Phương pháp cán nêm ngang.

Author
Cán nêm ngang là phương pháp cán được phát triển dựa trên cơ sở của pp cán ngang khi bán kính trục cán tiến đến vô cùng (trục phẳng).
Phương pháp cán này có rất nhiều ưu điểm:
- Thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được rút ngắn xuống từ 5->20 lần so với việc tạo hình bằng các phương pháp thông thường khác.
-Hệ số sử dụng vật liệu cao :Trung bình chỉ có 10% vật liệu bỏ đi(cắt bỏ) trong quá trình hoàn thiện sản phẩm trong khi các phương pháp thông thường khác lên đến 40%.
- Chất lượng sản phẩm tốt hơn : Do trong quá trình tạo hình, phôi không bị cắt bỏ mà được lăn tròn dưới tác dụng của các trục cán
phẳng nên bề mặt sản phẩm có cơ tính rất tốt.
-Có tính tự động hoá cao

Thiết bị




Một số sản phẩm
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Bạn có thể giới thiệu thêm về một số nhược điểm của phương pháp cán này được không? Nếu nó nhiều ưu điểm như thế tại sao không phổ biến ?
 
Author
Theo mình biết thì phương pháp cán nêm ngang có 1 số nhược điểm như sau:
- Không thể khống chế chính xác được hệ số ma sát trong quá trình tạo hình sản phẩm, giai đoạn đầu của qt phôi dễ bị trượt trên bề mặt khuôn.
- Khuyết tật ban đầu trên bề mặt của phôi dễ dàng phát triển do lực ma sát tại vùng trễ và vùng vượt đều hướng ra ngoài vùng biến dạng( Điều này khác với phương pháp cán dọc , trong cán dọc các khuyết tật của phôi như nứt, rỗ khí... dễ được hàn lại trong quá trình cán.)
- Chế tạo khuôn( trục cán phẳng) khó khăn--> đắt tiền.
- Phôi ban đầu cho pp cán này phải là hình trụ tròn xoay.

Một số sản phẩm tạo hình từ phương pháp cán này là bán thành phẩm cho cho quá trình tạo hình tiếp theo :




Phương pháp này không phải là không phổ biến, nó được sử dụng rất nhiều ở Bêlarut, Nga, UKraina, Hàn Quốc, Tây Ban Nha...
Chỉ chưa có ở Việt Nam thôi. Chắc có lẽ cuối năm nay ở bộ môn mình sẽ đưa thiết bị từ Bêlarut về.:D
 
Top