Anh em xem và góp ý dùm bộ khuôn này nhé.

Author
Hôm ngồi uống càe, thằng bạn hỏi chi tiết dưới đây được làm như thế nào. Mình bảo nó là làm bằng phương pháp dập.Chi tiết đây

Mình về vẽ bộ khuôn dập thế này

Anh em xem qua rồi nhận xát thử bộ khuôn thế này có dập được không nhé.Mình chỉ vẽ mô hình vậy thôi còn kích thước chưa được chính xác. Sẵn có bộ khuôn dây các bạn có kinh nghiệm cho biết một số các thông số quan trọng cần phải tính toán cho bộ khuôn dập ( ví dụ các góc lượn cho kim loại tấm không bị rách trong quá trình dập hay cách tính độ cứng của lò xo,...Rất cảm ơn các bạn quan tâm và chia sẻ. (Các bạn nhấp chuột vào hình để xem lớn hơn nha )
 
L

Liễu Ngân Đình

Làm bằng phương pháp Cán sẽ cho ra sản lượng lớn hơn và nhanh hơn nhiều.
 
Nếu phôi được cắt định hình thành từng tấm nhỏ như hình vẽ thì sao mà cán hả Đình :21:. Đừng nói là không có, nhiều khi chi tiết nầy chỉ cần mua thép tấm vụn, hoặc phôi tấm nguyên hình rồi cắt ra đúng kích thước như trên rồi mới cho vào máy dập.
Với mình thì mình không xài khuôn dập gì hết chế tạo phức tạp. Mình thì chỉ cần vài cây cylinder thủy lực, ép tự động, năng suất cao, chính xác, chi phí thấp khỏi cần tốn nhiều tiền để gia công khuôn chi mệt.
Đặt phôi cắt sẵn vào, đạp một phát, tuần tự tự nhiên tiến, ép, ép và ép thế là xong, nếu có nhu cầu làm chi tiết với thông số lớn hơn thì chỉ việc dời vị trí cylinder và ép ép ép thế là xong :64:.
 
L

Liễu Ngân Đình

Bàn nhiều cũng ko tốt.
Thực ra người bạn kia chưa đưa ra thông số cơ bản nhất như chiều dầy tôn, độ vuông góc cần thiết, mác vật liệu.
Bác Linh ép như ép cam thế thì vắt được hết nước hết cái rồi còn gì ngoài bã đây? hu hu hu
nhưng nếu nó là 3mm hay 5mm chiều dầy thì bác có gì đảm bảo là nó ko bị choãi ra nhỉ? chẳng vuông được như mong muốn vì nó sẽ đàn hồi lại.

Bài toán của bác đưa ra là nó ngắn cũn cỡn thế kia thì em sẽ dùng phương pháp Dập gấp.
1 nhát của khuôn liên hoàn sẽ cho ta hoàn thành được sản phẩm bằng 1 nhát kết hợp dập và gấp sẽ đảm bảo vuông góc luôn. Nếu là Tôn dạng Băng thì thêm nhát đột hình ở đầu, nhát cắt đứt ở cuối khuôn là xong phim.
ép ép ép chỉ vắt cam được thôi bác ơi, ăn mấy cái mái tôn thì ok chứ nếu ép vào độ vuông góc chằn chặn thì ép ép ép quá là tốn phôi luôn.:53:
 
Author
Cảm ơn các anh đã góp ý về phương pháp gia công. Nhưng em nghĩ nếu bàn về năng suất thì dập định hình sẽ có năng suất hơn chứ. Máy chỉ dập xuống 1 cái là thành hình dạng sản phẩm rồi.Nó chỉ mất nhiều công là làm bộ khuôn ban đầu thôi. Có thể phương pháp dập chưa phải là phương pháp tối ưu để gia công chi tiết trên nhưng sẵn bàn về khuôn dập thì các anh có thể chia sẽ thêm ít kiến thức về khuôn dập hoặc có tài liệu nào về vấn đề này nhờ các anh giới thiệu giúp. Chân thành cảm ơn.
 
