Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Author
Gọi tên các bộ phận của van an toàn ?

Mình có sơ đồ nguyên lý van an toàn như sau nhưng không biết gọi tên các bộ phận của nó như thế nào. Mọi người giups mình với


 
Last edited:
B

Bamboo_ht

Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Mình xin chỉ ra những bộ phận mà mình biết (cũng tương đối thôi, mọi người tham khảo):
1. Thân (vỏ)
2. Phần tử đóng mở
3. Lò xo
4. Cần
5. Ống lót
6. Nắp vỏ
7. Tay vặn
8.
9. Đai ốc
Mình cũng xin nói qua nguyên tắc hoạt động: Chất lỏng sẽ chảy từ lỗ phía dưới và sang lỗ bên phải (như hình vẽ). Nhờ vào lực lò xo và lực từ cần mà phần tử 2 đóng kín lối qua của chất lỏng. Để chất lỏng qua được thì áp suất của lối vào phải đủ để thắng được lực từ lò xo và cần 4. Người ta có thể điều chỉnh áp suất mở này như mong muốn bằng cách vặn tay vặn 7.
 
Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Hình này là sơ đồ nguyên lý của van an toàn loại 02 cấp. Trong hình còn thiếu một chi tiết quan trọng( tham khảo theo hình mới): Lỗ dẫn chất lỏng trực tiếp từ kim tạo áp( số 4, trong thực tế hay được gọi là Pointu) qua ngõ ra bên tay phải về thùng. Đây lại chính là điều kiện làm việc chủ yếu của loại van này, nếu không có cái lỗ này thì lại trở về loại van an toàn một cấp.
Nói thêm về hoạt động của loại van hai cấp: Trong các hệ thống thuỷ lực có lưu lượng và áp suất lớn, nếu dùng van một cấp chịu nổi cả lưu luợng và áp suất thì kích thước của các van rất lớn( ta có thể tham khảo điều này ở các máy đời xưa), vì vậy người ta nghĩ ra van hai cấp, trong đó chia ra phần chịu áp có kích thước nhỏ( là cấp một, hoạt động trước để có thể chịu được áp cao) cùng với phần phụ trách về phần lưu lượng là phần có kích thước lớn hơn nhưng sẽ hoạt động sau và phụ thuộc vào cấp 1.
Trong hình trên thực ra cũng còn thiếu 01 lò xo cho số 2. Còn số 8 chính là đai ốc khoá tay vặn điều chỉnh.
[/URL][/IMG]
 
B

Bamboo_ht

Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Bác có thể nói rõ hơn về hoạt động của cấp 1 và cấp 2 được không ạ?
 
Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Thực ra thì vụ này cũng dễ thôi. Lấy ví dụ ở trên nhé: Bình thường khi áp suất trong cả hệ thống chưa vượt quá lực lò xo thì mũi kim sẽ đóng kín lỗ dẫn dầu, đồng thời do lực lò xo tác dụng thì mũi kim đẩy phần thân trượt( số 2, là cấp 2) đè xuống, làm cho phần côn phía dưới đóng kín vào phần côn trên thân, vậy là van đóng kín, áp lực trong hệ thống sẽ tùy thuộc vào lực cản. Khi áp suất tăng quá lực lò xo( nhớ rằng ở đây ta phải tính thành lực, với công thức P= S * p, trong đó P là tổng lực tác động, S là diện tích và p là áp suất) thì mũi kim bị đẩy lên, lúc này áp dầu sẽ theo đường thoát chạy về thùng , như vậy tạo nên độ chênh áp giữa phần dười và phần trên của thân trượt( số 2), vì vậy làm cho thân trượt chạy lên trên tức là mở rộng cửa xả ở ngay phần côn. Khi áp suất nhỏ hơn lực lò xo thì mũi kim lại đi xuống, lặp lại quá trình đầu.
Nói thêm là hệ hai cấp được dùng rất rộng rãi trong các hệ thống thuỷ lực sau này, kể cả các loại van khác như van tràn, van điều khiển, van tiết lưu do có thể chịu được áp suất cao và lưu luợng lớn với kích thước vừa phải.
Kinh nghiệm khi sửa các van này khi bị mất áp là kiểm tra độ kín khít của mũi kim so với lỗ côn, độ kín khít của phần côn của phần trượt( số 2) so với thân và một việc rất quan trọng là kiểm tra xem lỗ nhỏ chỗ mình mới vẽ xem có bị bít không.
 
