Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

  • Thread starter Machinist
  • Ngày mở chủ đề
M

Machinist

Author
Xin được trao đổi về những nhãn hiệu đo lường được các bạn ở VN hay dùng. Xin các bạn chỉ trả lời những hiệu nào mình đã thật sự dùng qua/đang sở hữu, không phải là những hiệu mà bạn thích/mong muốn có. Nếu được, xin các bạn liệt kê ra những dụng cụ đó + hiệu giúp.

1. Mitutoyo (Nhật/Brazil).
2. Brown & Sharpe (Thụy Sĩ/Mỹ).
3. Interapid (Thụy Sĩ).
4. Compac (Thụy Sĩ).
5. Bestest (Thụy Sĩ).
6. TESA (Thụy Sĩ).
7. Starrett (Mỹ, xin đừng tính hàng Starrett mới làm ở TQ).
8. Các hiệu khác ít được biết hơn nhưng được làm ra ở các nước có công nghệ tiên tiến (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ...v.v...)
9. Các hiệu danh tiếng khác nhưng làm ở TQ (Starrett, Standard Gage, Fowler, SPI....v.v...)
10. Hàng TQ 100% từ khâu thiết kế. chế tạo tới nhãn hiệu.
 
Last edited by a moderator:
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Mình xung phong trước nhé. :D

Mình dùng hầu hết các hiệu nêu trên, tùy thuộc vào mặt mạnh/yếu của từng hiệu mà mua.

1. Về thước kẹp:

Dạng có đồng hồ kim (dial caliper), mình thích nhất là của Brown & Sharpe. Lý do: mảnh mai, nhẹ hơn các hiệu khác (Mitutoyo, Starrett), "êm" hơn nhiều khi kéo ra để đo, không nghe tiếng bánh răng (gears) cạ vào nhau. Ít bị backlash nhất (nghĩa là khi dùng ngón cái đè mạnh vào ngàm di động, đồng hồ không bị sai lệch nhiều so với các hiệu nêu trên), do đó, độ chính xác cũng cao hơn.

Dạng điện tử (Digital/Electronic caliper) thì Mitutoyo là vô địch. Mình có thử dùng qua của Brown & Sharpe rồi, không thể so sánh được với sự tiện dụng của Mitutoyo. Thích nhất là Mitutoyo IP67, dùng cho CNC vô tư, không sợ nước ngấm vào.

2. Panme:

Dạng cơ học (Mechanical Micrometer): thích của Brown & Sharpe làm ở Thụy Sĩ (loại làm ở Mỹ thua xa) và Starrett. Mình có nhiều hiệu khác nhau (Starrett, Mitutoyo, Brown & Sharpe).

Dạng điện tử (Digital/Electronic Micrometer): lại là Mitutoyo IP67, không thấm nước. Mình chưa xài các hiệu khác để so sánh nhưng theo nhiều nguồn trên mạng thì Mitutoyo là loại tốt nhất nên mua nó (chả rẻ chút nào).

3. Panme đo độ sâu/cao: mình có 3 bộ, 2 của Mitutoyo và 1 của Starrett. Thích loại Starrett hơn vì....đẹp hơn và có trục đo không xoay (non-rotating blade) khi vặn xuống để đo chiều sâu, rất hữu dụng khi đo các "gờ" rất nhỏ. Starrett là hiệu duy nhất có kiểu thiết kế này.

Chưa có khả năng mua dạng điện tử vì khá đắt (nếu có mua, sẽ lại là Mitutoyo).

4. Dial Test Indicator (đồng hồ đo độ lệch?): có nhiều hiệu đang dùng: Compac, Interapid, Bestest, Mitutoyo. Các loại trên đều tốt nhưng mình nghiêng về phía đồ của Thụy Sĩ hơn vì tất cả các linh kiện đều bằng kim loại (nhôm/đồng) thay vì nhựa như của Mitutoyo. Có nhiều hiệu đã dùng của Mỹ như Starrett, General (của hãng) nhưng không thích chút nào.