Anh em nói chí phải, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà ta sẽ thực hiện sao cho phù hợp và chi phí thấp nhất, năng suất hiệu quả nhất và giá thành cũng vừa phải !
 
em thì chưa có kinh nghiệm gì về khuôn dập cả nhưng cũng xin góp ý ,đúng thì các anh ghi nhận sai thì đó là học hỏi vậy
to @hoangcokhi :
sao cái chày của bác trông nó lạ thế nhỉ ,em nghĩ chày nên bố trí ở giữa 4 lò xo chứ nhỉ ,bác bố trì nó "thò" ra thế vừa gây ứng suất tập trung vừa tạo lực trượt dọc trên MPK khi dập
Ngoài ra cho em hỏi phôi ra ở nguyyên công này chưa được gập ,bóp hai đầu lại với nhau (tức là chỉ ở dạng chữ U thôi) ,không có cách nào ra luôn sản phẩm àh
Phần cối em thấy gồm hai chi tiết ,như thế để làm gì
to @ĐÌnh
Em nghĩ sản phẩm này không yêu cầu độ vuông góc đâu ,mà có yêu cầu thì chắc không dùng phương pháp đột dập đựơc
Mong được các anh chỉ giáo
 
Author
Chào bạn Tryagainf5.
Mình cũng như bạn, chưa có kinh nghiệm gì về khuôn dập. Đây là do mình nghĩ ra rồi đưa lên để ae góp ý và chia sẻ vài kinh nghiệm về khuôn dập thôi.
Trả lời câu hỏi đầu của bạn nhé.Mình để cho phần chày thò ra như vậy để có khoảng trống ở giữa cho cam ở hai bên ép vào sau khi chi tiết đã được dập thành dạng hình chữ U. Bạn để ý thấy có hai thanh hình chữ nhật ở phần di dộng của khuôn, còn hai cam ép vào như mình nói ở trên bị che khuất trong lòng cối rồi.
Câu thứ 2, phần cối mình làm hai chi tiết để dễ cho việc gia công thôi. Khi phân thành hai chi tiết như vậy thì chỉ cần phay là chế tạo được rồi.
 
to @hoangcokhi
bác vẽ ẩu quá :D kích thước không đúng mà còn không thể lắp đựoc khuôn vào được ý chứ
Em thấy bộ khuôn này có nhược điểm sau :
- Tập trung ứng suất đoạn thò ra của cối (đây cũng là phần làm việc của cối)
- Khi cối đi xuống ,đây là hành trình cần lực dập lớn nhất mà lò xo không bị nén .Mà khi cam đi vào ép 2 thành vào thì lò xo lại bị nén đây là hành trình không cần lực dập lớn ,như vậy mất công suất cho việc nén lo xo ,tăng giá thành sản phẩm
- Bố trí phần thò lõi cối lệnh với 4 lò xo ,gây lực truợt trên MPK
Em chưa nghĩ ra phương án nào tối ưu cả ....
 
L

lam1983

hihi.
Nếu có thể tìm được thép hộp đúng kích thước thì các bác cắt rồi phay thế là có sản phẩm rồi.
Nếu sản xuất loạt lớn thì nên dùng các cơ cấu ép liên hợp
 
hihi.
Nếu có thể tìm được thép hộp đúng kích thước thì các bác cắt rồi phay thế là có sản phẩm rồi.
Nếu sản xuất loạt lớn thì nên dùng các cơ cấu ép liên hợp
Đúng đấy, nếu làm nhiều thì trứoc tiên dùng phương pháp chế tạo ống hộp chữ nhật với kích thước tiết diện, độ dày như hình vẽ (không hàn nối mép) rồi cứ thế cắt ra từng đoạn
 
L

Liễu Ngân Đình

1- có vẻ bài này Post ko đúng vị trí
2- yêu cầu chính xác của sản phẩm chẳng được đề cập nên NGỘ CHỮ, ko tư vấn nổi
3- Các bạn ko có kinh nghiệm hay hiểu biết đủ sâu về khuôn đột dập nên cho nhận xét và thiết kế khuôn ẩu quá
4- Làm bác Linh tưởng dễ sơi là lỗi lầm lớn đấy, may mà bác ấy dễ tính ko thì thế nào các cậu cũng bị Ép như Cam vắt :24:

Phân tích theo từng bước:
1- Nếu là băng tôn, sản phẩm dài thì dùng phương pháp cán lăn là năng suất, ổn định, chính xác
2- Ép thủy lực nhanh nhưng thiết kế chầy cũng chầy chật, khi gia công rất khó chính xác do ko có cữ nào chỉnh nhát chấn được chính xác cả, chỉ tương đối thôi. Khi ép xuống nếu ko cẩn thận, có thể nguy hiểm cho người công nhân.
3-Dập định hình???
Bạn này hình như chưa hiểu vấn đề của khuôn dập định hình thì phải. Nếu là Phôi đơn chiếc thì trước hết bạn phải đảm bảo tấm tôn của bạn phải có kích thước biên dạng chuẩn, đồ gá phải đảm bảo ko sẽ bị xô.
Bạn chưa hình dung được cách tháo sản phẩm ra kiểu gì thì phải. 1 nhát ăn ngay thì dễ sơi quá.
4- Bạn thiết kế 2 thanh Gấp hình ở dưới như vậy, máy của bạn đã xuống hết hành trình rồi, ko đủ sức chơi 2 phát này đâu.

