Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Author
Hình sau là mô hình truyền động ô tô, cầu sau chủ động.

Có hai cơ cấu chính:

1. Cơ cấu chuyển hướng bánh trước: là cơ cấu 4 khâu bản lề có hai tay quay dài bằng nhau, bánh xe lắp trên ngỗng trục gắn với tay quay. Kích thước các khâu được chọn sao cho khi đi vòng, đường trục kéo dài của 4 bánh luôn đồng quy (hình dưới). Điều này bảo đảm bánh xe không bị trượt ngang, tránh mòn lốp.

2. Cơ cấu vi sai bánh răng nón dẫn động hai bánh sau.
Động cơ làm quay bánh răng nón màu cam ăn khớp với bánh răng nón lớn màu xanh lá. Bánh này có khung mang hai bánh răng nón nhỏ màu vàng. Mỗi bánh xe sau gắn với bánh răng nón nhỏ màu xanh quay trên ổ gắn với khung xe. Bánh răng lớn và 4 bánh răng nhỏ tạo thành bộ truyền vi sai, hai bánh răng vàng có trục quay di động. Quan hệ vận tốc:
ωc = (ω1 + ω2)/2
trong đó
ωc là vận tốc góc của bánh răng lớn hay của khung
ω1 và ω2 là vận tốc góc của hai bánh răng mang bánh xe sau.
Khi đi vòng và ωc không đổi, bánh xe gần tâm quay vòng sẽ quay chậm lại và bánh xe ở xa quay nhanh lên theo quan hệ trên, tránh trượt bánh xe theo phương lăn, gây mòn lốp.

Xem mô phỏng:

Mô phỏng thể hiện quá trình truyền động theo các bước:

a. Đi thẳng: hai bánh xe sau có vận tốc bằng nhau, bánh xe hành tinh vàng không quay quanh trục tâm của nó.
b. Vòng trái: bánh xe trái quay chậm lại, bánh xe phải quay nhanh lên tương ứng, bánh xe hành tinh vàng quay quanh trục tâm của nó.
c. Đi thẳng: như bước a.
d. Vòng phải: diễn biến ngược lại bước b.
e. Đi thẳng: như bước a.

► Mô phỏng làm trong Inventor 2008, Dynamic Simulation.

Dùng Joint RI Cone on Cone để ràng buộc quay từng cặp bánh răng nón. Vẽ sẵn vòng lăn ở mặt đầu lớn của từng bánh răng để chọn cho ràng buộc này.

Phải gán chuyển động cho các chi tiết sau:
- Bánh răng màu cam: Velocity, Constant
- Một bánh xe sau: Velocity, Input Grapher, để tăng giảm vận tốc phù hợp tình trạng quay vòng.
- Môt ngõng trục bánh trước: Position, Input Grapher, để điều khiển góc quay bánh trước..
- Cả hai bánh xe trước: Velocity, Input Grapher, đồ thị ngược nhau để tăng giảm vận tốc phù hợp tình trạng quay vòng.

► Bản vẽ kết cấu bộ vi sai ô tô:

- Hình bên trái: bộ vi sai ô tô YAZ-5 của Nga, cách làm việc giống mô hình trên.

- Hình bên phải: bộ vi sai dùng cho xe bánh xích. Quay vòng xe bằng cách thay đổi vận tốc của xích.
Khi đi thẳng các tang hãm 1 và 2 không bị giữ.
Nếu hãm tang 2 bên phải, bánh răng Z2 sẽ lăn trên bánh răng Z1 cố định, bánh răng Z3 và Z3’ sẽ có thêm chuyển động ngược chiều nhau, do đó trục 3 nối với bánh xích bên phải sẽ quay châm lại, trục 4 nối với bánh xích bên trái quay nhanh lên làm xe kéo đi vòng.
Nếu hãm tang 1 bên trái thì có quá trình ngược lại.

 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai ô tô dùng bánh răng trụ

Hình sau là mô hình cơ cấu vi sai ô tô dùng bánh răng trụ.