B

Bamboo_ht

Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Em cũng có ý kiến của riêng mình, xin nêu ra để cùng bàn luận! Em nghĩ là bác có sự nhầm lẫn ở đây rồi, van của bạn chủ topic hỏi là van 1 cấp chứ không phải là 2 cấp. Những ưu điểm và phân tích của bác về van 2 cấp là đúng, nhưng không đúng trong câu hỏi này. Với mỗi cái Van thì luôn có đường vào và đường ra cho chất lỏng (tức là chất lỏng phải chảy qua van và từ đó van điều chỉnh áp suất của nó...). Như hình trên, cửa dưới là cửa vào (P), cửa bên phải là cửa ra (T). Nếu là van 2 cấp (hay là van chịu tác động gián tiếp) thì 2 cấp không cùng chịu một áp suất trực tiếp từ cửa vào như trường hợp này, cũng không có cấu tạo một cách đơn giản như vậy, và cái lỗ trong hình của bác (khác với hình của bạn hỏi ở trên) em nghĩ là không hợp lý. Lò xo và cái cần đẩy ở đây đơn thuần chỉ là tác dụng lực lên cái bộ phận đóng mở phía dưới.
Em xin lấy 1 ví dụ về van 2 cấp:

Ban đầu thì phía trên và dưới của cửa mở cấp thứ 1 (chi tiết 3) phải cùng chịu 1 áp suất chất lỏng, do đó nó sẽ đóng. Chất lỏng phải chảy vòng để cung cấp cho mặt trên áp suất này. Cấp thứ 2 của van có tác dụng làm chênh lệch áp suất giữa 2 phía của cửa mở này. Ban đầu cấp 2 chưa mở thì không có hiện tượng gì (cấp 1 đóng). Nếu cấp 2 mở thì chất lỏng sẽ chảy qua chi tiết 2 (hình vẽ) làm áp suất giảm, dẫn đến sự chênh lệnh áp suất giữa 2 mặt của cấp 1 và cấp 1 mở.
Đây là so sánh giữa van an toàn 1 cấp và 2 cấp:
 
Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Cũng định không nói thêm nữa, nhưng sợ các bạn khác lại nghĩ sai về chuyện này nên đành làm thêm vài dòng vậy.
Trong hai cấp thì cấp 1 là cấp mở trước( chính vì thế mà nó được gọi là cấp 1), và chỉ mở khi áp suất trong hệ thống đã lớn hơn áp quy định. Nhưng thực sự do kích thước nhỏ nên thực ra lưu lượng qua đây khá nhỏ, chỉ đủ để tạo ra chênh lệch áp suất giữa hai phần của cấp hai, điều này tạo lực mở cấp hai để tạo tiết diện chảy đủ lớn cho phần lưu luợng lớn chạy qua.( Bạn đã sai lầm khi ghi rằng cấp 2 mở trước nhé).
Kết cấu của van tràn một cấp thì rất đơn giản( chính cái ví dụ của bạn là chính xác), nhưng cái van của chủ topic là kết cấu van hai cấp, vì cái lò xo được vẽ rất nhỏ, nếu là một cấp thì không chịu được bao nhiêu kg/cm2 cả( cũng tham khảo cái ví dụ của bạn về van một cấp là thấy mà, cái lò xo của nó rất to). Chính điều này là điểm cần chú ý khi đánh giá về van.
Với ví dụ về van hai cấp bạn đưa ra: Nếu tôi không cần dùng tấm che phía dưới mũi kim mà cho mũi kim chọc thẳng vào phần số 1 thì các bạn thử suy nghĩ xem tác dụng có khác cái nguyên thuỷ không? Và so sánh nó với cái ví dụ của chủ topic xem nào?
 
Last edited:
B

Bamboo_ht

Ðề: Tên gọi các bộ phận của van an toàn ?

Em nghĩ là cấp nào 1, cấp nào 2 không quá quan trọng lắm, quan trọng là giải thích đúng với hình và nguyên tắc hoạt động của nó. Cái hình đúng là nguyên thủy, nhưng nó là ví dụ đơn giản để giải thích một điểu bác à, đó là khi cấp 1 (ở phía trên) mở thì cả 2 cấp sẽ không chịu cùng 1 áp suất, thiết kế như vậy để khi cấp 1 đóng thì chất lỏng vẫn lên được mặt trên của cấp 2 (ở phía dưới) và tạo nên áp suất chất lỏng ở 2 mặt là như nhau. Chỉ khi cấp 1 mở thì nước mới chảy qua cái khe làm giảm áp suất tại đó dẫn đến chênh lệnh áp suất và cấp 2 cũng mở theo. Còn như hình của bác đưa ra, nếu trường hợp cả 2 cùng đóng thì phía dưới có chất lỏng tạo áp suất lớn, còn phía trên đơn thuần chỉ là áp lực của lò xo thôi, hoàn toàn không có chất lỏng trên đó, không hợp lý.
 
Top