thông thường, hoặc máy hàn Tig, Mig, Mag.... nhưng vật liệu que hàn là loại đặc biệt có tính bền kéo và bền uốn cao hơn loại thông thường.
Khái niệm hàn của các bác đưa ra là phương pháp hàn tiếp xúc, hoặc là hàn điểm..mối hàn này không dùng cho những chỗ chịu áp lực cao đc.:57::57::57:
Còn 1 loại hàn nữa gọi là hàn lạnh, khi hàn không dùng bất cứ nguồn nhiệt nào cả, ko dùng điện luôn..mà chỉ dùng áp lực cao để ép kim loại vào nhau cho đến khi các phân nguyên tử kim loại hút nhau đc, đặc điểm của mối hàn này có độ bền cao ( như 1 tấm liền, ko có ứng xuất...) Phương pháp này hay dùng cho máy rút dây đồng, để hàn nối 2 đầu dây của 2 cuộn lại với nhau cho liền thành 1 sợi. Máy rất đơn giản, chỉ là 1 bộ ngàm kẹp 2 đầu dây rồi ấn sát vào nhau cho đến khiđầu kim loại tòe ra tại điểm tiếp xúc là xong.
Chính xác rồi đó. Cái này đúng là cách giải thích của Việt Nam.
 
Top