Bánh răng lớn màu xanh và màu xanh lá có trục dài nối với hai bánh xe (không vẽ). Trên vành răng lớn màu vàng có ổ lắp 4 bánh răng nhỏ. Hai bánh răng nhỏ màu hồng ăn khớp với bánh răng lớn màu xanh. Hai bánh răng nhỏ màu cam ăn khớp với bánh răng lớn màu xanh lá. Từng cặp bánh răng hồng và cam ăn khớp với nhau. Hai bánh răng màu hồng không ăn khớp với bánh răng lớn màu xanh lá. Hai bánh răng màu cam không ăn khớp với bánh răng lớn màu xanh. Động cơ làm vành răng vàng quay với vận tốc góc ωc. Quan hệ vận tốc:
ωc = (ω1 + ω2)/2
trong đó:
ω1 và ω2 là vận tốc góc của hai bánh răng lớn mang bánh xe.
Khi đi vòng và ωc không đổi, bánh xe gần tâm quay vòng sẽ quay chậm lại và bánh xe ở xa quay nhanh lên theo quan hệ trên.
Trước đây đã có kiểu ô tô dùng loại vi sai này. So với bộ vi sai bánh răng nón thì bộ vi sai bánh răng trụ dễ chế tạo hơn (tránh bánh răng nón) nhưng nhiều bánh răng hơn, kích thước hướng kính lớn hơn.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=tOSQK5ZZzhg
Kim màu đỏ chỉ hướng đi:
a. Đi thẳng: hai trục bánh xe có vận tốc bằng nhau, các bánh răng nhỏ không quay quanh trục tâm của nó.
b. Vòng phải: bánh xe phải quay chậm lại, bánh xe trái quay nhanh lên tương ứng, các bánh răng nhỏ quay quanh trục tâm của nó.
c. Đi thẳng: như bước a.
d. Vòng trái: diễn biến ngược lại bước b.
e. Đi thẳng: như bước a.

► Mô phỏng làm trong Inventor 2008, Dynamic Simulation.
Dùng Joint RI Cylinder on Cylinder để ràng buộc quay từng cặp bánh răng trụ. Vẽ sẵn vòng lăn của từng bánh răng để chọn cho ràng buộc này.
Phải gán chuyển động cho các chi tiết sau:
- Kim: Position, Input Grapher, để chỉ hướng đi
- Vành răng màu vàng: Velocity, Constant
- Một bánh răng lớn: Velocity, Input Grapher, để tăng giảm vận tốc phù hợp với hướng kim đã chỉ.

 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai ô tô dùng bi
Hình sau là mô hình nguyên lý bộ vi sai ô tô dùng bi ma sát.

Hai đĩa ma sát có trục nối với bánh xe (không vẽ) của ô tô và quay trên ổ của khung xe. Vành răng giữa nhận chuyển động quay từ động cơ. Vành này có lỗ để chứa các viên bi cầu. Lò xo ép hai đĩa với các viên bi tạo thành bộ truyền ma sát bi cầu.
Quan hệ vận tốc:
ωc = (ω1 + ω2)/2
trong đó
ωc là vận tốc góc của vành răng.
ω1 và ω2 là vận tốc góc của hai đĩa mang bánh xe.
Khi đi vòng và ωc không đổi, đĩa phía trong, gần tâm quay vòng sẽ quay chậm lại và nhờ bộ vi sai, đĩa kia sẽ quay nhanh lên theo quan hệ vận tốc trên, tránh trượt bánh xe theo phương lăn.

Xem mô phỏng:

http://www.youtube.com/watch?v=IkpTGkMxgLc

Kim màu đỏ chỉ hướng đi:

a. Đi thẳng: hai đĩa có vận tốc bằng nhau, bi không quay quanh mình nó.
b. Vòng trái: đĩa phải quay nhanh lên, đĩa trái quay chậm lại tương ứng, bi có quay quanh mình nó.
c. Đi thẳng: như bước a.
d. Vòng phải: diễn biến ngược lại bước b.
e. Đi thẳng: như bước a.

► Mô phỏng làm trong Inventor 2008, Dynamic Simulation.
Dùng Joint RI Cone on Cone để ràng buộc quay từng bi với hai đĩa. Vẽ sẵn vòng tiếp xúc của đĩa và bi để chọn cho ràng buộc này.

Phải gán chuyển động cho các chi tiết sau:
- Kim: Position, Input Grapher, để chỉ hướng đi
- Vành răng màu vàng: Velocity, Constant
- Một đĩa: Velocity, Input Grapher, để tăng giảm vận tốc phù hợp với hướng đi kim đã chỉ.