Vậy phải làm thế nào?
1- Làm khuôn dập cao tốc liên tục là ưu việt nhất, nếu là sản lượng lớn làm tôn băng.
- Nhát đầu tiên đột bao ko đứt, phần ko đứt khoảng 2mm mỗi bên sườn của sp.
- Nhát 2 vuốt lên hình chữ U
-Nhất 3 tạo nếp gấp vào
- Nhát 4 gấp vuông góc
- Nhát 5 cắt đứt.
Tính điêu điêu cũng mất ngần ấy bước, nhưng nếu làm cẩn thận cũng mất khoảng 7-8 bước. VD tôn dày 1mm, máy dập cao tốc khoảng 100Tons

2- Làm khuôn đột liên hoàn tốc độ thấp, nếu là tôn rời. Coi như tôn tấm đã cắt chuẩn kích thước.
- Nhát 1 uốn chữ U
- Nhát 2 gấp

Chốt vấn đề là nếu yêu cầu chính xác thì nên làm khuôn dập, nếu làm hàng hao hao giống thì ép cho lẹ.

Chú ý: ý tưởng lấy Tôn hộp phay rãnh có thể là 1 sáng kiến thiên tài nhưng cũng có thể dở hơi vì nếu sản phẩm ko cùng kích thước và yêu cầu kỹ thuật thì coi như Sắt vụn đứng đầu ngõ.

Đừng yêu cầu tôi nói về khuôn dập cao tốc liên tục nhé, vì tôi còn đang nghiên cứu.
Thực tế làm sản phẩm đột dập lúc nông nhàn là 1 trong những vấn đề tôi đang thấy là rất tốt. Ko ô nhiễm môi trường, ko quá khó làm, an toàn nếu làm khuôn cối tốt và lắp hệ thống bảo vệ, hàng loại đột dập là rất lớn. Nhược điẻm là tiếng ồn và tốn diện tích làm kho.
Nhưng ở Nông thôn thì 2 nhược điểm này hoàn toàn được xem nhẹ, Tiêu biểu là ở Làng Rùa - Hà Tây -Hà Nội đã là một mô hình tiêu biểu.
 
Author
Trước tiên em vô cùng cảm ơn tất cả sự quan tâm và chia sẻ của anh em. Sau là xin lỗi vì vấn đề đưa ra không rõ ràng gây ra sự tranh cãi cho vấn đề này. Những bài post sau em sẽ chú ý hơn về vấn đề này. Thực sự là bộ khuôn này em chỉ làm theo sự ngẫu hứng (đã nói ngay từ đầu) chỉ mong post lên để anh em góp ý và từ đó hiểu thêm chút về khuôn dập. Qua một số ý kiên của anh em về bộ khuôn trên mình tự thấy bộ khưon của mình là khuôn văn nghệ, chỉ để lừa mấy thằng không biết gì thôi :) .Nhưng qua đây mình cũng thấy được sự yếu kém về kỹ thuật khuôn dập của mình, nếu anh em nào biết tài liệu nào hay về vấn đề này anh em giới thiệu giúp mình nhé. Cảm ơn rất nhiều.
To riêng anh Đình nhé: em thấy đây là vấn đề về GCAL nên post vào đây nhưng anh bảo là post không đúng vị trí. Mong anh chỉ bảo thêm nhé.
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Anh còn đang đi săn thiết kế khuôn đột cao tốc nhưng chưa được.
Khuôn thông thường thì đơn giản rồi.
 
Author
Khuôn thường đối với anh thì đơn giản nhưng với em đang còn là vấn đề lớn (anh thấy bộ khưon em thiết kế thì biết ngay mà, hì).Anh có tài liệu nào về khuôn thường này không (có cả vấn đề về kích thước lòng khuôn, các góc bo hay tính lực dâp,...) thì anh giới thiệu em biết với nhé.cảm ơn anh trước.
 
L

Liễu Ngân Đình

sách thì dầy
em cho anh địa chỉ Email, anh gửi cho mấy cái ảnh chơi.
Em post lên diễn đàn cho anh em cùng xem nữa, anh đang loay hoay mấy việc chưa post lên được
 
Author
cảm ơn anh nhe.em sẽ up lên diễn đàn cho mọi người cùng thưởng thức ;-).
 
L

Liễu Ngân Đình

cho nó vào mục KHUON MAU bỏ vào phần Tìm khuôn đột cao tốc cái Die design.
Cái kia em cho vào trong mục Cimatron
Thank!

do anh ko có Acrobat 7.0 nên đành chịu chết ko đưa lên được
 
Top