Li hợp siêu việt

  • Thread starter vu xuan dau
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
V

vu xuan dau

Author
Có bác nào biết chi tiết về công dụng và cấu tạo của li hợp siêu việt không?cho em với!có hình ảnh càng tốt.:57:
 
Có bác nào biết chi tiết về công dụng và cấu tạo của li hợp siêu việt không?cho em với!có hình ảnh càng tốt.:57:
Li hợp siêu việt hay một số sách còn ghi là ly hợp siêu vượt chính là một dạng của cơ cấu vượt dùng con lăn. Nó có tác dụng phòng quá tải, tức là chỉ cho cụm này (đĩa lắp then lên trục + bạc bên ngoài truyền chuyển động cho trục qua bi chêm) quay theo một chiều. Nếu vì lí do nào đó trục nhận được chuyển động nhanh hơn từ bạc truyền vào thì bạc sẽ quay lồng không.
Cơ cấu này lắp ở đầu ra hộp chạy dao một số máy tiện như T620(1K62)...
Để tìm hiểu kỹ hơn bạn đọc cuốn "Kỹ thuật tiện" của Thầy Trần Văn Địch hoặc sách gốc của Nga thì càng tốt. Cuốn này nói rất rõ có cả hình vẽ hoặc bạn tìm hiểu về cơ cấu vượt dùng con lăn cũng vậy
 
Để tớ thử nghĩ hộ cậu xem thế nào nhé: Ly hợp siêu vượt

ly tức ngắt, kiểu như chia ly, hợp là đóng kiểu như hợp long, như thế cái này có công dụng là để đóng và ngắt, tức là có hai cái j đó, ví dụ hai cái trục có quan hệ truyền động với nhau lúc thì ta muốn chúng hợp lại để truyền động lúc lại muốn chúng rời ra để ngắt truyền động, cái ở giữa hai cái này gọi là ly hợp nó dùng để đóng ngắt.

Siêu vượt mình hiểu nôm na là khi điều kiện nào đó - quay vượt quá mức bình thường - siêu thì cái ly hợp này có tác dụng.

Dựa trên nguyên tắc này cậu có thể di-zai ra cứ cái j thỏa mãn hai điều kiện trên: có khả năng ly và hợp khi siêu vượt thì được gọi là li hợp siêu vượt. Như thế ngoài kiểu ly hợp siêu vượt dùng con lăn như bạn Điều di-zai nói ở trên mà còn ít nhất hai loại khác nữa là li hợp siêu vượt kiểu bánh cóc - cậu có biết cái ly hợp này lắp ở đâu không - nó lắp ở cái xe đạp cậu vẫn đi ấy, khi bánh xe quay với tốc độ quá mức an toàn thì cái này có tác dụng ngắt chuyển động từ trục trước ra bánh sau. Một loại ly hợp siêu vượt khác là ly hợp điện từ - mình ko phải bên điện từ nên không dám bàn về cái này.

Còn một số loại nữa mình ko biết, và một số loại nữa cậu có thể thiết kế ra.



 

TYA

Well-Known Member
cho cái hình thật này cho "mãn nhãn" nhé !!

2nd : hình minh họa thì đúng nguyên lý rồi, nhưng cấu tạo thực phải có vòng giữ các chi tiết đó chứ .. không lúc lắc răng ông lão đâu.

Cty tôi gọi là ly hợp cam.

















*********************

công dụng : trên xe moto, có tác dụng khi hãm quán tính cụm ly hợp ma sát khi giảm ga.

Ở các cơ cấu khác, loại lh này sử dụng để truyền mo men 1 chiều và chống hiện tượng truyền ngược - giống vai trò bánh cóc trong xe đạp !
 
Last edited:
Hình nguyên lý ở máy T620

5 dẫn động trục trơn qua bi 3 vành 2, then khi đó trục trơn có tốc độ n1, n2 =0
Khi muốn chạy dao nhanh. n2>n1 bi 3 tháo lỏng hủy liên kết với 5. 5 quay lồng không với n1.
 
V

vu xuan dau

Author
Cám ơn các bác rất nhiều!em mới hỏi đêm qua sáng nay các bác đã up trả lời lên rồi.Em đang làm đồ án, có gì mong lại được sự chia sẻ của các bác và tất cả các bạn.One more time Thank you very much!
 
V

VTL.

Author
Đúng rồi, thực tế người ta hay gọi là "Vòng bi một chiều". Cái cá xe đạp cũng là một ví dụ.
@thanhddec: Ông nên đọc kỹ chủ đề rồi hẵng post bài. Đừng đem râu ông nọ cắm vào cằm bà kia nữa. Cái li hợp của ông là bộ côn ô tô, đem vào box Động lực/Ô tô xe máy mà post nhớ. Đừng thấy có chữ li hợp là copy&paste nguyên xi vào.
 
V

VTL.