Mình thường dùng dial test indicators để xác định tâm của 1 lỗ đã được gia công rồi để làm các bước tiếp theo hoặc để kiểm tra độ phẳng (flatness) của 1 món hàng đã được phay/mài.

5. Dial Indicator (chả hiểu tiếng Việt là gì): đang dùng của Peacock (Nhật - khá rẻ) và Brown & Sharpe (làm ở Đức). Thích Brown & Sharpe hơn.

Nói về các dụng cụ đo cần độ chính xác cao, mình....đại kỵ hàng TQ. Có thể các bạn nghĩ mình ... chảnh nhưng sự thật là vậy. Thà mua 1 lần cho nó tốt, không mua lung tung để rồi ... vứt đi hoài. Hàng TQ rẻ thì có rẻ nhưng không bền và không chắc chắn lắm về độ chính xác của chúng. Những thứ khác của TQ không cần thiết phải có độ chính xác cao thì mình vẫn dùng vì....rẻ. :)

Tạm vậy trước, sẽ nêu ra sau nếu nhớ thêm. :)
 
Last edited by a moderator:
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Trời, hơn 60 lượt người đọc, không có ai...hồi âm.

Buồn!!! :(

(Hay thiên hạ nghĩ mình...chảnh vậy ta? :-?)
 

Nova

MES LAB Founder
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Trời, hơn 60 lượt người đọc, không có ai...hồi âm.

Buồn!!! :(

(Hay thiên hạ nghĩ mình...chảnh vậy ta? :-?)
Hi anh Machinist,

Chào mừng anh đến diễn đàn MES :D. Anh là thành viên mới nhưng các bài viết của anh rất hay và cuốn hút vì mang tính thực tế rất cao. Bản thân bài review bên trên về các dụng cụ đo em đọc cũng rất thích :p ( http://www.meslab.org/mes/threads/2...luong-ua-thich?p=144477&viewfull=1#post144477 )

Dịp này ở VN gần Tết Âm lịch nên chắc các thành viên đang bận rộn đi chuẩn bị Tết, liên hoan, gặp mặt cuối năm,...nên có khi chỉ kịp đọc qua mà chưa có thời gian nghiền ngẫm để hồi đáp. Năm nào dịp này cũng vậy anh ạ :D

Diễn đàn rất mong sẽ được anh chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu anh đã tích lũy được ^^
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Chào Machinist!

Tôi cũng là thợ tiện máy truyền thống tay ngang!
Rất mỏi lưng và khó nhằn!

Để mua được các dụng cụ đo thì ở VN không rẻ chút nào!

Đa số cá nhân chỉ sắm hàng China!

Nếu yên cầu cao hơn tí là Insize!

Cao hơn nữa là Mitutoyo!

Ở VN ít thấy các nhãn hiệu của Thụy Sĩ, Mỹ.... và giá cũng cao nên ít người mua và khó bán...

Cuối cùng thì tôi thấy loại dial caliper rất dễ dùng, nhưng nhược điểm là rất dễ bị hỏng do bụi bẩn lọt vào thanh răng trên thân thước!

Hàng Mitutoyo trôi nổi ngoài chợ trời thường là seconhand, hoặc mới nhưng xuất xứ có lẽ là China!

Tôi có dùng loại này, digital caliper và digital micrometer của Mitutoyo mới 100% mua ngoài chợ nhưng rất mau hỏng!
Khoảng 1 năm là phải mua mới!

Có lẽ là hàng không đạt tuồn ra thị trường ở Trung Quốc!!!
 
Last edited:
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Whoa, 1 năm là hư? :O

Tôi mới lôi mớ đồ nghề ra lau chùi lại chút, nhìn lại cái Mitutoyo digital calipers và micrometers, thấy còn...ngon lành lắm mà. Tôi đã xài nó hơn...10 năm nay rồi. Có lẽ mrgiang99 mua nhầm hàng giả chăng? :-?

