Vít me hai chiều xoắn

Author
Vít me hai chiều xoắn có hai rãnh xoắn ngược chiều, dùng để tạo chuyển động tịnh tiến đi lại mà không cần đảo chiều quay của vít me. Xin giới thiệu 2 kiểu.

Kiểu 1:

Bộ phận tịnh tiến có con trượt chạy trong rãnh ren. Nó có dạng như thoi dệt để có thể vượt qua chỗ giao nhau của hai rãnh ren ngược chiều xoắn. Tại hai đầu trục vít me phải có rãnh nối rãnh xoắn chiều này sang rãnh xoắn chiều kia. Gia công rãnh này bằng cách phay theo dấu, khá phiền phức.


Hình bên trái giới thiệu một cách làm rãnh nối đơn giản hơn. Rãnh gồm một rãnh vòng (tiện được) và một miếng chắp màu đỏ bảo đảm chuyển con trượt trong khoảng thời gian dưới 1 vòng quay của vít me. Khoảng cách từ rãnh vòng đến chỗ giao nhau gần nhất của hai rãnh ren ngược chiều xoắn quyết định thời gian này. Khoảng cách càng ngắn thì thời gian càng dài.



Một cơ cấu chuyển khác trên hình bên phải cho thời gian chuyển dài hơn, trong khoảng từ hơn 1 vòng đến dưới 2 vòng quay của vít me.
Vít me 1 có rãnh ren phải và rãnh ren trái nối thông nhau bằng rãnh vòng ở hai đầu. Tại đây có chi tiết tam giác 3 lắp lên vít me bằng chốt quay.
Hình vẽ cho thấy 3 vị trí lần lượt, lúc con trượt 2 chuyển từ rãnh ren phải sang rãnh ren trái.
Hình trái: Vít me quay đẩy con trượt 2 đi lên vào phần rãnh vòng đồng thời làm phần phải của tam giác 3 vểnh lên. Hình vẽ thể hiện tam giác 3 đã vểnh lên để dễ hình dung. Bắt đầu ngừng chuyển động tịnh tiến.
Hình giữa: Vít me quay được 1 vòng, con trượt đi lên trên tam giác 3, làm phần phải của 3 dốc xuống. Lúc này vẫn ngừng chuyển động tịnh tiến.
Hình phải: Vít me quay tiếp 1 vòng, con trượt 2 được tam giác 3 dẫn sang rãnh ren trái, bắt đầu đảo chiều tịnh tiến.

Dạng hình thoi của con trượt 2 và biên dạng cong lõm của tam giác 3 có vai trò quan trọng trong việc quay tam giác 3. Nên có cách giữ tam giác 3 để tránh dịch chuyển ngẫu nhiên.

Cũng có thể xem các cơ cấu trên như là một loại cơ cấu cam không gian (vẫn gọi là cam trụ hay cam thùng), cần tịnh tiến.
Xem mô phỏng trong Inventor 4 (không thể mô phỏng được quá trình đảo chiều):
http://img194.imageshack.us/img194/6489/vitme2x.mp4

Kiểu 2:

Khi rãnh ren quá nhỏ, không thể chứa con trượt thì dùng cơ cấu có sơ đồ ở hình bên.



Vít me 1 có ren hai chiều xoắn, quay một chiều liên tục. Con trượt 2 có thể đi lại và lắc trên sống trượt trụ tròn 3. Càng chữ Y của con trượt 2 có gắn hai nửa đai ốc 4 và 5. Nửa đai ốc 4 có ren hợp với ren phải của vít me 1. Nửa đai ốc 5 có ren hợp với ren trái của vít me 1.
Tại vị trí trên hình, nửa đai ốc 4 đang ăn khớp, con trượt 2 đi sang phải. Tuy bị lò xo 6 kéo, nửa đai ốc 4 không thể ra khớp vì vướng thanh 7. Cuối hành trình sang phải, đầu dưới càng chữ Y ra khỏi thanh 7, lò xo 6 làm nửa đai ốc 4 ra khớp, nửa đai ốc 5 vào khớp, con trượt đi sang trái. Lúc này đầu dưới càng chữ Y nằm trong thanh 7.
Cuối hành trình sang trái, đầu dưới càng chữ Y tì vào đòn 8 (quay được quanh chốt 9). Dưới tác dụng của lò xo 10 (khỏe hơn lò xo 6) càng chữ Y có khuynh hướng đưa nửa đai ốc 4 vào khớp nhưng còn vướng thanh 7, nên tiếp tục đi sang trái. Đến khi ra khỏi thanh 7, đầu dưới càng chữ Y bị đòn 8 gạt ra ngoài càng 7, nửa đai ốc 5 ra khớp, nửa đai ốc 4 vào khớp, con trượt bắt đầu hành trình sang phải.
Chốt 11 để hạn chế đòn 8. Lò xo 6 phải dài để đủ tác động lên càng chữ Y trên suốt chiều dài hành trình.

Kiểu trên được chế biến từ cơ cấu rải dây trong máy làm ghim dập giấy của Trung Quốc. Tuy nhiên thay cho vít me 2 chiều xoắn, máy đó dùng hai vít me giống nhau quay ngược chiều nhau. Mỗi vít me có nửa đai ốc riêng được điều khiển ra vào khớp theo cách trên.


