[Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

  • Thread starter Davis2007
  • Ngày mở chủ đề
D

Davis2007

Author
Chào các bác, tôi là thành viên mới, chúc các bác Năm mới hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.

Tôi có một câu hỏi: Người ta cứ nói thấm được Cácbon hay Nitơ đạt độ dày 0.025 đến 0.035mm, nhưng làm sao đo được chiều sâu của độ thấm này để khẳng định sản phẩm đã đạt yêu cầu? Chẳng hiểu sao mà tôi tìm mãi chẳng thấy tài liệu nào đề cập đến phương pháp đo này. Tôi không sành lắm về khoản đo lường nên nhờ bác nào có kinh nghiệm chỉ giáo cho tôi phương pháp và thiết bị cần thiết để kiểm tra độ thấm Cácbon, Nitơ của kim loại nhằm đánh giá xem các sản phẩm này đã đạt yêu cầu hay chưa?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Đầu tiên xin chúc các bạn năm mới sức khỏe, học tập, công tác tốt.
Thường thấm C, N đạt độ thấm tôi sâu hơn chứ 0,025 đến 0,035 thì mỏng quá người ta có thể yêu cầu độ thấm tôi 0,25 đến 0,8 thậm chí là 1 mm. Để kiểm tra độ thấm xem đã đạt hay chưa thường dùng phương pháp soi trên kính hiển vi kiểm tra mặt gãy của chi tiết cần thấm. Nhưng như vậy sẽ bị mất chi tiết kiểm tra (hỏng) vi vậy nên dùng 1 vật mẫu f10, f12... tương đương chiều dày chi tiết cần thấm đem thấm cùng các chi tiết sau khi thấm xong cắt vật mẫu đem soi kiểm tra xác định chiều sâu lớp thấm.
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Ấy da, thấm các bon dày đến 1.5mm còn được chứ bác lehai nói thấm Ni tơ dày được 1mm á ? Bảo thấm đến 0.1 tôi còn tin được.

Thấm cacbon thường phải >0.3 nói chung, chứ không ai thấm mỏng như chủ thớt hỏi (sẽ không thấm). Trục cam của xe máy thấm cacbon >1mm đó .

Mẫu vật đo độ sâu thấm sẽ đại diện được cho chi tiết (cần khảo sát) trong một số trường hợp thôi. Mẫu phi 12 làm vật tham khảo cho vật nhỏ và đơn giản thì được, chứ vật lớn và có nhiều góc cạnh là không được chính xác.

Lý do : độ thấm tôi ở góc cạnh nhỏ hơn ở mặt phẳng, do sự khuyếch tán caccbon tại góc cạnh kém hơn - giống như bác đi tắm hơi thì chỗ ướt nhất luôn là mặt tường chứ ko phải góc phòng ! hihi, dzui thôi
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Có thể bác ấy viết thiếu " thấm N ở 520oC trong 24h đạt 0.25 -0.3 trong 48h đạt 0.4 " sẽ chuẩn hơn. Thấm N có thể đạt độ cứng như thấm C nhưng có tính chống mài mòn cao hơn ,tuổi bền dài hơn nên chiều dày thấm N có thể mỏng hơn thấm C.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Cũng do câu hỏi nên chỉ cần trả lời chung thôi, còn nếu nói kỹ thì còn tùy chi tiết, mác vật liệu, loại hình thấm thể khí, rắn... có lẽ hết cả sách ấy chứ.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Có thể bác ấy viết thiếu " thấm N ở 520oC trong 24h đạt 0.25 -0.3 trong 28h đạt 0.4 " sẽ chuẩn hơn. Thấm N có thể đạt độ cứng như thấm C nhưng có tính chống mài mòn cao hơn ,tuổi bền dài hơn nên chiều dày thấm N có thể mỏng hơn thấm C.
Bổ sung thêm chút, nguyên nhân chính khiến lớp thấm N thường rất mỏng so với thấm C là do kích thước nguyên tử N lớn hơn nguyên tử C --> độ sít chặt lớp bề mặt khi thấm N cao hơn --> khả năng khuếch tán N vào thép thấp hơn C.
 
D

Davis2007

Author
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của các bác lehai, lddung2010 và bác TYA. Đúng là tôi không sành lắm về khoản này nên nghĩ là 0.025mm là dày lắm rồi. Tuy nhiên thì tôi còn cần các bác tư vấn thêm là khi kiểm tra độ dầy lớp thấm này thì có cần gì nữa không, thí dụ như có cần phải mài mẫu cho thật phẳng, bóng không, có cần phải nhuộm màu ( và thường dùng hóa chất nhuộm màu là chất gì?) để lầm rõ lớp thấm không và khi dùng kính hiển vi kim tương thì phải có độ phóng đại bao nhiêu để đo chính xác nó. Còn nữa theo như các bác noi thì thường người ta khi thực hiện công đoạn thấm thì hay thấm theo một mẫu Phi 10 hay Phì 12 để kiểm đối chứng, liệu mình có phải nhắc nhở để họ cấp cùng sản phẩm cho mình không. Nhỡ họ cấp mẫu đối chứng của lô này cùng với mẫu kiểm của lô khác thì cũng phiền nhỉ, làm sao mà xác định được.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của các bác lehai, lddung2010 và bác TYA. Đúng là tôi không sành lắm về khoản này nên nghĩ là 0.025mm là dày lắm rồi. Tuy nhiên thì tôi còn cần các bác tư vấn thêm là khi kiểm tra độ dầy lớp thấm này thì có cần gì nữa không, thí dụ như có cần phải mài mẫu cho thật phẳng, bóng không, có cần phải nhuộm màu ( và thường dùng hóa chất nhuộm màu là chất gì?) để lầm rõ lớp thấm không và khi dùng kính hiển vi kim tương thì phải có độ phóng đại bao nhiêu để đo chính xác nó. Còn nữa theo như các bác noi thì thường người ta khi thực hiện công đoạn thấm thì hay thấm theo một mẫu Phi 10 hay Phì 12 để kiểm đối chứng, liệu mình có phải nhắc nhở để họ cấp cùng sản phẩm cho mình không. Nhỡ họ cấp mẫu đối chứng của lô này cùng với mẫu kiểm của lô khác thì cũng phiền nhỉ, làm sao mà xác định được.
1. Tất nhiên là để làm mẫu soi kim tương thì phải mài phẳng và đánh bóng tốt + tẩm thực tốt rồi. Nếu có tẩm thực màu thì càng tốt, không thì cũng chẳng sao cả (công nghệ tẩm thực màu hơi tốn tiền).

