Một số vấn đề khi thiết kế sản phẩm đúc

  • Thread starter ahead00000
  • Ngày mở chủ đề
A

ahead00000

Author
Chào mọi người. Em có chi chi tiết hộp ổ cắm điện cần phân khuôn và lắp khuôn mà không hiểu sao nó bị mắc. Mọi người giúp em với ạ. Đây là các hình ảnh bắt đầu cho quá trình thiết kế đồ án về khuôn của em. Màu xanh lá cây trên hình của em là thuộc nửa khuôn cố định, còn màu đỏ là thuộc khuôn di động. Trong quá trình làm để tạo độ dốc cho những mặt thuộc khuôn dưới( di động) thì phần fillet là phần chuyển giao giữa hai mặt phẳng chuyển thành màu xanh thẫm. Nó là màu cho biết độ dốc không rõ ràng, em lại không biết cách khắc phục. Mọi người giúp em xem chọn độ dốc thế nào thì phù hợp và những lưu ý khi tách và lắp khuôn. Cám ơn mọi người nhiều

 
Last edited by a moderator:
N

NGONLUABAC

Author
Chào mọi người. Em có chi chi tiết hộp ổ cắm điện cần phân khuôn và lắp khuôn mà không hiểu sao nó bị mắc. Mọi người giúp em với ạ. Đây là các hình ảnh bắt đầu cho quá trình thiết kế đồ án về khuôn của em. Màu xanh lá cây trên hình của em là thuộc nửa khuôn cố định, còn màu đỏ là thuộc khuôn di động. Trong quá trình làm để tạo độ dốc cho những mặt thuộc khuôn dưới( di động) thì phần fillet là phần chuyển giao giữa hai mặt phẳng chuyển thành màu xanh thẫm. Nó là màu cho biết độ dốc không rõ ràng, em lại không biết cách khắc phục. Mọi người giúp em xem chọn độ dốc thế nào thì phù hợp và những lưu ý khi tách và lắp khuôn. Cám ơn mọi người nhiều
Thực tế là góc nghiêng độ là góc thoát khuôn mà thui...tùy theo dung sai tren bản vẽ mà chọn góc thoát khuôn cho đúng voi dung sai...chi tiết của bạn rất dễ ko cần tách trong phần mold....dùng các lẹnh bình thường cũng đc...
Công ty tui hay làm : vẽ nghiêng độ luôn ...dùng lệnh combine ...xong split tách ra.v.v
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Khắc phục bằng cách tạo các fillet cuối cùng, sau khi đã tạo độ dốc hợp lý cho các mặt khác.

Không riêng gì thiết kế các sản phẩm đúc, thiết kế các chi tiết gia công bằng những phương pháp khác cũng vậy, nếu không vì lý do đặc biệt, chỉ nên fillet sau cùng, to trước và nhỏ sau.

***

Góp ý thêm: Không nên nêu câu hỏi với những kiểu "giúp với" chung chung như vậy, chiếu cố cậu lần đầu!
 
Last edited:
A

ahead00000

Author
Khắc phục bằng cách tạo các fillet cuối cùng, sau khi đã tạo độ dốc hợp lý cho các mặt khác.

Không riêng gì thiết kế các sản phẩm đúc, thiết kế các chi tiết gia công bằng những phương pháp khác cũng vậy, nếu không vì lý do đặc biệt, chỉ nên fillet sau cùng, to trước và nhỏ sau.

***

Góp ý thêm: Không nên nêu câu hỏi với những kiểu "giúp với" chung chung như vậy, chiếu cố cậu lần đầu!
Cháu cám ơn chú, cháu sẽ rút kinh nghiệm
Có phải tạo độ dốc cho phần fillet đó không ạ?
Chú cho cháu hỏi thêm, ở thành trong mặt sau của chi tiết có phần hõm vào, phần nửa đường tròn khi cháu thực hiện thì nó cúng gặp lỗi giống với phần fillet, vậy là lỗi gì ạ?. Ở hình của cháu post lên cũng có minh họa chú ạ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Cháu cám ơn chú, cháu sẽ rút kinh nghiệm
Có phải tạo độ dốc cho phần fillet đó không ạ?
Chú cho cháu hỏi thêm, ở thành trong mặt sau của chi tiết có phần hõm vào, phần nửa đường tròn khi cháu thực hiện thì nó cúng gặp lỗi giống với phần fillet, vậy là lỗi gì ạ?. Ở hình của cháu post lên cũng có minh họa chú ạ
Đó là lỗi "lưỡng tính". Nguyên do là vì khi cậu tạo dốc thì tại nơi chuyển tiếp bị mất quan hệ tiếp tuyến, vốn đã từng có trước khi cậu tạo độ dốc đúc này. Lúc này phần mềm có "cảm giác" rằng nơi đó sắp bị "hầm ếch" nên nó cảnh báo như vậy.