 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Hình như có nhược điểm là bước tiến phải lớn, do cần không gian do rãnh xoắn ngược chiều!

Thêm nữa, không dùng điều khiển vị trí chính xác được, vì chỗ giao nhau của 2 rãnh sẽ làm cho độ rơ tăng lên!
 
Author
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Video minh họa cơ cấu vit me hai chiều xoắn:
Cũng có thể coi đây là cơ cấu cam thùng với hai rãnh xoắn ngược chiều.
Vận tốc đi và về của cần khác nhau do bước xoắn của hai rãnh khác nhau.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/LLIwVdaRViM

[video=youtube_share;LLIwVdaRViM]http://youtu.be/LLIwVdaRViM[/video]
 
L

lluongha

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Nguyenducthang bạn có thể cho minh một số hình ảnh của kiểu 2 đươc ko
 
L

lluongha

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Ý mình muốn xem kiểu 2(kiểu rãnh ren nhỏ không thể chứa con trượt)
 
Author
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Xin lỗi vì không hiểu ý bạn.
Thì ra hình của kiểu 2 tự nhiên bị mất.
Hôm nay tôi đã thêm vào.
 
Author
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Cùng chức năng như cơ cấu vít me hai chiều xoắn có cơ cấu hai vít me, tự động đảo chiều tới lui, như hình dưới đây.



Hai trục vít me (ren xoắn ngược chiều nhau) nhận chuyển động từ bánh răng dẫn màu hồng quay liên tục.
Đòn màu tím mang hai nửa đai ốc có thể lắc qua lại so với con trượt màu vàng để đai ốc ăn khớp với một trong hai vit me.
Bộ phận tác động đột ngột gồm đòn màu hồng, lò xo và hai cữ màu xanh điều khiển việc ăn khớp này.
Khi con trượt vàng (lắp khớp quay với đòn tím và hồng) đi đến cuối hành trình, chốt trên đòn màu hồng chạm vào mặt xiên của cữ xanh làm đòn tím đang ăn khớp với một vit me bật sang ăn khớp với vit me kia để đảo chiều.
Độ dài và vị trí hành trình của con trượt vàng được xác định bởi vị trí của hai cữ xanh. Hai vít vặn ren vào mỗi cữ bảo đảm kẹp chặt cữ vào rãnh mang cá.
Ren của vit me phải có biên dạng chữ nhật để không có lực đẩy hướng kính trên hai nửa đai ốc.
Nếu hai trục vít me quay ngược chiều nhau thì ren của chúng xoắn cùng chiều.
Cơ cấu này chỉ được tạo ra trên máy tính, chưa qua kiểm nghiệm thực tế.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/gxNnRek2tzM
 
T

trinhk47

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Bác ơi cho cháu hỏi là bước đi và bước về sao lại phải khác nhau? Và nếu cháu làm 2 chiều đi và về cùng nhau được không ạ?nếu không được thì tại sao ạ???
 
Author
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Bước xoắn bằng nhau hay khác nhau đều được, trước hết do yêu cầu công nghệ quyết định.
Nếu hành trình đi là hành trình làm việc (chịu tải) thì chọn bước ngắn hơn để lợi về lực.
Hành trình về là chạy không thì lấy bước dài hơn cho nhanh, tiết kiệm thời gian của 1 chu trình làm việc.
Nếu cả hai hành trình đi về đều làm việc thì lấy bước xoắn bằng nhau.

Ngoài ra cần kiểm tra góc áp lực (góc giữa phương chuyển động của con trượt và phương lực đẩy từ vít me vào con trượt) để cơ cấu không bị kẹt.
Nói chung góc này nên nhỏ hơn 40 độ.
 
N

ngochoi

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Chào Thầy!
Thầy có thể góp ý cho em về kết cấu vít me- đai ốc như hình dưới được không ạ?
Chân thành cảm ơn thầy!
 
B

binhminh83

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

bạn có biết maker nào không? cho mình thông tin liên hệ nhà cung cấp nữa nhé
cám ơn bạn!
 
M

maixa123456

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Mình thích kiểu 2 nhưng hình mô phỏng bị hỏng rồi. Bạn có thể gửi lại giúp mình vào địa chỉ Mail: maixa123456@gmail.com được không ?
Chân thành cảm ơn bạn !
 
M

maixa123456

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Mình thích kiểu 2 nhưng hình mô phỏng bị hỏng rồi. Bạn có thể gửi lại giúp mình vào địa chỉ Mail:maixa123456@gmail.com được không ?
Chân thành cảm ơn bạn !
 
M

maixa123456

Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Anh ơi, anh có mô phỏng chuyển động tịnh tiến của vít me 2 chiều xoắn kiểu 2 không ?
 
Author
Ðề: Vít me hai chiều xoắn

Tôi đã thử làm mô phỏng kiểu 2 nhưng không được.
Hôm nay ảnh kiểu 2 đã được chèn lại vào bài viết rồi.
 
Top