Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

  • Thread starter emcuipap
  • Ngày mở chủ đề
E

emcuipap

Author
chào mấy anh .
hiện nay em đang rất lông bông về vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công ( lớp em hay bị thầy la về vấn đề này lắm )
nên nay em mong mấy anh , ai biết , mong giúp đỡ giùm em ,
mong mấy anh chỉ dùm em về đối với các phương pháp gia công như , tiện (tinh , thô ) phay ( tinh , thô )....đúc ......
thì có cấp chính xác là mấy ?
 
J

japfa

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Chào bạn!
Theo tôi biết thì cấp chính xác gia công là khả năng đạt được những thông số đã ghi trên bản vẽ mà người ks thiết kế như là: dung sai của chi tiết cần đạt được( Rz, sai lệch hình dáng hình học, độ không đồng tâm của chi tiết trục hay lỗ, độ vuông góc hay song song,...).
Đối với chi tiết gia công có 14 cấp chính xác. Cấp chính xác càng cao thì khả năng gia công càng khó, đòi hỏi phải có phương pháp gia công tinh hoặc siêu tinh mà các phương pháp gia công truyền thống khó đạt được.
Đó là ý kiến riêng của mình, có j ko phải xin a e bỏ wa và cho ý kiến nha!:D
 
E

emcuipap

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Chào bạn!
Theo tôi biết thì cấp chính xác gia công là khả năng đạt được những thông số đã ghi trên bản vẽ mà người ks thiết kế như là: dung sai của chi tiết cần đạt được( Rz, sai lệch hình dáng hình học, độ không đồng tâm của chi tiết trục hay lỗ, độ vuông góc hay song song,...).
Đối với chi tiết gia công có 14 cấp chính xác. Cấp chính xác càng cao thì khả năng gia công càng khó, đòi hỏi phải có phương pháp gia công tinh hoặc siêu tinh mà các phương pháp gia công truyền thống khó đạt được.
Đó là ý kiến riêng của mình, có j ko phải xin a e bỏ wa và cho ý kiến nha!:D
vâng , em cũng nghĩ thế , nhưng vấn dê o day là , làm thê nào dể pít dc , khi ta tiện , phay , bào , dúc ...tinh , thô ... , thì ta dùng cấp chính xác nào , thường , và thông dụng ấy . ý em là thế .
 
H

hanoi

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Theo tôi, khi ta học cấp chính xác của các phương pháp gia công đã đc cho rồi (dung sai và kỹ thuật đo lường, sổ tay CNCTM...) . Còn nếu muốn xác định thì ta sẽ kiểm tra, ví dụ như dùng đồng hồ so để kiểm tra độ song song, vuông góc giữa đường tâm, bề mặt...Còn độ nhám thì dùng 2 chỉ số Ra, Rz cái này phải dùng các thiết bị để xác định các thông số nhấp nhô rồi.
 
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

cái này đơn giản thôi. Chú ý : bạn phải phân biệt CẤP CHÍNH XÁC về kích thước, tức là chiều dài gia công ( hoặc bán kính của đường tròn gia công ) có dung sai, và xem dung sai của nó ứng với IT bao nhiêu, và tra bảng, ta có được dung sai của độ dài đó. Có 14 cấp dung sai ( theo mình học, còn tra sách thì hình như có 18 cấp thì phải, và được xếp theo thứ tự giảm dần, nghĩa là cấp 1 là SUPER, cấp 14 là BAD )
Còn việc bạn nói, gia công Tiện, Phay, Bào... thì đó là CẤP ĐỘ NHÁM, có 14 cấp đọc nhám ( cần phân biệt CẤP ĐỘ NHÁM và CẤP ĐỘ BÓNG, bản chất 2 cái giống nhau, nhưng hiểu theo kiểu ngược lại ). Trong đó , cấp 1 là nhám nhất, 14 là SUPER.
Nếu trên bản vẽ yêu cầu cấp độ nhám bao nhiêu, thì trước tiên bạn xem bề mặt đó dùng phương pháp gia công gì. VD : gia công mặt phẳng, yêu cầu Ra2,5. Thì bạn thế này, gia công mặt phẳng, ta chọn phương pháp PHAY, mà cấp 6 ( Ra2,5 = cấp 6 ) thì bạn gia công tinh mới đạt được cấp độ nhám này.
Nếu ai cảm thấy cần thiết, mình sẽ post lên, ứng với phương pháp nào ( tiện, phay ,.. ) nếu gia công thô thì đc cấp độ nhám bao nhiêu, còn gia công tinh thì đạt bao nhiêu. NHƯNG TRƯỚC HẾT PHẢI THANK CÁI NHA. Heheh, bây giờ đi thi đã.