Nếu trong trường hợp đã tạo các độ dốc rồi mới fillet và fillet đó tạo "hầm ếch" thì cũng cần sửa lại chỗ lượn bất hợp lý đó. Nhưng nói chung là không cần tạo độ dốc cho những fillet sau cùng. Cậu cứ hiệu chỉnh rồi lại kiểm tra mô hình. SW có công cụ để cậu thực hiện việc kiểm tra chính là để cho những trường hợp phải sửa đổi mô hình nhiều lần như thế này.
 
Last edited:
A

ahead00000

Author
Đó là lỗi "lưỡng tính". Nguyên do là vì khi cậu tạo dốc thì tại nơi chuyển tiếp bị mất quan hệ tiếp tuyến, vốn đã từng có trước khi cậu tạo độ dốc đúc này. Lúc này phần mềm có "cảm giác" rằng nơi đó sắp bị "hầm ếch" nên nó cảnh báo như vậy.

Nếu trong trường hợp đã tạo các độ dốc rồi mới fillet và fillet đó tạo "hầm ếch" thì cũng cần sửa lại chỗ lượn bất hợp lý đó. Nhưng nói chung là không cần tạo độ dốc cho những fillet sau cùng. Cậu cứ hiệu chỉnh rồi lại kiểm tra mô hình. SW có công cụ để cậu thực hiện việc kiểm tra chính là để cho những trường hợp phải sửa đổi mô hình nhiều lần như thế này.
Cháu vẫn lơ mơ về SW lắm chú a. Nếu câu hỏi nào có hơi ngớ ngẩn 1 chút thì mong chú thông cảm cho cháu ạ.
Cái chỗ cháu muốn hỏi cháu đã khoanh vào hình chữ nhật ở dưới hình. Khi cháu kiểm tra độ dốc thì phần nửa cung tròn có màu đỏ, nhưng khi cháu tạo thêm độ dốc để cho các mặt màu vàng nằm ở khuôn dưới, cháu chọn 3 cạnh như minh họa ở hình dưới thì khi thực hiện xong lệnh nó chuyển sang màu xanh thẫm. Cách giải quyết vấn đề đó thế nào ạ. Đây là hình minh họa của cháu

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
1. Khoét hõm chữ nhật:



[LEFT]2. Tạo độ dốc cho các mặt bên:



[LEFT]3. Tạo góc lượn với tuỳ chọn Full round fillet rồi chọn 3 mặt cho 3 trường tương ứng:



[LEFT]Kết quả:
[/LEFT]



[LEFT]4. Phân tích độ dốc thấy hoàn toàn OK:



[LEFT]Bài học rút ra: Nên thiết kế trên quan điểm thoả mãn công năng và công nghệ chế tạo, như vậy sẽ bớt những hiệu chỉnh thiết kế khi tổ chức sản xuất. Muốn vậy, người thiết kế cần nắm vững những phương pháp tạo phôi và gia công để có được sản phẩm sau cùng. Trên cơ sở đó, ta sẽ có thiết kế hợp lý, sản phẩm vừa có giá trị sử dụng cao, lại dễ chế tạo với chi phí thấp.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
Last edited:
A

