Khuôn Dập nguôi

Author
tôi đang nghiên cứu khuôn chủ trong bộ khuôn đập vít. em đã đem phân tích thành phần hoá học trên Viện KH vật liệu nhưng ở đó người ta chỉ phân tích được phần vỏ ( 45 HRC) còn phần lõi ( 64 HRC ) thì họ bó tay có bác nào đã nghiên cứu chủ đề này giúp em với, xem thằng lõi là vật liệu gì nếu có cả phần nhiệt luyện về nó thì cang tốt em thank kiu các bác
 
Last edited:
Author
chủ đề em viết có vấn đề hay sao mà chẳng thấy bác nào giúp em vậy?
phần vỏ sau khi phân tích thì giống với thành phần hoá học của SKD61 còn thằng lõi em hỏi A SUNG người ta bảo rằng SKD 11 có thể nhiệt luyện đạt độ cứng 64 HRC như em nói ở bài trước.
các bác giúp em!!!!:67:
 
H

heroic_venus

Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu họ có thể đo được độ cứng lõi, kiểm tra thành phần hóa học và cấu trúc tế vi của mẫu bạn nói. Kiểm tra được thành phần hóa học sẽ biết nó là vật liệu gì. Theo mình hiều thì độ cứng ở phần vỏ (phần làm việc) của khuôn bao giờ cũng cứng hơn phần lõi. Không hiểu tại sao phần lõi của bạn lại cứng hơn phần vỏ?
Thông tin liên hệ: www.comfa.vn
 
Author
mình đã yêu cầu họ kiểm tra cả cấu trúc tế vi nhưng họ nói rằng trong mẫu lõi có nhiều niken nên họ ko thể phân tích theo cách của họ. Lõi là phần làm việc chính vì vậy nó cứng hơn ( con thằng vỏ có thể dùng từ chuẩn nó là " áo khuôn")
 
khuôn dập nguội (phần làm việc chính) làm bằng skd11 , việc gì mà bạn phải đi phân tích cho tốn tiền , có mác thép rồi chắc gì tìm thấy trên thị trường
 
Lúc trước có xem quyển Mitsumi,nói về các loại thép làm các chi tiết khuôn.Nếu mình nhớ ko lầm thì có loại vật liệu tên là SKH50 (dùng làm ty lói) có độ cứng cao hơn SKD61,khoảng 64HRC như bạn nói đó,bạn lên mạng search thử xem
 

TYA

Well-Known Member
Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu họ có thể đo được độ cứng lõi, kiểm tra thành phần hóa học và cấu trúc tế vi của mẫu bạn nói. Kiểm tra được thành phần hóa học sẽ biết nó là vật liệu gì. Theo mình hiều thì độ cứng ở phần vỏ (phần làm việc) của khuôn bao giờ cũng cứng hơn phần lõi. Không hiểu tại sao phần lõi của bạn lại cứng hơn phần vỏ?
Thông tin liên hệ: www.comfa.vn
Nhầm lẫn !. Vỏ quá to so với lõi và nó không là phần làm việc nên HRC45 là hợp lý. Lõi yêu cầu >62 HRC mới chịu tải được.

Lõi chịu lực rất lớn theo mọi phương, chịu mài mòn do ma sát rất lớn. Mặc dù lõi được đánh bóng song lực ma sát lớn do áp lực lớn và sự trượt trêm bề mặt
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Bó tay ... định nghĩa lại xem khuôn là cái gì mà cứ kêu "vỏ" với "lõi". Áo khuôn là áo khuôn, khuôn là khuôn ... Sử dụng từ ngữ kỹ thuật mà không chuẩn xác thì chỉ tổ gây hiểu sai cả dặm. Ngay cả tên TYA mà cũng dùng từ kiểu này thì ... đi nhòm lại xem có ai gọi là "vỏ khuôn" không nhé.
 

TYA

Well-Known Member
Hehe bác Sâu .

Em đang vội ... làm việc , ngó qua mes nên tranh thủ pot cái. "Vỏ" là từ trích nguyên văn , em đủ "công lực" để biết nó là áo mừ....

Vội nhưng mes rất hay được ẩn dưới thanh taskbar. Keke
 
H

heroic_venus

mình đã yêu cầu họ kiểm tra cả cấu trúc tế vi nhưng họ nói rằng trong mẫu lõi có nhiều niken nên họ ko thể phân tích theo cách của họ. Lõi là phần làm việc chính vì vậy nó cứng hơn ( con thằng vỏ có thể dùng từ chuẩn nó là " áo khuôn")
Các thuật ngữ kỹ thuật phải dùng chính xác chứ không thì không thể gọi là dân kỹ thuật được. Áo khuôn là để đỡ khuôn trên hay khuôn dưới còn gọi là chày hoặc cối. Chày hoặc cối cần độ cứng cao và chịu được mài mòn ở bề mặt vì trực tiếp tiếp xúc với phôi và chịu va đập rất lớn.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Các thuật ngữ kỹ thuật phải dùng chính xác chứ không thì không thể gọi là dân kỹ thuật được. Áo khuôn là để đỡ khuôn trên hay khuôn dưới còn gọi là chày hoặc cối. Chày hoặc cối cần độ cứng cao và chịu được mài mòn ở bề mặt vì trực tiếp tiếp xúc với phôi và chịu va đập rất lớn.
Hì hì, nói như bạn cũng đúng, nhưng trong thuật ngữ tiếng việt, "chày" và "cối" chỉ dùng cho những khuôn loại nhỏ, đối với khuôn lớn vẫn dùng mỗi từ khuôn (trong tiếng Anh thì được tách ra là mold - die, trong đó die là vế tĩnh - vế khuôn dưới)
 
Author
các bác thông cảm cho em lần này nhé không phải em ko biết tại em cẩu thả quá các bác bỏ qua cho em nhé em hứa sẽ không có lần thứ 2.thank kiu các bác
 
@worm: Từ Vỏ và ti lói trong sài gòn hay sử dụng để chỉ chốt lồng và chốt đẩy khuôn . Lúc đầu mình nghe không quen thì hay khó chịu vì không thuận tai nhưng nghe nhiều rồi thì quen. cũng nên chấp nhận chuyện đó vì Việt Nam mình là vậy mà ngay cả bộ gõ tiếng việt cũng có thống nhất được đâu (Vni và Telex). Theo mình thì ngay bài toán ban đầu bạn vudinhquan_ck đặt ra là làm giống hệt một khuôn của nước ngoài . nhưng không biết vật liệu gì. với sản phẩm dập ren vít nên quan tâm đến bảo hành sản phẩm trong bao nhiêu lâu theo mình với số lượng sản phẩm bảo hành lớn hơn 10.000~15.000 sản phẩm / chày dập vít nên quan tâm đến làm bằng vật cao cấp chịu lực va đập, chịu mài mòn ( chất lượng tuyệt hảo nhưng giá cả không thành vấn đề). còn dưới mức này thì chơi SKD11 cho nó lành và dễ kiếm vật liệu ( tính kinh tế và kỹ thuật hợp lý). Chúc vudinhquan_ck thành công.
 
Top