[Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

Author
Tổng quan về đồ gá
(bài này được viết lại từ một tập Mán đã có biên soạn qua)
Nói đến cơ khí là nói đến gia công là nói đến máy móc và các phương pháp để gia công một chi tiết , cụm chi tiết
Để giải quyết các vấn đề công nghệ đưa ra chúng ta điều quan tâm là khả năng máy sau đó là chi tiết được gá đặt như thế nào ????

Vậy đồ gá là gì ?
Đồ gá là 1 trong những trang bị công nghệ để thực hiện các bước , các nguyên công công nghệ trên máy
Vài trò của đồ gá trong gia công cơ khí:


- Dùng để xác định nhanh chóng và chính xác vị trí của chi tiết gia công trên máy
VD: yêu cầu về độ đồng tâm của chi tiết dạng cầu hoặc dạng trụ

-Dùng để dẫn hướng dụng cụ cắt trong máy Khoan , Khoét , Doa

-Có thể tạo ra những chuyển động mà trên máy công cụ không có hoặc làm việc không hiệu quả
- Đảm bảo yêu cầu năng suet và giảm nhẹ sức lao động.
-Nâng cao tốc độ cơ khí hoá , tự động hoá của sản xuất.
-Mở rộng năng suất công nghệ cảu máy công cụ.
Vậy có những loại đồ gá nào và chức năng nhiệm vụ chúng ra sao????

Tủy vào mục đích sử dụng và cách thức phân loại mà ta có thể chia ra thành các loại đồ gá khác nhau ,và theo cách phân loại đó chúng ta cũng có cách sử dụng cũng khác nhau nhưng chủ yếu đồ gá được phân loại theo các cách như sau:

* Phân loại theo quá trình công nghệ
VD:
Tạo Phôi Khuân
Gia công cơ- Đồ gá gia công cơ -Dùng để gá đặt các mâm cặp
- Đồ gá đo
- Đồ gá lắp ráp
- Phân loạ theo phương pháp công nghệ
+ Đồ gá tiện,
+ Đồ gá phay
+ Đồ gá chuốt
...

*Phân loại theo mực độ vạn năng
(Trang bị công nghệ dùng để gia công các chi tiết có hình dạng , kích thước khác nhau)
VD: Mâm cặp 3 trấu , ETO

Đặc điểm: - là loại trang bị công nghệ được chế tạo cung cấp kèm theo máy công cụ<o:p></o:p>
- Kế cấu của đồ gá vạn năng nói chung là phức tạp<o:p></o:p>
- Năng suất của đồ gá vạn năng thấp<o:p></o:p>
- giá thành thấp nên thường dùng trong sản xuất đơn chiếc<o:p></o:p>

* Đồ gá chuyên dùng dùng để gia công 1 loại nguyên công

Đặc điểm

-được thiết kể và chế tạo trong qui trình sản xuât , và trong qui trình chuẩn công nghệ kết cấu đơn giản
-có thể có cơ cấu kẹp . cơ khí hoá , tự động hoá

Chú ý!

-Qúa trình kẹp phải nhanh
-Năng suất lao đông cao, cường độ lao động của công nhân giảm . Thời gian chuẩn bị sản xuất lớn . giá thành chế tạo chuyên dùng nằm trong giá thành sản xuất nói chung là lớn . Dùng số lượng chi tiết lớn sản xuất hàng loạt hoặc hàng khối .

* Đồ gá vạn năng hoá là 1 loại đồ gá chuyên dùng được lắp ráp từ các cụm chi tiêu chuẩn có sẵn tính vạn năng của nó : các chi tiết và cụm chi tiết có thể lắp ghép thành nhiều loại đồ gá chuyên dùng khác nhau . Do đó hay gọi là đồ gá chuyên dùng lắp ghép

* Đồ gá vạn năng hoá được xây dung trên cơ sở thay thế hay thêm 1 số chi tiết trên đồ gá vạn năng để phù hợp với chi tiết được gọi là đồ gá vạn năng điểu chỉnh.
VD: Êtô

* Đồ gá gia công nhóm có kích thước khác nhau nhưng có chung hình dáng nhưng có chung 1 phương pháp gia công.