Đó là theo hiểu biết của việc làm đồ án, nếu hiểu sai, mong các pác bỏ qua cho, và góp ý. Em xin cám ơn
 
Last edited:
E

emcuipap

Author
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

cái này đơn giản thôi. Chú ý : bạn phải phân biệt CẤP CHÍNH XÁC về kích thước, tức là chiều dài gia công ( hoặc bán kính của đường tròn gia công ) có dung sai, và xem dung sai của nó ứng với IT bao nhiêu, và tra bảng, ta có được dung sai của độ dài đó. Có 14 cấp dung sai ( theo mình học, còn tra sách thì hình như có 18 cấp thì phải, và được xếp theo thứ tự giảm dần, nghĩa là cấp 1 là SUPER, cấp 14 là BAD )
Còn việc bạn nói, gia công Tiện, Phay, Bào... thì đó là CẤP ĐỘ NHÁM, có 14 cấp đọc nhám ( cần phân biệt CẤP ĐỘ NHÁM và CẤP ĐỘ BÓNG, bản chất 2 cái giống nhau, nhưng hiểu theo kiểu ngược lại ). Trong đó , cấp 1 là nhám nhất, 14 là SUPER.
Nếu trên bản vẽ yêu cầu cấp độ nhám bao nhiêu, thì trước tiên bạn xem bề mặt đó dùng phương pháp gia công gì. VD : gia công mặt phẳng, yêu cầu Ra2,5. Thì bạn thế này, gia công mặt phẳng, ta chọn phương pháp PHAY, mà cấp 6 ( Ra2,5 = cấp 6 ) thì bạn gia công tinh mới đạt được cấp độ nhám này.
Nếu ai cảm thấy cần thiết, mình sẽ post lên, ứng với phương pháp nào ( tiện, phay ,.. ) nếu gia công thô thì đc cấp độ nhám bao nhiêu, còn gia công tinh thì đạt bao nhiêu. NHƯNG TRƯỚC HẾT PHẢI THANK CÁI NHA. Heheh, bây giờ đi thi đã.

Đó là theo hiểu biết của việc làm đồ án, nếu hiểu sai, mong các pác bỏ qua cho, và góp ý. Em xin cám ơn
trc tien thanks bác nhiều lắm .mấy hum nay bận con dao wa , nên h mới dô lại . thanks bác nhiều nha.
em đã hiểu them , dịnh hình dc trong đầu mình them rùi .
sẵn tiện bác giúp cho trót , up luôn phần kia lên cho em dc tham khảo với nhé . thank bác nhiều .
 

paven8880

Active Member
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

vâng , em cũng nghĩ thế , nhưng vấn dê o day là , làm thê nào dể pít dc , khi ta tiện , phay , bào , dúc ...tinh , thô ... , thì ta dùng cấp chính xác nào , thường , và thông dụng ấy . ý em là thế .
Ở đây bạn phải hiểu cấp chính xác của 1 phương pháp gia công thông thường phải đc hiểu là cấp chính xác Kinh tế mà pp đó đạt đc. Tra cấp Cx của pp gia cônglà ta tra theo cấp chính xác kinh tế!
 
E

emcuipap

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Ở đây bạn phải hiểu cấp chính xác của 1 phương pháp gia công thông thường phải đc hiểu là cấp chính xác Kinh tế mà pp đó đạt đc. Tra cấp Cx của pp gia cônglà ta tra theo cấp chính xác kinh tế!
em chua nghe ccx kinh tế ? là sao ?
 
H
Author
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Bạn nên căn cứ vào "Sổ tay CNCT máy" trong đó có nêu nên vấn đề chọn CCX cho từng phương pháp gia công. Nhưng vấn đề chỉ là tham khảo thôi vì phải phụ thuộc vào khả năng công nghệ của máy tại cơ sở nữa bạn ạ. Vì học lý thuyết cũng hơi khác một chút so với thực tế mà. Chúc Bạn thành công! :57:
 
Last edited by a moderator:

paven8880

Active Member
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

em chua nghe ccx kinh tế ? là sao ?
Cấp chính xác mà bạn tra trong sổ tay công nghệ hay quyển HD đồ án công nghệ đó là cấp chính xác kinh tế! Nó không phải là giới hạn câp cx của pp gia công mà là tối ưu về mặt kinh tế của pp đó!
 