► Hình sau, bên trái là một cải tiến của mô hình trên: làm rãnh vòng chữ V trên đĩa để tăng ma sát nhưng gây trượt giữa bi và rãnh.

► Hình giữa là một cải tiến khác: dùng các rãnh hình dạng đặc biệt tạo lực ép, không cần lò xo. Tấm 4 đặt giữa hai đĩa có 8 lỗ chứa bi xếp theo hai đường tròn khác bán kính. Mỗi đường tròn có 4 lỗ. Đĩa 1 và 5 có các rãnh hình trăng khuyết. Lắp các đĩa 1 và 5 sao cho không còn khe hở giữa bi và đĩa. Khi một trong các đĩa quay chậm lại thì bi bắt đầu quay trong lỗ của tấm 4 và làm đĩa kia quay nhanh lên. Lúc đó bi lần lượt chuyển từ rãnh của đĩa 5 sang đĩa 1 và ngược lại.
Hình bên phải mô tả cụ thể hình dạng rãnh bi và vị trí của bi và hai đĩa khi lắp (chỉ vẽ 2 bi thay vì 4).
Rãnh bi được tạo nên bằng cách từ tiết diện lớn nhất của rãnh, quét tiết diện đó về hai phía theo đường xoắn vít có hướng xoắn ngược nhau để bỏ vật liệu.
Hai đĩa lắp đối mặt và xoay đi 90 độ để phần không rãnh của đĩa này đối diện với phần sâu nhất của rãnh ở đĩa kia.
Bất kì chuyển động quay nào quanh trục quay của 3 đĩa cũng làm bi chêm vào giữa hai rãnh, tạo lực ma sát truyền động.

Tuy ma sát không truyền được lực lớn nhưng cũng đã có ô tô dùng bộ vi sai bi như bản vẽ dưới. Hai đĩa 1 và 4 nối với bánh xe. Đĩa giữa 3 nhận chuyển động từ động cơ qua bộ bánh răng nón. Không có lò xo, lực ma sát giữa bi và đĩa 1, 4 do hình dạng rãnh trên đĩa tạo nên.
Ngoài ra nó được dùng nhiều trong ô tô đồ chơi điều khiển từ xa loại lớn.


 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai ô tô dùng đai truyền

Trên Internet có ảnh chụp một mẫu thí nghiệm như hình dưới bên trái. Theo đó dựng được bộ vi sai đai truyền như hình bên phải.

Hai bánh đai màu xanh nối với bánh xe (không vẽ) quay trên khung xe. Một khung (màu vàng nhạt) có bánh đai lớn nhận chuyển động từ động cơ. Trên khung này có trục ngang lắp hai bánh đai màu cam. Dây dai mắc qua cả 4 bánh đai nhỏ. Cơ cấu này có hai bậc tự do tương tự như bộ vi sai bánh răng nón. Nếu giữ khung cố định sẽ có bộ truyền đai đảo chiều quay giữa hai bánh đai màu xanh.
Chắc kiểu vi sai sai này không được dùng trong thực tế vì cồng kềnh và khả năng tải kém.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=-dtBWDVshYY
Kim màu đỏ chỉ hướng đi:

a. Đi thẳng: hai bánh đai màu xanh có vận tốc bằng nhau, hai bánh đai màu cam không quay.
b. Vòng trái: bánh đai xanh bên phải quay nhanh lên, bánh đai xanh bên trái quay chậm lại tương ứng, hai bánh đai màu cam quay.
c. Vòng phải: bánh đai xanh bên trái quay nhanh lên, bánh đai xanh bên phải quay chậm lại tương ứng, hai bánh đai màu cam quay ngược lại.
d. Đi thẳng: như bước a.

► Mô phỏng làm trong Inventor 2008, Dynamic Simulation.
Không thể mô phỏng được chuyển động của dây đai nên cho đai màu đen để khó nhận biết.
Phải gán chuyển động cho các chi tiết sau:
- Kim: Position, Input Grapher, để chỉ hướng đi
- Vành răng màu vàng: Velocity, Constant
Chuyển động của các bánh đai nhỏ đều được tính toán rồi gán cho các khớp quay của chúng theo Velocity, Input Grapher bảo đảm phù hợp với hướng kim đã chỉ.