2. Nếu không tin tưởng vào mẫu đối chứng hay kết quả kiểm tra của nơi gia công, bạn có thể phá hủy ngay 1 mẫu sp bất kỳ ra để kiểm tra, tất nhiên là phải có sự chứng kiến hoặc xác nhận của nơi gia công. Kết quả OK thì chi phí do bạn chịu, kết quả NG thì do nơi gia công chịu. Còn muốn hơn nữa thì có thể tự đầu tư hệ thống thiết bị để tự làm, tự theo dõi, tự kiểm tra.
 
T

thaitansh

Author
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

Em là thanh viên mới. Xin chào tất cả các bác.
Em mới sắm được cái lò thấm nito. Về độ cứng, bề dài thì Ok, nhưng toàn ra màu đỏ các bác a.
Mong các bác giúp em vói
Thanhk you so much!
 
N

ngoctu1986

Author
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

bạn ơi, muốn kiểm tra được lớp thấm thì ta phảicatwss chi tiết ra rồi đo trên máy đo Vicker. tôi ko quan tâm lý thuyết về lớp thấm N2 là như thế nào, tôi chỉ quan tâm đến thực tế sản xuất hiện nay thôi, các chi tiết của xe máy nếu thấm Nito thì yêu cầu kt của lớp thấm là > 0,008 nhưng thực tế để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế hiện nay thường thấm Nito là 8h và lớp thấm thực tế đạt dc là 0,018 đến 0, 035, mình thường xuyên ktra cái này mà, hi nhưng thực tế ít người kiểm tra lớp thấm Nito lắm, họ chỉ kiểm tra độ cứng bề mặt của chi tiết thôi vì nó cũng chính là bề mặt làm việc, còn lớp thấm C thì phải kiểm tra, mún ktra thì quy trình là cắt chi tiết ra theo tiết diện thấm, sau đó mài phẳng rùi đo trên máy Vicker, nếu ko hiểu có thể Pm trực tiếp cho tui o emai Nguyenngoctutb@gmail.com nếu biết tớ sẽ trả lời, còn ko biết tớ sẽ hỏi những người có kinh nghiêm, cùng học hỏi, cùng tiến bộ nhé, hi

Không bóp méo tiếng Việt bạn nhé :)
 
Last edited by a moderator:
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

bạn ơi, muốn kiểm tra được lớp thấm thì ta phảicatwss chi tiết ra rồi đo trên máy đo Vicker. tôi ko quan tâm lý thuyết về lớp thấm N2 là như thế nào, tôi chỉ quan tâm đến thực tế sản xuất hiện nay thôi, các chi tiết của xe máy nếu thấm Nito thì yêu cầu kt của lớp thấm là > 0,008 nhưng thực tế để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế hiện nay thường thấm Nito là 8h và lớp thấm thực tế đạt dc là 0,018 đến 0, 035, mình thường xuyên ktra cái này mà, hi nhưng thực tế ít người kiểm tra lớp thấm Nito lắm, họ chỉ kiểm tra độ cứng bề mặt của chi tiết thôi vì nó cũng chính là bề mặt làm việc, còn lớp thấm C thì phải kiểm tra, mún ktra thì quy trình là cắt chi tiết ra theo tiết diện thấm, sau đó mài phẳng rùi đo trên máy Vicker, nếu ko hiểu có thể Pm trực tiếp cho tui o emai Nguyenngoctutb@gmail.com nếu biết tớ sẽ trả lời, còn ko biết tớ sẽ hỏi những người có kinh nghiêm, cùng học hỏi, cùng tiến bộ nhé, hi
Rất cảm ơn bạn ngoctu1986, tôi rất mong bạn có thể chỉ rõ hơn về việc xác định độ sâu thấm tôi bằng cách cắt mẫu rồi đo trên máy đo độ cứng Vicker và cách tạo mẫu, đánh bóng, tẩm thực để soi trên kính hiển vi. Tôi xin cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
T

tamvikyno

Author
Ðề: [Xin hỏi]Phương pháp kiểm tra độ thấm cácbon, nitơ

LỚp thấm ít thế sao mà mài đc. không lẽ không gia công nữa ah. Một số chi tiết gá cần độ chính xác 0.01mm nếu làm thế coi như đem bỏ.
:23:
 
Top