ahead00000

Author
Khi thiết kế xong chi tiết 3D trong SW cháu xuất xuống bản vẽ 2D và chỉ chỉnh sửa trong SW rồi chuyển sang autoCad nhưng chưa làm cho bản vẽ hợp lý về đường nét, bố trí,và quan trọng hơn cả là ý tưởng của cháu...... Chú giúp cháu xem có gì không hợp lý và theo chú thì phương án tối ưu khi xây dựng bản vẽ 2D cho chi tiết này là gì? Cháu không hiểu sao, khi cháu tạo mặt cắt trong bản vẽ 2D ở SW với công cụ " section view" mà theo cháu biết nó có thể cắt theo bậc được. Nhưng khi cháu thực hiện đến cú click chuột thứ 2 mặt cắt đã xuất hiện rồi. Cách khắc phục thế nào ạ?
Cháu có thử tạo mặt cắt với" Aligned section view" thì nhận thấy rằng bề rộng của hình chiếu và mặt cắt không tương xứng. Vậy khi nào cháu nên dùng " section view" và khi nào nên dùng " Aligned section view" ạ?
Thực sự là khi bắt đầu nhận cái đồ án thiết kế khuôn nhựa ép phun cho chi tiết này, cháu chưa biết một chút gì về khuôn và về phần mềm SW để thiết kế và mastercam để mô phỏng, cháu phải cố gắng từ chỗ chưa biết gì. Mong chú và các anh chị trong 4rum giúp đỡ cháu từng bước ạ. Sau đây là link bản vẽ 2D của chi tiết cháu thiết kế
http://www.mediafire.com/?sharekey=6365c7cb743abdd67f7ec40ada4772a6e04e75f6e8ebb871
hay: http://www.mediafire.com/download.php?rzyguznztij
Cho cháu hỏi thêm chút nữa, khi cháu tạo được khuôn cho sản phẩm. Sau đó cháu tách riêng lòng và lõi khuôn trên hai cửa sổ riêng biệt thế nào ạ? Làm thế nào để tạo được 4 lòng khuôn và lõi khuôn và có thể hiện kênh dẫn nhựa? Bước tiếp theo là tạo bản vẽ 2D chi tiết cho tấm lòng khuôn và tấm lõi khuôn. Cháu cũng sử dụng edrawing trong SW để tạo các hình chiếu cho 2 thành phần này phải không ạ? có cách nào khác không ạ?
Dung sai phải chọn thế nào thì hợp lý ạ?
Cháu chỉ thắc mắc những gì khi mình đã làm qua mà không hiểu, cháu luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bởi vì là người mới bắt đầu nên còn quá nhiều điều cháu chưa biết, có thể cháu sẽ còn nhiều câu hỏi cần đến sự giúp đỡ của chú và các anh chị trong diễn đàn. Mong mọi người giúp đỡ ạ. Cháu sẽ cố gắng hơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Khi thiết kế xong chi tiết 3D trong SW cháu xuất xuống bản vẽ 2D và chỉ chỉnh sửa trong SW rồi chuyển sang autoCad nhưng chưa làm cho bản vẽ hợp lý về đường nét, bố trí,và quan trọng hơn cả là ý tưởng của cháu...... Chú giúp cháu xem có gì không hợp lý và theo chú thì phương án tối ưu khi xây dựng bản vẽ 2D cho chi tiết này là gì?... Cháu cũng sử dụng edrawing trong SW để tạo các hình chiếu cho 2 thành phần này phải không ạ? có cách nào khác không ạ?
Thực sự là rất hài hước, cậu đừng tự ái! Cậu hãy trình bày lý do về việc phải chuyển tài liệu thiết kế trong SW, vốn cho phép in đẹp và chuyên nghiệp một cách dễ dàng, sang AutoCAD, buộc phải có những thao tác rất lằng nhằng mà chưa chắc có được bản vẽ cho ra vẻ tử tế một chút, để làm gì? Tại sao không in thẳng bằng các chức năng của SW? Trường hợp cậu cần đưa tập tin đến nơi khác để in mà máy tính chỗ đó không cài SW thì cậu hãy xuất bản vẽ SW ra định dạng *.PDF với khổ giấy thích hợp rồi copy nó vào thẻ nhớ, mang đến đó in là xong; đảm bảo cậu sẽ có bản in miễn chê!

Việc sử dụng EDrawing chỉ là để giao lưu trên mạng, vì nó cho phép tạo những tập tin nhỏ gọn, không nên dùng chỉ để in. Cậu cần biết rằng chức năng in của SW rất đơn giản và rất tốt!

Cháu không hiểu sao, khi cháu tạo mặt cắt trong bản vẽ 2D ở SW với công cụ " section view" mà theo cháu biết nó có thể cắt theo bậc được. Nhưng khi cháu thực hiện đến cú click chuột thứ 2 mặt cắt đã xuất hiện rồi. Cách khắc phục thế nào ạ?
Trường hợp cậu gọi lệnh Section View trước rồi vẽ đường cắt thì SW cho rằng cậu định tạo mặt cắt đơn giản. Nó sẽ thực hiện cắt luôn, ngay khi cậu vẽ xong 1 đoạn thẳng. Nếu muốn cắt bậc hoặc phức tạp, cậu hãy vẽ 1 đường ziczac trước, sau đó gọi lệnh Section View rồi click vào đường đó, click thêm cú nữa để đặt hình cắt là xong.