Author
Hề hề, xem ra anh bạn chẳng hiểu gì về nội dung topic cả, ngay cả người đặt ra topic này cũng ngờ ngợ không biết cái đó là cái gì, sau đó còn xin ảnh làm dẫn chứng cụ thể.
Tớ không phàn nàn gì về người lập topic, nhưng xem ra phải làm rõ vấn đề ly hợp là gì đã để cho chủ topic tìm hiểu thêm, e hèm, post mấy cái ảnh của ly hợp mà không giải thích nguyên lý nó thế nào thì để làm gì, cho đẹp ah VTL!!!
Vô topic Solid và sản phẩm thì thấy ngay, bác TYA, thầy DCL, Liều Ngân Đình lập topic đâu chỉ post mấy cái ảnh mà còn diễn giải cách vẽ.
Hehe, bác mới vô, post được có 5 bài cho rằng mình hiểu biết, tôi đây số bài đã 155 mà chưa dám ngạo mạn, khinh đời.
Muốn vô đây quậy phá thì mời đi chỗ khác nhé.
Thân!
p/s: Xem bài siu tầm của ta được chủ topic bấm thank kìa
Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe nhá. Chủ topic hỏi Li hợp siêu vượt nhá. Còn bộ côn ô tô của ông trong nghành người ta gọi là "Li hợp thường đóng" nhá. Có hiểu từ ấy không rồi hẵng nói tiếp nhá. Bị ban nic suốt ngày mà vẫn tinh tướng à ? Định cậy 155 bài để lên lão làng à?
 
Chủ topic hỏi về LI HỢP SIÊU VIỆT đã quá rõ nghĩa và các bài trả lời đã gần như đủ ý.

Đây không phải là nơi tranh luận muốn "giao tranh" sử dụng mục nhắn tin riêng nhé. Người biết nhiều biết ít cũng đều là thành viên Mes, vào sớm hay muộn cũng vậy thôi.
 
Hề hề, xem ra anh bạn chẳng hiểu gì về nội dung topic cả, ngay cả người đặt ra topic này cũng ngờ ngợ không biết cái đó là cái gì, sau đó còn xin ảnh làm dẫn chứng cụ thể.
Tớ không phàn nàn gì về người lập topic, nhưng xem ra phải làm rõ vấn đề ly hợp là gì đã để cho chủ topic tìm hiểu thêm, e hèm, post mấy cái ảnh của ly hợp mà không giải thích nguyên lý nó thế nào thì để làm gì, cho đẹp ah
VTL!!!
Vô topic Solid và sản phẩm thì thấy ngay, bác TYA, thầy DCL, Liều Ngân Đình lập topic đâu chỉ post mấy cái ảnh mà còn diễn giải cách vẽ.
Hehe, bác mới vô, post được có 5 bài cho rằng mình hiểu biết, tôi đây số bài đã 155 mà chưa dám ngạo mạn, khinh đời.
Muốn vô đây quậy phá thì mời đi chỗ khác nhé.
Thân!
p/s: Xem bài siu tầm của ta được chủ topic bấm thank kìa
Hừm ,ly hợp à nhiệu lắm bạn ạ tớ lấy ví dụ nhé : ly hợp ma sát đĩa ,ly hợp bi , ly hợp vấu , ly hợp chốt cắt ,.. nhiều lắm . Còn điều bạn chủ toppic này muốn hỏi là ly hợp siêu vượt kia ,bạn đã hiều gì về nó chưa ?Còn cái bạn post lên à quên bạn copy rồi past thì đúng hơn là ly hợp ma sát đĩa đấy , với loại ly hợp ma sát bạn có tin rằng tớ đã từng nhìn tận mắt và sờ nó không , không những vậy mình đã từng cải tiến nó ? Chắc bạn không tin là tớ là sinh viên mà đã làm được điều đó ? ,bởi vậy đề nghị bạn khiêm tốn khi post bài ,đọc kỹ nội dung hỏi khi trả lời và không nên có lời lẽ khó nghe trong bài viết .
 
Để tớ thử nghĩ hộ cậu xem thế nào nhé: Ly hợp siêu vượt

ly tức ngắt, kiểu như chia ly, hợp là đóng kiểu như hợp long, như thế cái này có công dụng là để đóng và ngắt, tức là có hai cái j đó, ví dụ hai cái trục có quan hệ truyền động với nhau lúc thì ta muốn chúng hợp lại để truyền động lúc lại muốn chúng rời ra để ngắt truyền động, cái ở giữa hai cái này gọi là ly hợp nó dùng để đóng ngắt.

Siêu vượt mình hiểu nôm na là khi điều kiện nào đó - quay vượt quá mức bình thường - siêu thì cái ly hợp này có tác dụng.

