Làm sao khống chế được sai số trong thiết kế ngược

WMT

Active Member
Moderator
Em có dữ liệu về quét laser chi tiết.Vậy từ đám mây điểm đó khi dựng lên mô hình surface bằng các tam giác hay đa giác thì liệu có khống chế được sai số dựng hình so vói vật thật được không.
Bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp em với.
Thanks!!
 
M

Magnum

chào Huy Hoàng,

Về nguyên tắc là có thể đặt sai số cho phép trong khoảng bao nhiêu.
Về lý thuyết, các phần mềm xử lý dữ liệu quét 3D là không có sai số, nhưng sẽ không bao giờ đạt được điều này. Tuy nhiên, phần mềm hoàn toàn có thể cho phép ta chỉnh sửa, thay đổi các lệnh, các bước để tạo ra surface chính xác hơn (có thể đặt nằm trong khoảng cho phép VD: 0.01mm), vùng nào chưa như mong muốn hoàn toàn có thể chỉnh sửa. Vấn đề là ở chỗ kỹ năng sử dụng phần mềm và yêu cầu đòi hỏi tới độ chính xác bao nhiêu thì sẽ cho ta biết phương án làm sao cho hợp lý nhất thỏa mãn các yêu cầu trên mà rút ngắn được thời gian chỉnh sửa.

Về quy trình xử lý ngược, thì cũng không phải là quá phức tạp, mà hiện nay công nghệ cho phép ta tối ưu được đến đâu. Ví dụ: Từ vật thật đến khi quét xong là 1 sai số (sai số do máy quét), tiếp đến (từ dữ liệu quét này ta dựng lại, và lại 1 sai số tiếp nữa), rồi đến khi xuất ra CAD/CAM lại có sai số. Rồi lại sai số của máy gia công... rồi tính toán độ co ngót của vật liệu gia công...
Như vậy ta phải thấy rằng tổng sai số cho cả quá trình là khá lớn.
Cách giải quyết vấn đề này có 2 cách như sau:
1. Ta chia làm 2 công đoạn:
- Ta sẽ quét 1 vật thật mà có cả dữ liệu CAD (thiết kế xuôi).
- Tiếp đó ta dùng phần mềm thiết kế ngược để dựng lại vật quét ở dạng surface như bạn nói.
- Sau đó sẽ dùng phần mềm kiểm tra sai số giữa dữ liệu mà bạn vừa dựng với dữ liệu CAD (thiết kế xuôi từ trước).
Từ đây ta có thể thấy được sai số giữa 2 bản thiết kế ra sao, là bao nhiêu và hoàn toàn có thể điều chỉnh lại 1 trong 2 bản thiết kế này để phục vụ cho việc sản xuất gia công hàng loạt sau này.

(Như vậy, ở bước trên ta sẽ thấy được tổng +/- sai số của máy quét và kỹ năng xử lý bằng phần mềm thiết kế ngược).
Một số trường hợp khi quét có dung sai + nhưng khi xử lý bằng phần mềm để dung sai - thì sẽ cho kết quả chính xác hơn. (bù trừ đi cho nhau); còn nếu cả 2 đều là dung sai + hoặc - thì sẽ cho sai số tổng lớn.

2. Sau khi đã đạt được sai số cho phép từ bước trên ta tiếp tục phần gia công hoặc làm khuôn...
Từ đây, sẽ hoàn toàn là do dung sai và cấp chính xác của máy và khả năng vận hành, căn chỉnh máy cũng như sự đồng đều của phôi, vật liệu.
Thông thường ta sẽ phải làm thử 1 vài lần và dựa trên kinh nghiệm cũng như công thức tính toán độ co ngót đối với mỗi loại vật liệu...
Sau khi gia công xong vật, ta lại dùng máy quét để quét lại 1 lần nữa, và ta đem so sánh với dữ liệu thiết kế trước khi xuất sang gia công. (như thế để kiểm tra sai số lại 1 lần nữa trước khi làm hàng loạt).

Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ, hy vọng có thể giúp ích cho Hoàng.
Một vấn đề rất quan trọng là làm sao sử dụng máy quét dữ liệu cần phải đầy đủ và càng chính xác càng tốt, như thế khi dựng lại surface sẽ giảm thiểu sai số.
Nếu dùng surface nhiều thì người ta vẫn quan trọng nhất là biên dạng bề mặt còn độ lồi lõm ta nên dùng smooth để giải quyết. (VD như cánh turbin hay vỏ ô tô, xe máy, rất cần đến biên dạng bề mặt chính xác nhưng phải đảm bảo độ smooth rất cao.).
Ngoài ra nên tăng số điểm lên để bề mặt được mịn hơn.

Hiện nay, trên thị trường thì có rất nhiều loại máy quét khác nhau, cái thì CMM, cái thì laser cầm tay, cái thì dạng khuyu tay, cái lắp với chân đế, cái thì đạt bàn.... Về cấp chính xác thì hiện nay mới có dòng CMM là có tiêu chuẩn quốc tế và cấp chính xác rất cao. Còn dòng laser thì cấp chính xác kém hơn, nhưng khá tiện lợi, rất nhanh và dễ dàng sử dụng, gọn nhẹ, dễ lắp đặt vận hành. Thông thường cấp chính xác khoảng 0.03 đến 0.20mm.

Nếu cần thêm thông tin gì có thể liên hệ với tôi.

 
Top