► Có thể còn nhiều kiểu vi sai ô tô dùng đai. Xin nêu thêm kiểu sau:



Hai bánh đai màu xanh nối với bánh xe (không vẽ) quay trên khung xe. Một khung (màu vàng) có bánh đai lớn nhận chuyển động từ động cơ. Trên khung này có 3 trục lắp bánh đai màu cam và màu tím. Có hai dây đai mắc như trên hình tạo thành hai bộ truyền đai. Nếu giữ khung cố định sẽ có bộ truyền đai đảo chiều quay giữa hai bánh đai màu xanh. Kích thước chiều trục gọn hơn kiểu trên.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v
/FONT]


Đối với kiểu này hoàn toàn có thể dùng xích thay cho đai. Lúc đó có bộ vi sai ô tô dùng xích chạy khỏe hơn.
 
Last edited:
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Xin đóng góp với anh em đoạn video nói về sự hình thành và chú giải cặn kẽ hơn về bị vi sai.


 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai ô tô dùng cơ cấu thanh
Hình sau là mô hình nguyên lý bộ vi sai ô tô toàn khớp thấp (tiếp xúc mặt).



Vành răng nhận chuyển động từ động cơ, quay trên thân ổ cố định gắn với khung xe.

Vành răng có trụ trượt theo phương đường kính.
Đòn màu xanh lá có lỗ để trượt trên trụ này.
Hai tay quay màu xanh quay trên thân ổ cố định gắn với khung xe.
Trục tay quay nối với bánh xe ô tô (không vẽ).
Mỗi tay quay có quả cầu hồng lắp với nó bằng khớp cầu.
Hai đầu trụ của đòn màu xanh lá trượt trong lỗ của quả cầu hồng.
Cấu tạo này cho phép cơ cấu hoạt động như bộ vi sai ô tô dùng bánh răng nón.
Đòn màu xanh lá chỉ trượt đi lại trên trụ của vành răng lúc xe đi vòng, khi vận tốc hai tay quay không bằng nhau.
Quan hệ vận tốc:
ωc = (ω1 + ω2)/2
trong đó
ωc là vận tốc góc của vành răng.
ω1 và ω2 là vận tốc góc của hai trục tay quay.
Khi đi vòng và ωc không đổi, trục tay quay phía trong, gần tâm quay vòng sẽ quay chậm lại và nhờ bộ vi sai, trục tay quay kia sẽ quay nhanh lên theo quan hệ vận tốc trên.
So với bộ vi sai ô tô dùng bánh răng nón:
Ưu điểm: tiếp xúc mặt, truyền lực khỏe, lâu mòn, êm.
Nhược điểm: cồng kềnh, có chi tiết tịnh tiến đi lại tạo lực quán tính biến đổi, gây rung.

Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=BW_jGuIkOZw
Kim màu đỏ chỉ hướng đi:

a. Đi thẳng: hai tay quay có vận tốc bằng nhau, đòn màu xanh lá không trượt trên trụ của vành răng.
b. Vòng trái: tay quay bên phải quay nhanh lên, tay quay bên trái quay chậm lại tương ứng, đòn màu xanh lá đi lại trên trụ của vành răng.
c. Vòng phải: tay quay bên trái quay nhanh lên, tay quay bên phải quay chậm lại tương ứng, đòn màu xanh lá đi lại trên trụ của vành răng.
d. Đi thẳng: như bước a.


► Mô phỏng làm trong Inventor 2008, Dynamic Simulation.
Phải gán chuyển động cho các chi tiết sau:
- Kim: Position, Input Grapher, để chỉ hướng đi
- Vành răng màu vàng: Velocity, Constant
- Một tay quay: Velocity, Input Grapher, để tăng giảm vận tốc phù hợp với hướng kim đã chỉ.

Cơ cấu này chưa được thử nghiệm thực tế. Nó là một vận dụng từ cơ cấu nêu trong bài:
http://www.meslab.org/mes/threads/20526-ba-kieu-khop-truc-goc

► Trên Internet tại
http://www.nzmeccano.com/
/FONT]

có hình một mẫu thí nghiệm bộ vi sai theo nguyên tắc này nhưng không dùng khớp cầu (hình trái). Đoán là có thêm một khâu màu tím cùng một khớp quay trượt loại 4 (với đòn màu xanh lá) và hai khớp quay loại 5 như hình phải.