Dựa trên nguyên tắc này cậu có thể di-zai ra cứ cái j thỏa mãn hai điều kiện trên: có khả năng ly và hợp khi siêu vượt thì được gọi là li hợp siêu vượt. Như thế ngoài kiểu ly hợp siêu vượt dùng con lăn như bạn Điều di-zai nói ở trên mà còn ít nhất hai loại khác nữa là li hợp siêu vượt kiểu bánh cóc - cậu có biết cái ly hợp này lắp ở đâu không - nó lắp ở cái xe đạp cậu vẫn đi ấy, khi bánh xe quay với tốc độ quá mức an toàn thì cái này có tác dụng ngắt chuyển động từ trục trước ra bánh sau. Một loại ly hợp siêu vượt khác là ly hợp điện từ - mình ko phải bên điện từ nên không dám bàn về cái này.

Còn một số loại nữa mình ko biết, và một số loại nữa cậu có thể thiết kế ra.



Theo như trí nhớ của mình thì bạn xếp cơ cấu bánh cóc và ly hợp điện từ vào loại ly hợp siêu vượt là có vấn đề ? Bạn kiểm tra lại thông tin đi như vậy đã đúng chưa ,cách phân tích của bạn thì mình thấy tạm ổn nhưng ở từ "siêu vượt " bạn cắt nghĩa chưa rõ lắm .
 
Theo như trí nhớ của mình thì bạn xếp cơ cấu bánh cóc và ly hợp điện từ vào loại ly hợp siêu vượt là có vấn đề ? Bạn kiểm tra lại thông tin đi như vậy đã đúng chưa ,cách phân tích của bạn thì mình thấy tạm ổn nhưng ở từ "siêu vượt " bạn cắt nghĩa chưa rõ lắm .
Có vấn đề j thì Dũng nói luôn đi nói song nếu thực sự có vấn đề thì mình mới nói được chứ!
 

TYA

Well-Known Member
Hình nguyên lý ở máy T620

5 dẫn động trục trơn qua bi 3 vành 2, then khi đó trục trơn có tốc độ n1, n2 =0(1)
Khi muốn chạy dao nhanh. n2>n1 bi 3 tháo lỏng hủy liên kết với 5. 5 quay lồng không với n1(2).








@dieu : anh công nhận là hình này có trong sách (Nguyên lý máy phải không?) vì năm trước anh có xem lại sách.


Nhưng giải thích như thế thì không đúng đâu . Nên xem lại giải thích của sách xem có khác không ......(sẽ khác)

Xem lại chữ bôi đậm (1) và (2) có phải là hai trường hợp khác nhau mà Dieu trình bày?

Nếu vậy thì (1) có quá trình trượt của ít nhất 1 chi tiết

(2) thì quay lồng không >> Khi nào là hoạt động đây ?

Chú ý : ở mọi ly hợp, trong khi hoạt động bình thường thì các chi tiết ôm lấy nhau cùng quay, không trượt - đó là lý do vì sao xe máy chúng ta đi không mòn hết các tấm ma sát ! Còn để giết ly hợp thì lên xe, đề nổ , bóp chặt phanh hết cỡ và lên ga trong 30 phút xem...Hic hic
 
Cảm ơn anh.
Li hợp siêu việt theo như hình này. Lắp ở đầu ra trục trơn hộp chạy dao máy T620. Lý do sinh ra li hợp này là chỉ truyền chuyển động theo một chiều (trên hình là n1) và khi chạy dao nhanh (di chuyển bàn dao nhanh) dùng một động cơ riêng có tốc độ là n2 > n1. Mục đích là hộp chạy dao vẫn hoạt động, bàn dao cũng hoạt động mà không cản trở nhau.

- Khi làm việc có n1 truyền qua 5 -->3-->2--> trục trơn khi đó n2 không có, n2 chỉ có khi chạy dao nhanh anh ạ. Em thừa nhận ghi n2=0 như anh chú thích (1) là sai.
(2) quay lồng không là không sai.
Nhưng có 1 lối hơi nặng đó là n1 và n2 quay cùng chiều híc, lúc vẽ thêm hì hục giờ mới để ý. Hình đúng phải như sau:
 
Last edited by a moderator:
Tính im mà không được, thanhddec coi kỹ lại nhé: Bạn Vu Xaun Dau hỏi về ly hợp siêu việt, bạn lại trả lời về ly hợp thông thường, cũng giống như tôi hỏi đường đi về quận tân Bình mà bạn chỉ : Cứ đi đến Việt Nam vậy. Tất nhiên ly hợp siêu việt vẫn phải là một ly hợp, còn nó "siêu việt" chỗ nào thì cần phải làm cho rõ, chứ không phải chỉ cần chỉ ra cách hoạt động của một ly hợp, Chúng ta đều là những người làm về kỹ thuật, nên chính xác chứ không nên đi lan man thế.
@Dieutn & all: Cái hình của Dieutn là chính xác với một ly hợp siêu việt điển hình, nhưng nó chỉ quay và làm việc một chiều, dieutn có biết kết cấu của loại ly hợp siêu việt làm việc được cả hai chiều không?
 
Anh Nam có thông tin gì ly hợp siêu việt hai chiều không ạ? Chỉ cho em xem với. Em đang là sinh viên chỉ được học cái ly hợp một chiều đó thôi.
 
Status
Not open for further replies.
Top