Ngay cả Mitutoyo cũng ra khuyến cáo trên mạng của họ là hiện nay, hàng Mitutoyo bị làm giả khá nhiều:

http://www.mitutoyo.com.sg/documents/Imitation leaflet 6pp.pdf

Đồ Mitutoyo thật khá bền, có thể sánh ngang bằng hàng Mỹ/Thụy Sĩ/Đức, nhiều khi còn vượt trội hơn. Hiện nay, Mitutoyo chuyển khá nhiều khâu sản xuất qua Brazil (dial calipers, mechanical micrometers, magnetic bases..v.v...) nhưng theo nhiều người nhận xét, chất lượng cũng khá tốt.
 
T

tdp1ld

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

hay quá, e chưa dc động đến nhiều, mấy chỉ vài lần dc sài thước kẹp
 
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Thật ra để mà nói về vấn đề này thì cũng không có nhiều điều để nói, vì:
-Đa số thợ tiện (thợ cơ khí) đều đi làm công, lương không đủ sống (trung bình 5tr/tháng), sao mà sắm sửa dụng cụ được.
-Chủ có đầu tư đi chăng nữa cũng chỉ mua hàng rẻ, miễn sao dùng được, mua đồ tốt, thợ dùng không giữ mau hư!!!! (thậm chí không có mà dùng)
-Không có nhiều lựa chọn, không có cơ hội dùng thử (không đầu tư, các hãng không bán được hàng, không mở rộng thị phần.)
-Chính ngay trong suy nghĩ của cả chủ lẫn thợ cũng không coi trọng vấn đề cải thiện chất lượng sản phẩm. Nên ngành cơ khí Việt Nam cứ dậm chân tại chỗ, không muốn nói là thụt lùi.
 
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

mrgiang99 nói cũng đúng, theo mình biết, tiền lương trung bình của thợ tiện tại VN khá khiêm tốn nên mua sắm những đồ nghề cao cấp thật sự cũng rất khó khăn. Nhiều món đồ có khi bằng cả tiền lương 1 tháng của thợ rồi. Đơn cử như cái dial test indicator của Interapid, độ phân giải 0.0001" (0.00254mm), khoảng cách đo 0.016" (0.4064mm) có giá $277+thuế, gần $300 (khoảng 6 triệu tiền VN). Link tham khảo:

http://www.amazon.com/Brown-Sh[MEDI...5I/ref=sr_1_10?ie=UTF8&qid=1326597850&sr=8-10

Cho hỏi 1 câu liên quan: ở VN, khi 1 hãng mướn thợ tiện vào làm thì họ cung cấp đồ nghề cho thợ hay thợ phải tự trang bị lấy? Ở Mỹ thì hầu hết là phải tự trang bị. Có những hãng khi thấy thùng đồ nghề mình là "hàng xách tay" (nghĩa là thùng quá nhỏ/nhẹ, có thể...xách tay được) cũng rất ngại. Thợ làm chung nhiều khi còn châm chích thêm vào, rất khó chịu.

Bên này đại kỵ chuyện....mượn đồ nghề. Lý do là vì mỗi thợ quen với đồ của mình rồi, đặc biệt là digital calipers/micrometers. Có nhiều người thiếu sự tôn trọng khi mượn đồ, tự ý chỉnh "0" lại của calipers mượn của người khác, khi trả về, nếu chủ nhân không kiểm tra lại thì hậu quả thế nào, các bạn có thể hình dung ra được. Bản thân tôi từng làm hư đồ cũng vì những "chú" (Mỹ có, ta có) mới vào học nghề mượn digital calipers, kéo 2 ngàm lại, không thấy là "0", tự ý chỉnh "0" lại mà không xem coi ngàm đo có bị dơ dính bụi bặm (chips) không. Rất bực mình.
 
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

NgocAnh nói rất có lý, đây có lẽ là vấn đề về thực tế của môi trường làm việc hơn là sự lựa chọn.

Nếu vậy, mình tò mò chút: độ sai lệch (tolerances) thấp nhất mà các bạn từng làm là bao nhiêu? Mình chưa làm những món có độ sai lệch quá thấp (vì điều kiện máy móc). Những món đồ mình làm có độ sai lệch thấp nhất là +/-0.0002" (+/-0.00508mm).
 
