Từ tính của thép inox

  • Thread starter khacthanh_comess5
  • Ngày mở chủ đề
K

khacthanh_comess5

Author
Các bác ơi! cho em hỏi thép inox có bị nam châm hút không?

Nhớ gõ dấu đầy đủ, lần sau sẽ xóa bài của bạn luôn đấy
 
V

Vo HuyThanh

Author
Thông thường thép không gỉ chia ra 3 hệ:
Hệ Ferrite (như SUS 430)
Hệ Martensite ( như SUS420 J2)
Hệ Austenite ( như SUS 304, SUS316, SUS301)

Trong 3 hệ trên thì Hệ Ferritte và Hệ Martensite là hệ từ tính mạnh (Cường từ tính thể), còn hệ Austenite thì gọi là hệ phi từ tính. Ở VN danh từ Inox thường dùng để chỉ cho thép không gỉ SUS304. Loại này bình thường nam châm không hút được. Tuy nhiên SUS304 hoặc SUS 301 nếu gia công với áp lực lớn ở nhiệt độ thường để định hình ( ví dụ như dập định hình làm bồn rửa chén chẳng hạn) thì một bộ phận tổ chức vật liệu biến đổi sang dạng Martensite , khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm từ (danh từ chuyên môn hán Việt gọi là Từ Hóa). Hiện tượng này không xuất hiện ở vật liệu SUS316. Trong một số sản phẩm như dụng cụ y tế đòi hỏi không được để xảy ra hiện tượng từ hóa trên dụng cụ thì sau khi gia công xong phải xử lý nhiệt ở nhiệt độ 770 độ C để làm mất từ tính.



......................
Chú ý nên post bài cho đúng chỗ. Em nên chuyển sang phần Vật liệu thì đúng hơn .
 

ME

Active Member
Mấy người ngư dân ở Vn khi đi mua trục láp (trục chân vịt - bằng thép không rỉ) họ vẫn lận theo nam châm để thử. Cái trục nào bị nam châm hút là thép... không tốt và ngược lại.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
ME viết:
Mấy người ngư dân ở Vn khi đi mua trục láp (trục chân vịt - bằng thép không rỉ) họ vẫn lận theo nam châm để thử. Cái trục nào bị nam châm hút là thép... không tốt và ngược lại.
Chẳng riêng gì mấy bác nông dân, đến mấy ông kỹ sư cơ khí, luyện kim vài chục năm kinh nghiệm vẫn còn suy nghĩ như thế cơ mà.
 
Mấy ông làm ở phòng hóa nghiệm cũng dùng nam châm để kiểm mấy cái lọ đựng hóa chất bằng Inox
 
Top