Ý nghĩa hệ số co ngót

Author
Mọi người cho em hỏi. Ý nghĩa hệ số có ngót là 9% thì có phải kích thước thật = kích thước khuôn -9%* kích thước khuôn
và sự co ngót có phải theo mọi phương chiều đều như nhau không ah?
Do em có bản vẽ khuôn nhưng khi đo thì có kích thước thì = mẫu có kích thước lệch 1-2mm Và chẳng theo hệ số nào cả. Ngoài ra tất cả các kích thước đo có số đều rất đẹp (tròn) vì nếu liên quan đến 9% chắc chắn số rất lẽ.. Hỏi thì được biết hệ số co là ngót là 9%. Thực sự chẳng hiểu thế nào nữa.
Ai có tài liệu về vấn đề này cho em xin.
Cảm ơn!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Ý nghĩa hệ số co ngót

Mọi người cho em hỏi. Ý nghĩa hệ số có ngót là 9% thì có phải kích thước thật = kích thước khuôn -9%* kích thước khuôn
và sự co ngót có phải theo mọi phương chiều đều như nhau không ah?
Do em có bản vẽ khuôn nhưng khi đo thì có kích thước thì = mẫu có kích thước lệch 1-2mm Và chẳng theo hệ số nào cả. Ngoài ra tất cả các kích thước đo có số đều rất đẹp (tròn) vì nếu liên quan đến 9% chắc chắn số rất lẽ.. Hỏi thì được biết hệ số co là ngót là 9%. Thực sự chẳng hiểu thế nào nữa.
Ai có tài liệu về vấn đề này cho em xin.
Cảm ơn!
Chúng ta đều biết gần như tất cả vật liệu đều có trạng thái nóng nở ra, lạnh co lại, trong công nghệ đúc các vật liệu khi rót (ép...) đều ở trạng thái lỏng (hoặc bán lỏng -"sền sệt")-nhiệt độ cao, sau khi đông đặc,nguội trở về trạng thái rắn do đó sẽ xảy ra hiện tượng co thể tích, với mỗi loại vật liệu sự co sẽ khác nhau. Trong sản xuất đúc sự co thể tích (sau khi đông đặc) này của vật liệu được gọi là độ co (ngót) và được tính bằng đơn vị %.

Người ta làm thực nghiệm với các vật liệu khác nhau để tìm ra hệ số co (ngót) trong trạng thái co tự do trung bình của các loại vật liệu VD: gang xám 1%, thép thường 2%, hợp kim màu 2%... sự co thể tích này được thể hiện bằng kích thước 3 chiều của vật đúc. Trong thực tế thì ít khi ta gặp các vật đúc có sự co tự do mà có các chiều bị cản trở sự co bởi các thành khuôn, ruột, các gân...do đó tuỳ thuộc hình dạng chi tiết, phương án công nghệ đúc... cụ thể mà có chiều co ít hoặc không thể co được, có chiều lại co nhiều...

VD: khi ta đúc một chi tiết thép hình vành tròn đường kính ngoài f 1800, đường kính trong f 1500, chiều dày 25. Nếu chọn phân khuôn cho vành tròn nằm ngang thì kích thước 25 không cần tính co vì do mặt ghép khuôn nó có thể sai số lên đến 28. Còn với f 1800 sự co hướng kính có thể phải tính lên đến 3% (f 1800 khai triển sẽ là một thành dài 5 652 co 2% là 113). Nếu không có các biện pháp công nghệ đúc thì vật đúc sẽ bị nứt, đứt đoạn...

Khi tính toán để làm mẫu ta dựa vào phương án công nghệ, hình dạng vật đúc...để cộng co và lượng dư gia công rồi quyết định kích thước của mẫu cần làm. Sau khi nhân với hệ số co (ngót) các kích thước có thể rất lẻ do vậy để thuận tiện cho gia công ta sẽ làm tròn số, sự sai khác sẽ được bù vào phần lượng dư gia công. Mặt khác khuôn mẫu đúc thường phải có độ côn thoát mẫu nên kích thước thường lấy trung bình, cùng kích thước ở bản vẽ cơ khí nhưng khi đo ở mẫu, phôi đúc sẽ thấy khác nhau ở phần trên, dưới theo mặt phân khuôn.

VD: có kích thước 117, tính độ co 2% sẽ là 119.34 , dự kiến cộng lượng dư gia công 3 , ta sẽ làm tròn thành 122 , khi đó lượng dư gia công sẽ < 3 . Nếu cũng với kích thước đó cần có độ côn thoát mẫu đúc ta chọn dưới 121.5 , trên 122.5

Đúc là khâu tạo phôi, do vậy ngưới KS đúc có thể yêu cầu KS thiết kế cho phép thay đổi kết cấu, thêm các phần công nghệ để phù hợp với năng lực và trình độ của cơ sở...mặt khác các KS thiết kế cũng phải hiểu sâu về công nghệ tạo phôi để đề ra các yêu cầu phù hợp, thuận lợi cho cả khâu tạo phôi và gia công cơ...
 
Author
Ðề: Ý nghĩa hệ số co ngót

[ANH]008C_5016539B[/ANH]
Sản phẩm trong bản vẽ của em là cái này
Nên không có lượng dư gia công, Kích thước không đòi hỏi độ chính xác cao, chỉ cần chú ý một số kích thước lắp ghép.
Nên em nghĩ lúc thiết kế luôn khuôn người ta đã làm tròn luôn, còn sản phẩm sinh ra mới thực sự có kích thước lẽ. Chứ không đi theo con đường thiết kế sản phẩm=> thay đổi kích thước theo tỉ lệ (Scale)=> sau đó tách khuôn.
SolidWorks có nhược điểm là lệnh Scale hầu như chỉ dùng cho thiêt kế khuôn nên khi Scale thì khối solid thay đổi còn các Sketch thì vẩn giữ nghuyên
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Ý nghĩa hệ số co ngót

[ANH]008C_5016539B[/ANH]
Sản phẩm trong bản vẽ của em là cái này
Nên không có lượng dư gia công, Kích thước không đòi hỏi độ chính xác cao, chỉ cần chú ý một số kích thước lắp ghép.
Nên em nghĩ lúc thiết kế luôn khuôn người ta đã làm tròn luôn, còn sản phẩm sinh ra mới thực sự có kích thước lẽ. Chứ không đi theo con đường thiết kế sản phẩm=> thay đổi kích thước theo tỉ lệ (Scale)=> sau đó tách khuôn.
SolidWorks có nhược điểm là lệnh Scale hầu như chỉ dùng cho thiêt kế khuôn nên khi Scale thì khối solid thay đổi còn các Sketch thì vẩn giữ nghuyên
Không đỡ được! Box Công nghệ đúc mà bê nguyên viên ngói lên để lợp...

Xin lỗi bác TAMAC
Cháu thắc mắc về độ co ngót và khi nói đến co ngót sẽ nghĩ ngay đên đúc. Còn mục đích hỏi của cháu sử dụng vào vấn đề khác như bức ảnh. Nhưng ở đây co ngót là do sau khi nung(xử lý nhiệt). Có gì sai mong bác bỏ quả. Cháu cảm ơn!
Khát!
 
Last edited by a moderator:
Top