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Hi bác Machinist !

Hiện thời em đang làm cho một công ty cơ khí chuyên làm các linh kiện,chi tiết lắp ráp cho máy bay điều khiển từ xa. Những chi tiết này rất nhỏ và đòi hỏi độ chính là 0.01 mm trở lại ,( không được chính xác như bác nói như trên hehe:35:) nói chung là phải sử dụng đến những dụng cụ đo có yêu cầu chính xác mới có thể làm được điều đó, vì vậy chủ đầu tư phải mua những loại dụng cụ như vậy ví dụ như thước kẹp của hãng Mitutoyo như bác đánh giá là dùng rất tốt ở trên .

Nhưng thưa bác, trên thực tế thì em thấy công nhân chỉ dùng thước kẹp điện tử của Trung quốc không, giá chỉ dao động trong khoảng 150,000 VNĐ đến 200,000 VNĐ thôi bác ạ, mà hàng trung quốc giá loại này thì bác biết rồi, mua về là hên xui , chỉ có một số người như bộ phận KCS và mấy cha quảng đốc, tổ trưởng được biên chế thước nhật hiệu “ xịn” nói riêng và dụng cụ đo hiệu “xịn” nói cung thôi, nhưng anh em công nhân vẫn đáp ứng được dung sai của bản vẽ chi tiết đưa ra, đơn giản là bác biết lý do vì sao lại như vậy rồi phải không ạ. :36:

Yêu cầu công ty đưa ra là sản phẩm phải đạt yêu cầu bản vẽ về độ chính xác, số lượng sản phẩm công nhân làm ra phải có năng xuất…vậy mà dụng cụ đo kiểm thì đầu tư chỉ có thế … Nói như vậy là bác cũng đủ hiểu là công nhân cơ khí Việt Nam làm việc như thế nào rồi :1:

Mình chưa làm những món đồ sai lệch quá thấp (vì điều kiện máy móc). Những món đồ mình làm có dộ sai lệch thấp nhất là +/- 0.00508mm…. tay nghề bác cao quá ..bậc mấy vậy bác , hay là do điều kiện máy móc hiện đại… công nhân VN đa số là bậc 3/7 thôi và hơn nữa mấy bác kỹ sư và các bậc lão làng cao lắm là 6/7…:4:

Thân !

“Đôi khi đơn giản nhưng rất hiệu quả”:5:
 
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Tôi nói tôi đã có làm độ chính xác là +/-0.005mm nhưng tôi có nói là tôi làm...được đâu nhỉ? =))

Đùa thôi, những món có độ chính xác như thế khá ít, mỗi lần làm cái đó phải cẩn thận lắm, khi cắt gần tới phải đo hoài, dùng spring pass nữa (spring pass = cho lưỡi cắt chạy nhưng không đẩy nó vào, có thể gọi là...cắt lại không nhỉ?).

Tôi nhớ không lầm thì cái này là làm vỏ bọc (housing) cho bạc đạn thẳng (linear bearings), nó đòi hỏi độ chính xác khá cao, chật quá thì cái shaft (trục) không "lướt" mượt trên các bạc đạn đó được hoặc kẹt cứng, rộng quá thì nó bị "rơ" quá, không dùng được.

Hầu hết các dụng cụ đo của TQ xuất qua Mỹ có thể tin tưởng được khi còn mới. Vấn đề ở chỗ là mình không biết nó sẽ hư lúc nào (nó có thể hư bất cứ lúc nào) và những cái "hư" đó có thấy được hay không mà thôi. Thấy/biết nó hư thì không sao nhưng nó hư mà không thấy được, ví dụ đo sai đi khoảng .005" (.127mm) thì rất nguy hiểm, nhất là khi sản xuất hàng loạt. Cho dù có làm "first articles" (làm mẫu vài cục trước, giao cho quản lý chất lượng kiểm tra để cho phép mình làm hàng loạt) thì cũng không biết là cái thước đo có bắt đầu bị hư khi mình bắt tay làm hàng loạt không.