Cháu có thử tạo mặt cắt với" Aligned section view" thì nhận thấy rằng bề rộng của hình chiếu và mặt cắt không tương xứng. Vậy khi nào cháu nên dùng "section view" và khi nào nên dùng " Aligned section view" ạ?
Section View là lệnh tạo hình cắt bậc mà cậu thường thấy; nếu mặt cắt có hướng // với hướng chiếu thì nó sẽ được biểu diễn bởi 1 nét. Còn Aligned Section View cũng là lệnh tạo cắt bậc nhưng mọi mặt cắt với hướng bất kỳ của hình cắt đều được khai triển trên 1 mặt phẳng chung. Bởi vậy, hình cắt rộng hơn hình chiếu cũng là điều hoàn toàn bình thường và hợp lý.

Cho cháu hỏi thêm chút nữa, khi cháu tạo được khuôn cho sản phẩm. Sau đó cháu tách riêng lòng và lõi khuôn trên hai cửa sổ riêng biệt thế nào ạ? Làm thế nào để tạo được 4 lòng khuôn và lõi khuôn và có thể hiện kênh dẫn nhựa?
Khi thiết kế khuôn, SW tạo một tập tin Part kiểu Multibody (đa khối), nghĩa là trong đó có nhiều khối đặc tách rời nhau. Thông thường, bản vẽ chế tạo khuôn bao gồm cả lòng và lõi khuôn, để tạo sự liên hệ trong gia công và tránh những nhầm lẫn không đáng có khi "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Điều này có vẻ hơi phi tiêu chuẩn, vì với bản vẽ chế tạo, ta chỉ mô tả từng chi tiết riêng chứ không gộp vài chi tiết vào một bản vẽ (trừ bản lắp).

Nếu cậu vẫn cứ muốn tách riêng từng thành phẩn của bộ khuôn để có những bản vẽ riêng thì cũng chẳng khó gì, lệnh Insert into New Part, từ trình đơn chuột phải khi cậu chọn 1 thành phần trên cây thiết kế, sẽ tạo các tập tin Part riêng cho từng thành phần mà cậu chọn. Từ đó, cậu tạo các Drawing riêng cho chúng.



[LEFT]
Cháu chỉ thắc mắc những gì khi mình đã làm qua mà không hiểu, cháu luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bởi vì là người mới bắt đầu nên còn quá nhiều điều cháu chưa biết, có thể cháu sẽ còn nhiều câu hỏi cần đến sự giúp đỡ của chú và các anh chị trong diễn đàn. Mong mọi người giúp đỡ ạ. Cháu sẽ cố gắng hơn nhiều.
OK, thái độ học tập như vậy là rất tốt, phải tự lực trước, nếu quá khó hoặc muốn có phương án hay hơn thì hãy hỏi. Do vậy, tớ không giải thích gì thêm đối với những câu hỏi kiểu như:

- Làm được 1 lòng và lõi khuôn rồi, vậy làm 4 cái như thế nào?
- Làm các kênh dẫn thế nào?
- Dung sai ra sao?
[/LEFT]
 
A

ahead00000

Author
Thực sự là rất hài hước, cậu đừng tự ái! Cậu hãy trình bày lý do về việc phải chuyển tài liệu thiết kế trong SW, vốn cho phép in đẹp và chuyên nghiệp một cách dễ dàng, sang AutoCAD, buộc phải có những thao tác rất lằng nhằng mà chưa chắc có được bản vẽ cho ra vẻ tử tế một chút, để làm gì? Tại sao không in thẳng bằng các chức năng của SW? Trường hợp cậu cần đưa tập tin đến nơi khác để in mà máy tính chỗ đó không cài SW thì cậu hãy xuất bản vẽ SW ra định dạng *.PDF với khổ giấy thích hợp rồi copy nó vào thẻ nhớ, mang đến đó in là xong; đảm bảo cậu sẽ có bản in miễn chê!

Việc sử dụng EDrawing chỉ là để giao lưu trên mạng, vì nó cho phép tạo những tập tin nhỏ gọn, không nên dùng chỉ để in. Cậu cần biết rằng chức năng in của SW rất đơn giản và rất tốt!
[LEFT]​

Có gì đâu mà tự ái chú, cháu nghĩ là vẽ 2D bên Autocad chuyên nghiệp hơn bên SW thế nên khi đã xuất được bản 2D bên SW cháu chuyển sang đó chỉnh sửa cho dễ dàng, có thể là cháu chưa biết hết tính năng chuyên nghiệp của SW trong phần tạo 2D. Đó là lý do cháu chuyển ạ[/LEFT]
 
A

ahead00000

Author
Lỗi này là lỗi gì vậy ạ?
 
Last edited by a moderator:
Top