* Đồ gá tổ hợp là đồ gá dùng để gia công các chi tiết có các mặt phẳng nằm trên các phương khác nhau hay có các lỗ nằm trên các mặt.
(còn tiếp ...)

Xin mọi người đóng góp thêm.
 
Last edited:
Author
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

Khi thiết kế đồ án môn học công nghệ chế tạo máy sinh viên được chỉ định thiết kế một đồ gá cho một nguyên công cắt gọt chính (khoan, khoét, phay, tiện, mài, cắt răng doa). Khi thiết kế đồ gá cần chú ý khả năng chế tạo và lắp ráp cũng như các kết cấu đồ gá tiêu chuẩn, đồng thời phải chú ý đến kết cấu và tính năng của máy sẽ lắp đặt đồ gá.

1 THÀNH PHẦN CỦA ĐỒ GÁ
Trong phạm vi đồ án môn học chúng ta chỉ nghiên cứu đồ gá gia công cắt gọt, tức là đồ gá và kẹp chặt chi tiết khi gia công trên máy cắt. Đồ gá gia công có nhiều loại khác nhau: đồ gá vạn năng, đồ gá chuyên dùng, đồ gá vạn năng - lắp ghép, đồ gá vạn năng - điều chỉnh, đồ gá gia công nhóm v.v... Nhưng tất cả các loại đồ gá này đều cấu tạo từ những bộ phận nhất định.
1.1 Cơ cấu, chi tiết định vị
Cơ cấu định vị dùng để xác định vị trí tương đối của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt. Cơ cấu này bao gồm các loại chốt tỳ, chốt trụ ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, khối V, trục gá v.v...
1.2 Cơ cấu kẹp chặt
Cơ cấu kẹp chặt có tác dụng giữ cho chi tiết không bị xê dịch khi gia công. Cơ cấu kẹp chặt được chia ra nhiều loại.
a) Phân theo cấu trúc
- Cơ cấu kẹp đơn giản (do một chi tiết thực hiện).
- Cơ cấu kẹp tổ hợp (do hai hay nhiều chi tiết thực hiện, ví dụ như: ren ốc - đòn bẩy, đòn bẩy - bánh lệch tâm, v.v...).
b) Phân theo nguồn lực
- Cơ cấu kẹp ren vít.
- Cơ cấu kẹp cơ khí (hơi ép, kẹp bằng chân không, kẹp bằng điện tử và ghép các loại này với nhau).
- Cơ cấu kẹp tự động
c) Phân theo phương pháp kẹp
- Kẹp một chi tiết hoặc nhiều chi tiết
- Kẹp một lần hoặc nhiều lần tách rời
1.3. Cơ cấu dẫn hướng
Đây là cơ cấu giữ cho hướng tiến dao không bị xê dịch vì lực cắt, lực kẹp, rung động. Cơ cấu này có hai loại bạc dẫn và phiến dẫn và thường được dùng trên các máy khoan, máy doa.
1.4. Cơ cấu so dao
Cơ cấu so dao dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt có vị trí tương đối so với bàn máy, đồ gá hoặc chi tiết gia công. Cơ cấu so dao được dùng trên các máy phay và được gọi là cữ so dao.
1.5. Cơ cấu phân độ
Cơ cấu phân độ hay được dùng trên máy khoan và máy phay để quay mâm quay (trên có gá vật gia công) đi một góc để khoan các lỗ hoặc phay các bề mặt cách nhau một góc bằng góc quay.
1.6. Thân gá, đế gá
Thân gá, đế gá có tên gọi khác là các chi tiết cơ sở. Các chi tiết cơ sở thường gọi là các đế hình vuông, hình tròn có răng hoặc có lỗ ren để các chi tiết khác bắt chặt lên nó. Chi tiết cơ sở là chi tiết gốc để nối liền các bộ phận khác nhau thành đồ gá.
1.7. Các chi tiết nối ghép
Đây là các bu lông, đai ốc... dùng để lắp ghép các bộ phận của đồ gá lại với nhau. Các chi tiết này thường được chế tạo theo tiêu chuẩn.
1.8. Cơ cấu định vị kẹp chặt đồ gá trên bàn máy.
Cơ cấu này thường là các then dẫn hướng (ở đồ gá phay, khoan) và rãnh chữ U trên thân đế đồ gá để kẹp chặt đồ gá trên bàn máy.
 