Xem mô phỏng:

http://www.youtube.com/watch?v=J-vX0XtTQOI

Vài điều nói thêm về bộ vi sai ô tô

► Nhược điểm của bộ vi sai thường

Khi bánh xe bám đường tốt, mô men xoắn truyền được cho xe chỉ bị hạn chế bởi công suất động cơ. Động cơ càng khỏe lực đẩy xe càng lớn.
Khi độ bám đường kém thì mô men xoắn truyền được cho bánh xe không thể lớn theo khả năng của động cơ. Lúc đó mô men xoắn lớn nhất truyền cho bánh xe chỉ bằng mô men cản bánh xe khi bánh xe bắt đầu trượt.
Bộ vi sai có đặc điểm là mô men xoắn mà động cơ truyền cho hai bánh luôn bằng nhau.
(Có ai chứng minh được điều này thì phổ biến cho diễn đàn).
Điều này rất bất lợi nếu một trong hai bánh xe chủ động có độ bám đường kém và bị trượt. Đó là khi bánh xe ở chỗ đường đóng băng, có bùn hoặc dầu. Tệ hơn nữa là chỗ đường lổn nhổn, bánh xe không chạm đường. Do lực bám nhỏ nên mô men truyền cho bánh xe bị trượt bé, dẫn đến mô men truyền cho bánh không bị trượt cũng bé. Kết quả chung là không còn lực đẩy để xe chạy.
Để khắc phục phải có thêm bộ phận cho bộ vi sai thường (không có bộ phận bổ sung). Đó là bộ vi sai hạn chế trượt có ở hầu hết ô tô hiện tại. Nó hoạt động như bộ vi sai thường khi xe đi thẳng, đi vòng nhưng lại cho phép tăng mô men xoắn truyền cho bánh xe không trượt nếu có bánh xe bị trượt.

► Còn rất nhiều kiểu cơ cấu vi sai ô tô. Một ví dụ là bộ vi sai cho xe Honda Civic CRX ở hình dưới, dùng bánh trụ răng xoắn, chắc là theo nguyên lý đã trình bày ở trên nhưng còn có tính năng hạn chế trượt.

Lắm kiểu lạ, rất khó hiểu, ví dụ loại cam và bi. Cần đến đâu tìm hiểu đến đó vậy.

► Xe không dùng bộ vi sai. Có các kiểu sau:

1. Chỉ truyền động cho 1 bánh nên chẳng cần bộ vi sai. Kiểu này dễ làm xe mất ổn định, ít được dùng. Ấn độ vẫn sản xuất ô tô giá rẻ dùng kiểu này.

2. Truyền động qua ly hợp 1 chiều cho từng bánh chủ động (như líp xe đạp). Khi đi vòng chỉ có bánh xe gần tâm quay vòng là được truyền động, bánh kia tự quay nhanh lên.

3. Truyền động vô cấp cho từng bánh xe chủ động. Khi quay vòng, mỗi bánh xe được truyền động với tỷ số truyền khác nhau. Chúng có khả năng như bộ vi sai hạn chế trượt.

4. Xe có động cơ điện riêng cho từng bánh chủ động.

 
Last edited:
Author
Ðề: Mô phỏng bộ vi sai ô tô

Xin thêm một số bộ vi sai.



Hình 1a: Bộ vi sai dùng bánh răng trụ và cơ cấu bình hành.
Bánh đai và khung nhận chuyển động từ động cơ ô tô, vận tốc n1. Một bánh xe (không vẽ) lắp trên trục bánh răng màu cam, vận tốc n2. Bánh xe kia lắp trên trục mang quả lệch tâm màu hồng, vận tốc n3. Bánh răng hành tinh màu xanh có gắn quả lệch tâm. Các quả lệch tâm lắp với thanh truyền màu vàng. Số răng của 3 bánh răng như nhau.
Bộ vi sai bảo đảm khi vận tốc một bánh xe tăng thì vận tốc bánh kia giảm theo quan hệ: n1 = (n2 + n3)/2. Cơ cấu bình hành chỉ hoạt động khi n2 hoặc n3 khác n1.
Bộ vi sai này thật là đơn giản, chẳng hiểu vì sao không thấy dùng. Xem mô phỏng
http://youtu.[MEDIA=youtube]e-NyBR2...em mô phỏng [URL]http://youtu.be/PbXnxGb96go