Tại sao tôi nói "tin tưởng được khi còn mới"? Là vì theo luật Mỹ, nếu bạn mua 1 món hàng mà món hàng đó quảng cáo sai (không đúng theo những gì họ quảng cáo, ví dụ: caliper quảng cáo độ sai lệch là .001" mà lại sai hơn nhiều) thì bạn có quyền trả nó lại, hoặc lấy tiền, hoặc đổi món khác. Nếu bạn là người nhập những món đó về bán, cứ bị khách hàng trả liên tục thì thử hỏi bạn có còn muốn nhập nó nữa không? Bạn sẽ lỗ sặc máu để trả tiền cho nhân viên chuyên việc...thu hồi đồ dỏm. :)

Về phần tôi, nếu làm 1 món khá khó khăn (tốn trên 1 ngày công) thì có ép tôi dùng đồ TQ để đo, tôi cũng lắc đầu. Đuổi việc thì tôi chịu nhưng không dám mạo hiểm vì tôi khá tự hào về những món đồ mình làm ra sẽ đạt chất lượng, không bị khách trả lại. Chưa đụng trường hợp này bao giờ vì tôi không dùng dụng cụ đo của TQ. Ý tôi muốn nhấn mạnh là 1 người thợ, mình phải tự hào là khi đồ được mình giao ra sẽ không bị khách chê.

Về tay nghề, bên này không có "thang/bậc" như ở VN. Khi xin việc, họ chỉ hỏi mình có bao nhiêu năm kinh nghiệm, đã làm những gì, những món có độ chính xác cao nhất mình từng làm là bao nhiêu...Chả thằng nào hỏi bằng cấp khi phỏng vấn thợ tiện cả.

Về máy móc, trang thiết bị thì tôi nghĩ có lẽ bạn thanhheli nói đúng, bên này có lẽ khá hơn ở VN. Tụi thợ tiện Mỹ có câu "You're only as good as your tools are." Tạm dịch: Bạn chỉ có thể làm tốt nếu đồ nghề của bạn tốt. Thế nên, bạn dù cho giỏi thế nào đi nữa mà giao cho bạn 1 cái máy cà tàng, bắt phải giữ dung sai là .005mm thì....pó tay. :)
 
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

À, kỹ sư bên đó biết tiện à? Vậy là theo đường lối giáo dục của châu Âu, rất tốt.

Bên này thì mỗi lần thấy kỹ sư chạy xuống xưởng tiện làm thì tôi....bỏ chạy ra ngoài....nhìn, vì không dám đứng cạnh họ, trừ khi đã biết thằng đó có thể làm việc 1 cách an toàn. Dao cắt, món đồ đang cắt có khả năng bay ra khỏi mâm kẹp (chuck) hay êtô(?) (vise) và phang vô đầu mình lắm. Hehehe.

Nghe nói có nhiều thằng chửi lộn um sùm với kỹ sư vì thằng kỹ sư đó dùng cái thước kẹp của nó như...mỏ lết (adjustable wrench) để....siết ốc và cái palmer (micrometer) như là 1 cái...càng kẹp (C-clamp). :-D

Mình thấy những thợ tiện ở VN hầu như không ai đeo kính bảo hộ khi làm việc nhỉ? Bên này, cái đó là bắt buộc. Không đeo, mất việc ngay. Lý do: 1 hãng tiện phải mua bảo hiểm lao động cho nhân viên, nhân viên bị thương tật khi làm việc đồng nghĩa với việc hãng bảo hiểm phải trả tiền bồi thường cho nhân viên nhiều hơn = tiền bảo hiểm tăng vọt, chủ lỗ. Thế nên, nếu nghĩ chủ hãng lo lắng cho sự an toàn cho nhân viên là sai, họ quan tâm cho....chính túi tiền của họ. :)

Có 1 cái mình thắc mắc tí nhé bạn thanhheli: hy vọng bạn không dùng thước kẹp điện tử TQ để đo độ chính xác +/-0.01mm, mặc dù đó là độ phân giải của cái thước kẹp đó. Tất cả các thước kẹp (ngay cả hàng Thụy Sĩ) cũng chỉ bảo đảm độ chính xác là 0.001" (0.0254mm) cho 4in (101.6mm) đầu, sau 4in, độ chính xác sẽ là 0.0015" (0.0381mm). Dùng palmer (micrometer) sẽ chính xác hơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Theo như anh Machinist nói thì chắc hàng trôi nổi ngoài chợ ở VN của Mitutoyo là hàng giả rồi!
Đơn cử 1 cái comparator (peak test) Mitutoyo bán khoảng 12USD thì tất nhiên là giả...