T

traudo

Author
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

các bác cho em hỏi chút nhé
có phải cấp chính xác phụ thuộc vào độ nhám, lượng dư bề mặt gia công, chế độ cắt và phương pháp gia công đúng ko?
nếu theo như đồ án công nghệ chế tạo thì căn cứ vào dung sai để tra các thông số còn lại (lượng dư gia công, IT, chế độ cắt, phương pháp gia công) thì làm như thế nào?
mong mọi người giúp đỡ
thank nhiều
 
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

các bác cho em hỏi chút nhé
có phải cấp chính xác phụ thuộc vào độ nhám, lượng dư bề mặt gia công, chế độ cắt và phương pháp gia công đúng ko?
nếu theo như đồ án công nghệ chế tạo thì căn cứ vào dung sai để tra các thông số còn lại (lượng dư gia công, IT, chế độ cắt, phương pháp gia công) thì làm như thế nào?
mong mọi người giúp đỡ
thank nhiều
1.Nhám và dung sai kích thước là 2 thứ độc lập
Nhám là thông số để đánh giá chất lượng bề mặt{1 trong 3 thông số đánh giá:độ không phẳng,độ sóng,và nhám} được đo trong 1 giới hạn chiều dài chuẩn {phụ thuộc vào yêu cầu}
Dung sai kích thước { cấp chính xác như bạn nói} là thông số đánh giá sai lệch về kích thước của chi tiết so với kích thước danh nghĩa
Nhám phụ thuộc vào phương pháp gia công,điều kiện gia công,chế độ cắt{trong này có lượng dư rồi s,v,t}.Ví dụ:mài thì nhám bề mặt sẽ thấp,tiện thô thì nhám cao{lưu ý nhám và cấp độ nhám khi dùng từ},có dung dịch trơn nguội hay không có,cắt thô chiều sâu cắt lớn hay cắt tinh,tốc đọ cắt nào?ví dụ tiện:có lẹo dao hay không có lẹo dao đều ảnh hưởng đến nhám bề mặt
2.theo mình thì khi có bản vẽ{đồ án} thì có dung sai,những chỗ không cần độ chính xác cao thì không cần ghi hoặc tra trong sổ tay{ví dụ bước khoan tâm,có người ghi dung sai cho cả mấy kích thước đó,để làm gì?}.Sau đó,đề gia phương án gia công tinh lần cuối,lập quy trình công nghệ{tức bạn đã biết dùng máy nào?dụng cụ cắt nào? cần bao nhiêu nguyên công để gia công cho đạt yêu cầu}.Rồi khi tính toán chế độ cắt mới xem: nguyên công tiện thô hay phay thô cần cắt như thế nào?Điều này phụ thuộc máy và dao,bạn chọn dao gì?khả năng cắt của nó khi gia công thô tối đa là bao nhiêu,tinh là bao nhiêu đối với vật liệu chi tiết gia công?với lượng dư đó thì bạn cắt mấy lần thì hết?
 
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

[FONT=&quot] Tiện
- thô: ĐCX từ 13 - 12, nhám bề mặt: Rz = 80 (độ nhám cấp 3)
- bán tinh: ĐCX từ 11 - 10, nhám bề mặt Rz = 40 -20 (cấp 4 - 5)
- tinh: ĐCX từ 9 - 8, nhám bề mặt Ra = 2,5 -1,25 (cấp 6 - 7)

*Phay:
- Thô: ĐCX từ 14 - 11, NBM Rz = 160 - 40 (cấp 2 - 4)
- Tinh: ĐCX từ 10 - 8, NBM Rz = 20 đến Ra = 1,25 (cấp 7)

*Bào: Tương tự như khi tiện
*Chuốt: ĐCX đến cấp 7, NBM Ra = 1,25 (cấp 7)
*Khoan: ĐCX cấp 13 - 12, NBM Rz = 80 - 40 (cấp 3 - 4)
*Khoét: ĐCX cấp 12 - 10, NBM Ra = 10 - 2,5
*Doa: ĐCX cấp 9 - 7, NBM Ra = 1,25 (cấp 7)
*Mài
- Thô: ĐCX cấp 9, NBM Ra = 3,2
- Tinh: ĐCX cấp 7, NBM Ra = 1,6 - 0,4
- Siêu tinh: ĐCX cấp 6, NBM Ra = 0,2 - 0,1

- Mài Nghiền: ĐCX cấp 6 - 5, NBM Ra = 0,2 - 0,1
- Mài Khôn: ĐCX cấp 7 - 6, NBM Ra = 0,4 - 0,05
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Q

quangbien23

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Bác cho hỏi nếu Rz=40 thì ta nên chọn kiểu tiện nào?
 
N

nlkhongung

Author
Ðề: vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

sử dụng tiện bán tinh
 
X

xuandinh95

Author
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

cho em hỏi cái ạ, tại sao các động cơ như quạt điện ,máy bơm .... khi sử dụng một thời gian lại bị nghẹt trục và phải thay trục ạ! em xin cảm ơn
 
C

cơ khí đúc

Author
Ðề: Vấn đề về cấp chính xác cho từng phương pháp gia công

Do không bảo dưỡng bơm dầu rồi nó sinh nhiệt và dẫn đến hiện tượng cong vênh mà
 
Top