Hình 1c: Bộ vi sai dùng bánh răng nón.
Trục chữ thập màu xanh nhận chuyển động từ động cơ ô tô, vận tốc n1. Hai trục ra màu hồng và xanh lá mang hai bánh răng nón lớn và bánh xe (không vẽ), vận tốc n2 và n3. Hai bánh răng nón nhỏ, màu vàng, quay lồng không trên đoạn trục ngang của trục màu xanh. Hai khối hai bánh răng nón quay lồng không trên phần trục dọc của trục màu xanh, mỗi khối ăn khớp với một bánh răng vàng và với bánh răng nón lớn. Hai bộ truyền bánh răng lớn có tỷ số truyền như nhau. Các bánh răng còn lại có cùng số răng.
Bộ vi sai bảo đảm khi vận tốc một bánh xe tăng thì vận tốc bánh kia giảm theo quan hệ: n1 = (n2 + n3)/2. Hai bánh răng vàng chỉ quay quay trục của chúng khi n2 hoặc n3 khác n1. Xem mô phỏng
http://youtu.be/yDcOhhbbc-U



Hình 2a: Bộ vi sai dùng bánh răng trụ xoắn.
Bánh đai và khung nhận chuyển động từ động cơ ô tô, vận tốc n1. Hai trục ra màu cam và xanh lá mang hai bánh răng lớn (cùng số răng) và bánh xe (không vẽ), vận tốc n2 và n3. 4 bánh răng vàng và 2 bánh răng xanh (cùng số răng) quay lồng không trên các trục cố định trên khung và nối truyền động giữa hai bánh răng lớn.
Bộ vi sai bảo đảm khi vận tốc một bánh xe tăng thì vận tốc bánh kia giảm theo quan hệ: n1 = (n2 + n3)/2. Các bánh răng nhỏ chỉ quay quay trục của chúng khi n2 hoặc n3 khác n1. Xem mô phỏng
http://youtu.be/dux_RKg4-Xo

Hình 2b: Bộ vi sai dùng bánh răng trụ xoắn.
Bánh đai và khung nhận chuyển động từ động cơ ô tô, vận tốc n1. Hai trục ra màu cam và xanh lá mang hai bánh răng lớn (cùng số răng) và bánh xe (không vẽ), vận tốc n2 và n3. 2 bánh răng màu hồng và 2 bánh răng màu xanh lá (cùng số răng) quay lồng không trên các trục cố định trên khung và nối truyền động giữa hai bánh răng lớn.
Bộ vi sai bảo đảm khi vận tốc một bánh xe tăng thì vận tốc bánh kia giảm theo quan hệ: n1 = (n2 + n3)/2. Các bánh răng nhỏ chỉ quay quay trục của chúng khi n2 hoặc n3 khác n1. Xem mô phỏng
http://youtu.be/S4A0s3WXJCs

Hình 2c: Bộ vi sai bánh răng nón có cơ cấu chống trượt.
Bánh đai và khung nhận chuyển động từ động cơ ô tô, vận tốc n1. Hai trục ra màu xanh và màu xanh lá mang hai bánh răng nón (cùng số răng) và bánh xe, vận tốc n2 và n3. Hai bánh răng nón màu vàng (cùng số răng) quay lồng không.
Bộ vi sai bảo đảm khi vận tốc một bánh xe tăng thì vận tốc bánh kia giảm theo quan hệ: n1 = (n2 + n3)/2. Các bánh răng màu vàng chỉ quay quay trục của chúng khi n2 hoặc n3 khác n1.
Khi bánh xe phải mất lực bám với nền, quay trượt. Do nhược điểm của bộ vi sai, mô men truyền cho bánh xe trái bằng không, xe không thể tiến được. Để khắc phục tình trạng này, người lái đóng ly hợp (bên phải) truyền mô men cho cả hai bánh, hai bánh sẽ quay với vận tốc như nhau, xe có thể tiến lên được nếu bánh trái có đủ lực bám. Xem mô phỏng
http://youtu.be/xTYGVGU_g88
 
Top