Thành phần thép dự ứng lực

B

baydlbc

Author
Các bác ơi giúp em thành phần của thép dự ứng lực với (thép sử dụng trong trụ điện ly tâm, cọc ly tâm ...)
Chân thành cảm ơn.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thép thì làm gì có thép dự ứng lực. Mấy cây thép sử dụng trong những sản phẩm bạn hỏi cũng chỉ là thép xây dựng cán nóng thông thường, thành phần thường tương đương 0.3 ÷ 0.45 %C. Còn chữ "dự ứng lực" là do kết cấu của chính sản phẩm đó.
 
Các bác ơi giúp em thành phần của thép dự ứng lực với (thép sử dụng trong trụ điện ly tâm, cọc ly tâm ...)
Chân thành cảm ơn.
Thép dự ứng lực (PC strand) có thành phần xấp xỉ như sau:

%C: 0.82; %Mn: 0.77; %Si: 0.24; %Pmax: 0.06; %Smax: 0.06.

Trong đó, thành phần P, S càng thấp càng tốt. Tuy nhiên cái khó của thép này không phải là thành phần nguyên tố mà là quy trình chế tạo sao cho thép có được các tính chất yêu cầu.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
@Thịnh: mác thép đó tương đương với Y8, thuộc nhóm thép dụng cụ carbon cao. Trong nhiều trường hợp, có thể dùng làm các chi tiết đàn hồi như .. đệm vênh, lò xo ... Còn trong phân loại thành phần thép thì thực sự không có loại thép nào tên là thép dự ứng lực cả, tên đó có lẽ do nhà sản xuất đặt ra đối với 1 sp cụ thể.
 
@Thịnh: mác thép đó tương đương với Y8, thuộc nhóm thép dụng cụ carbon cao. Trong nhiều trường hợp, có thể dùng làm các chi tiết đàn hồi như .. đệm vênh, lò xo ... Còn trong phân loại thành phần thép thì thực sự không có loại thép nào tên là thép dự ứng lực cả, tên đó có lẽ do nhà sản xuất đặt ra đối với 1 sp cụ thể.
Dạ vâng, anh worm nói đúng rồi ạ. Thép dự ứng lực là tên 1 loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, đây là cách hỏi mà chúng ta thường gặp. Điều quan trọng là cho câu trả lời đúng và định hướng lại. Anh worm đã định hướng lại rất tốt.

Thanks anh.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Bổ sung thêm tí tẹo:

Trong thực tế, thật ra không có 1 sản phẩm đồng nhất nào (chỉ 1 loại vật liệu) có được các tính chất dự ứng lực, các mác thép cũng thế (dù là thép đàn hồi). Theo như tôi được biết, cái tên dự ứng lực bắt nguồn ở VN nhiều nhất là từ các công trình cầu đường với các cấu kiện bê tông dự ứng lực.

Giải thích thì có lẽ không có chuyên ngành nên khó rõ ràng, chỉ biết rằng các kết cấu dự ứng lực được chế tạo theo mẫu composite cốt sợi. Trong quá trình làm việc, khi chịu tải động cao, chính những cốt sợi này góp phần làm tăng khả năng đàn hồi của kết cấu. Đối với các dầm bê tông dự ứng lực, khả năng này không nằm ở thành phần hay chủng loại thép sử dụng, khả năng đó được tạo ra nhờ các sợi cáp (cable) được căng trong lòng dầm. Trước khi đúc dầm, người ta dùng neo có dạng nêm để căng các sợi thép trong lòng rồi mới đổ bê tông (tất nhiên là vẫn có các khung thép cây). Hình vẽ mô phỏng xin đưa ra sau.
 
Hôm giờ em chờ cái hình mô phỏng của anh worm hoài mà chưa thấy?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Hôm giờ em chờ cái hình mô phỏng của anh worm hoài mà chưa thấy?
Hì hì, suýt nữa thì quên mất. Giờ thì xem hình mô phỏng nhé ....

Hình 1. Hình chiếu trục đo bộ neo cầu.

Hình 2. Hình mô phỏng 3D bộ neo cầu

Hình 3. Mặt cắt bộ neo cầu

Hình 4. Mô hình lắp neo vào dầm dự ứng lực

Giải thích:


  1. Dầm dự ứng lực như đã nói ở bài trên, là dầm bê tông cốt thép có luồn cable bên trong. Mô hình như hình 4.
  2. Hai đầu của dầm có 2 tấm mặt bằng thép. Trong thực tế, bộ neo cầu có thể đặt trực tiếp lên lớp cốt thép phía 2 đầu. Trên 2 tấm mặt có khoan các lỗ để lắp neo (đường kính 100 ~ 150 mm).
  3. Neo cầu và nêm có dạng như hình 1, 2, 3. Neo bên ngoài dạng trụ có vai, khoét lỗ côn. Nêm dạng côn có lỗ tròn hoặc côn để kẹp cáp, tùy theo mức độ quan trọng, bề mặt trong của nêm có thể khía nhám để tăng lực kẹp.
  4. Khi đúc dầm, người ta luồn cable qua neo và các lỗ trên 2 tấm mặt. Nêm chặt một đầu rồi kéo căng cable trong lòng dầm (lúc này chỉ có cốt thép), sau đó nêm chặt đầu còn lại. Tiếp đó, đổ bê tông cho dầm.
  5. Trong quá trình hoạt động, ngoài khả năng cứng vững nhờ lớp cốt thép, do có các sợi cable căng bên trong, dầm được tăng cường khả năng đàn hồi và chịu uốn..
 
Top