Kỹ sư bên này khi học có thực tập cơ khí cơ bản nên đều biết (khái niệm) đứng máy tiện!
Khi ra trường, lần đầu tiên nhảy vào tiện thì mấy bác thợ già thấy cũng phải chạy té khói... vì đơn giản là ngay cả qui tắc an toàn lao động đa số đều không tuân thủ và chưa có kinh nghiệm nhưng luôn tâm niệm "liều ăn nhiều" nên tiện thì cứ phang ầm ầm...

Đối với 0.01mm thì không thể dùng thước cặp được, mà bắt buộc phải dùng pan-me!
Bản thân cái thước cặp do cấu tạo của nó, lực kẹp vật không đi qua đường tâm nên luôn không khính xác bằng pan-me nên người ta không phí công làm thước cặp phân giải 0.001.

Đối với độ chính xác +/-0.01 thì có thể dùng thước cặp, nhưng dưới mức đó thì phải dùng pan-me.

Ở VN thì anh tiện giỏi vẫn có thể tiện với độ chính xác xác +/-0.005mm.
Nhưng chỉ là 1 đoạn ngắn thôi! (Với máy tiện truyền thống còn tốt)
Nếu dài thì chắc chắn phải đưa lên mài tròn!
Nhưng đa phần thì là +/-0.01mm là tay nghề khá lắm rồi!

Ví dụ cái part bằng SUS dưới này vừ làm xong, có dung sai lắp ghép H7/h7, vào khoảng trong 0.025mm và chỉ có L khoảng 2mm nên dễ làm với calipper!

Ngoài ra thì khi tiện trục, ví dụ như trục lắp ghép bạc đạn, đều phải dùng pan me cả.

[ANH]751B_4F12EDE8[/ANH]

[ANH]FB3F_4F12EE42[/ANH]

Củ chuối nhất là khoan cái lỗ F1mm xuyên qua 20mm SUS:13::13::13:

[ANH]DB0D_4F12EEB8[/ANH]
 
Last edited:
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

...Đơn cử 1 cái comparator (peak test) Mitutoyo bán khoảng 12USD thì tất nhiên là giả...

....Đối với độ chính xác +/-0.01 thì có thể dùng thước cặp, nhưng dưới mức đó thì phải dùng pan-me.

.....Ở VN thì anh tiện giỏi vẫn có thể tiện với độ chính xác xác +/-0.005mm.

.....Củ chuối nhất là khoan cái lỗ F1mm xuyên qua 20mm SUS:13::13::13:
Pic-Test hình như tên 1 nhãn hiệu Test Indicator (chắc là "comparator" như mrgiang99 nói) của hãng Peacock cũng của Nhật, không phải của Mitutoyo như mrgiang99 nói. Peacock thì thua Mitutoyo xa về indicators nhưng giá lại xấp xỉ Mitutoyo về test indicators. 1 cái Pic-Test giá đúng cũng hơn $100USD, không có giá 12USD đâu. :)

Khi còn đi học, thầy giáo dạy tiện bên này đã khuyến cáo không bao giờ dùng dụng cụ đo lường có độ dung sai bằng món mình cần đo. Dụng cụ đo bắt buộc phải có độ dung sai thấp hơn vật cần đo (chính xác hơn). Trường hợp này là thước kẹp. Thước kẹp có độ chính xác CAO NHẤT là .001" (.0025mm) vì nó phụ thuộc vào cơ cấu thiết kế của nó và cách sử dụng. Thật tình không nên dùng nó để đo những món đồ có độ chính xác là +/-0.01mm như mrgiang99 nói chút nào.

