HƯỚNG DẪN CÁCH chia lưới động cơ điện hiệu quả với SIMLAB 2023

Author
Đối với các bài toán FEM việc chia lưới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác và thời gian mô phỏng. Anh em tham khảo HƯỚNG DẪN CÁCH chia lưới động cơ điện hiệu quả với SIMLAB 2023 nhé:
Quy trình 3 bước để chia lưới:

Bước 1: Kiểm soát lưới bằng công cụ "Mesh Control"
- Cho phép gán các điều kiện biên (Loai phần tử, kích thước phần tử, ...) cục bộ hoặc toàn cục cho mô hình.
- Mesh Control cho phép kiểm soát kích thước các phần tử vùng khe hở không khí hiệu quả. Thông thường ta chọn kích thước phần tử vùng khe hở bằng 1 nửa bề rộng khe hở không khí động cơ.
Ví dụ: Bề rộng khe hở không khí là 1 (mm). Khi đó Mesh Control ta gán kích thước phần tử được chia cho vùng khe hở là 0.5 (mm)

Bước 2: Chia lưới bề mặt "Mesh 2D"
Cho phép chia lưới các bề mặt của mô hình
Lưới 2D sẽ giữ lại các điều kiện biên được thiết lập trong Mesh Control đồng thời áp dụng thêm điều kiện được thiết lập trong Mesh 2D. Với động cơ điện ta sẽ đặt kích thước phần tử cho Mesh 2D bằng 1 nửa bề rộng răng Stator.
Ví dụ: Bề rộng răng Stator là 9 (mm). Ta gán kích thước phần tử cho Mesh 2D là 4.5 (mm)

Bước 3: Chia lưới khối "Mesh 3D"
Mesh 3D cho phép chia lưới bên trong các khối của mô hình
Kích thước phần tử 3D ta sẽ đặt bằng (1.2 - 1.5) kích thước phần tử 2D
Ví dụ: Với kích thước phần tử 2D là 4.5 (mm). Ta có thể chọn kích thước phần tử 3D từ (5.4 - 6.75) mm

Lưu ý: Với hình dạng có nhiều cạnh và bề mặt cong như động cơ điện. Loại phần tử khuyên dùng là phần tử tam giác (Tri) cho Mesh 2D và phần tử tứ điện (Tet) cho Mesh 3D.

(Chia sẻ từ Altair team)

Video chi tiết: https://www.facebook.com/share/v/AraMx5xDAoPUSc2w/?mibextid=w8EBqM

Untitled.jpg
 
Last edited:
Top