Ở đâu cũng có thợ giỏi cả, mình đã từng làm việc với thợ tiện ở VN sang và...nể họ. :)

Mình đã từng phải khoan 1 lỗ có đường kính 0.008" (0.203mm) vào 1 miếng 304 stainless steel (inox) dày độ khoảng 1mm thôi trên máy tiện. Chả thích tí nào. Vừa khoan vừa...run.
Máy tiện nhỏ thôi (dài khoảng 2m). Lúc khoan, chả cảm nhận được là mũi khoan nó "cắt" chút nào, nhấn vào, rút ra chỉ để coi mũi khoan có...gãy chưa thôi, chưa gãy thì khoan tiếp. 1 mũi khoan/1 part, cố hơn là gãy liền. Khổ cái là máy tiện đó tốc độ không cao, chỉ là 2000RPM maximum thôi. Trong khi tốc độ của máy để khoan có hiệu quả phải là khoảng....14,000RPM. :-D
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

......
Ở đâu cũng có thợ giỏi cả, mình đã từng làm việc với thợ tiện ở VN sang và...nể họ. :)

Mình đã từng phải khoan 1 lỗ có đường kính 0.008" (0.203mm) vào 1 miếng 304 stainless steel (inox) dày độ khoảng 1mm thôi trên máy tiện. Chả thích tí nào. Vừa khoan vừa...run.
Máy tiện nhỏ thôi (dài khoảng 2m). Lúc khoan, chả cảm nhận được là mũi khoan nó "cắt" chút nào, nhấn vào, rút ra chỉ để coi mũi khoan có...gãy chưa thôi, chưa gãy thì khoan tiếp. 1 mũi khoan/1 part, cố hơn là gãy liền. Khổ cái là máy tiện đó tốc độ không cao, chỉ là 2000RPM maximum thôi. Trong khi tốc độ của máy để khoan có hiệu quả phải là khoảng....14,000RPM. :-D
Anh Machinist ơi !
Anh có thể post hình mũi khoan và máy tiện đó cho em và mọi người xem được không ạ? Chứ mũi khoan 0.2mm thì khoan hơi bị chua lè chua lét mà lại còn khoan inox nữa chứ !

Thanks anh nhiều !:1:
..... hơ hơ nghe mà "chảy nước miếng tùm lum tùm la" vì chua ha ha :21:
 
M

Machinist

Author
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

thanhheli, mình có nói là không chua đâu? Đọc kỹ coi nè. (1 mũi khoan cho 1 part, ráng khoan thêm = bảo đảm gãy và "vừa khoan vừa run"). Hơn nữa, độ dày cần khoan chỉ có 1mm thôi.

Chuyện này làm đã khoảng 4 năm trước rồi, máy tiện (lathe) nhỏ thôi. Mọi thứ khác gần như là tiêu chuẩn thông thường của 1 máy tiện. Như mình đã nói ở cái post trước, thao tác khoan này là thao tác khoan khó nhất mà mình đã từng khoan, không phải vì stainless steel khó khoan mà vì dụng cụ không đủ chuẩn. Những máy khoan chuyên dụng cho loại lỗ nhỏ thế này thường được nhúng ngập trong dầu cắt.

Trước khi mướn mình, sếp thường phải đưa mấy cái parts này ra ngoài làm và họ tính rất đắt. Mình làm liều, kêu sếp cho mình thử. Kêu sếp đặt 10 mũi khoan cobalt (khó bị mềm hơn thép M2 khi bị nung nóng do lực ma sát khi khoan) của Titex (khá nổi tiếng bên này) và....nhắm mắt đưa chân. :))

Trước khi "cảm nhận" được lực khoan thế nào, mình đánh gẫy độ....5 lưỡi rồi. :) Thao tác này đòi hỏi độ lệch tâm của trục quay máy tiện và cái tailstock (phần gắn đồ kẹp mũi khoan, thường nằm ở bên phải máy tiện) rất nhỏ. Phải dùng test indicator chỉnh cái tailstock khá chuẩn để ít bị gãy mũi khoan vì đường kính mũi khoan quá nhỏ. Mỗi lần mình nhích mũi khoan vào khoảng .005" (0.127mm) là phải rút ra, dùng acid brush (chổi lông loại nhỏ) nhúng dầu để quét chips ra khỏi mũi khoan và làm nguội nó.

Không biết ở VN có cái máy này không: Máy tráng lớp chống trầy, chống chói cho....mắt kính của bạn do hãng LTI (Lens Technologies Inc.) và Satisloh (Đức) làm không. Cái part mình nói là cái nozzle (vòi phun nước/hóa chất để rửa và tráng những lớp đó cho mắt kính của bạn).

Máy này có 2 loại vòi phun, 1 cái đường kính lỗ là 0.008" (0.203mm) và 1 cái là 0.010" (.254mm). Như các bạn thấy, sự khác biệt chỉ là 0.002" (0.051mm), khoảng...nửa độ dày của 1 tờ giấy in. Thế mà, 1 mũi khoan 0.010" có thể khoan từ 5-7 cái vòi phun trước khi gãy trong khi mũi khoan 0.008" chỉ có thể khoan 1 vòi phun là phải thay, cố nữa là....toi ngay. 0.002" không nhiều nhưng nó là ...25% đường kính của mũi khoan đó.

Mũi khoan hãng mình đặt mua từ trang mcmaster.com, bạn có thể lên đó để xem hình.
 
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

Công ty mình chơi toàn hàng Mutityo xịn 100% thước kẹp điện tử dung sai +/- 0.01. Vậy mà tiện 01 cục đường kính phi 250 x 345mm dung sai +/-1.0 mà công nhân vẫn làm ra kết quả là 248.2mm
Pó tay. do con người cả thôi các bác ơi
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

@Machinist
Ở Vn hay cũng như ở các nước khác. Vẫn có những kĩ sư gia công máy truyền thống ầm ầm vậy thôi. Tuy nhiên độ chính xác của những người ấy không bằng những người đứng máy thường xuyên được.
-Về dụng cụ đo. Công ty mình toàn dùng Mutityo và các dụng cụ ấy không được sử dụng quá 3 năm ( hình như thế) . Các dụng cụ đo ấy cứ khoản 3 tháng phải đưa đi chỉnh lại một lần.Không có dụng cụ nào làm đến hạn 10 năm hết( mòn đo sao được)
-Theo ý chủ quan của mình. Một kĩ sư nếu làm bên thiết kế nếu ko biết sử dụng các máy công cụ truyền thống thì khó có thể thành kĩ sư giỏi. Kĩ sư của machinits chắc là kĩ sư quản lý rồi.
-Người đời tuyền tụng rằng" 3 thằng Nga làm ko bằng 1 thằng do thái, 3 thằng do thai làm ko bằng 1 thằng Việt Nam" Người VN mình luôn nổi tiếng với sự khéo tay và lắm mẹo làm việc trong sản xuất.
-Khi muốn so sánh tranh luận một vấn đê chắc Anh Machinits cũng nên hiểu phải đặt trong một môi trường cân bằng. Chắc hẳn mọi người sẽ rất vui có một ngày Anh về Việt Nam mà thể hiện tài năng , kĩ năng kinh nghiệm gia công hàng chính xác cho những người Vn thấy.
 
Ðề: Những hiệu dụng cu đo lường ưa thích.

lúc trước mình làm toàn của TQ . nhưng thật sự thì với dung sai 0.01mm trên thước nhật lẫn TQ đều phần lớn phụ thuộc vào tay người thợ nữa, chỉ nhích nhẹ là nó đã khác rồi và trước khi đo 1 sản phẩm thì mình hay lấy cái bạc đạn có đường kính gần bằng với kích thước cần tiện để kiểm tra lại cây thước cho chắt ăn. và thường thì mình chả dám tiện đúng dung sai mà hay cho Dk lớn hơn khoảng 0.03 rồi dùng giấy nhám rà lại.:66:
 
Top