Author
Chúng ta đã làm quen thế nào là đồ gá trong gia công cơ khí,chúng ta cũng đã tìm hiểu về tính toán đồ gá,vậy đồ gá trong gia công cơ có những yêu cầu gì,xin nêu ra một vài yêu cầu về các loại đồ gá điển hình có sử dụng trong các cuốn atlas đô gá
2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC LOẠI ĐỒ GÁ ĐIỂN HÌNH

2.1. Đồ gá tiện
Theo chức năng đồ gá tiện có thể là:
- Phôi có chuyển động quay (đồ gá mâm cặp, đồ gá nối với trục chính của máy tiện thông qua lỗ côn của trục chính).
- Phôi cố định, dao quay (đồ gá lắp trên sống trượt của bàn máy tiện).
- Đồ gá dao (cơ cấu chép hình, cơ cấu rút dao nhanh).
- Đồ gá lắp trên hai mũi tâm của máy tiện như trục gá.
Đối với các đồ gá lắp chặt vào trục chính của máy tiện và có chuyển động quay thì khi thiết kế chú ý biện pháp bảo vệ máy, biện pháp an toàn cho công nhân. Cụ thể cần chú ý lực ly tâm, đảm bảo cân bằng động và các chi tiết của đồ gá không có cạnh sắc.
Kết cấu cụ thể của đồ gá trên như sau:
- Đồ gá nối với trục chính của máy gồm cơ cấu định vị phôi, cơ cấu kẹp chặt phôi, thân gá, bộ phận lắp với máy tiện, cơ cấu phân độ.
- Đồ gá dao gồm bàn dao vạn năng, đầu rơvolve, bàn dao chép hình, cơ cấu rút dao nhanh khi tiện ren.

2.2. Đồ gá khoan
Đồ gá khoan được dùng trên máy khoan để xác định vị trí tương quan giữa phôi và dụng cụ cắt, đồng thời kẹp chặt phôi để gia công lỗ như khoan, khoét hoặc doa. Ngoài đồ gá còn có các loại dụng cụ phụ để kẹp chặt dao như mang ranh, đầu kẹp nhanh, đầu kẹp ta rô. Đồ gá khoan thường hạn chế cả 6 bậc tự do của chi tiết để xác định đúng lỗ tâm của chi tiết gia công. Một số ví dụ về đồ gá khoan được trình bày ở phần phụ lục cuốn sách này.

2.3. Đồ gá phay
Khi phay, lực cắt lớn, cắt gián đoạn nên rung động lớn, vì thế đồ gá phay phải đủ độ cứng vững. Kết cấu đồ gá phay gồm: cơ cấu định vị, cơ cấu kẹp chặt, cơ cấu so dao, cơ cấu phân độ, cơ cấu chép hình, cơ cấu gá đặt đồ gá với bàn máy (then dẫn hướng và bu lông kẹp chặt đồ gá với rãnh chữ T của bàn máy). Một số ví dụ về đồ gá phay được trình bày trong phần phụ lục cuốn sách.

2.4. Đồ gá mài
- Mài phẳng: chi tiết phẳng có thể gá trực tiếp trên bàn từ. Chi tiết trục, chi tiết phức tạp thì dùng đồ gá đặt trên bàn từ.
- Mài tròn trong: trong trường hợp này ta dùng mũi tâm kẹp tốc.

2.5. Đồ gá chuốt
- Do lực chuốt lớn, chi tiết gia công được lẹp chặt nhờ lực chuốt, đồ gá chuốt không cần cơ cấu kẹp chặt.
- Sự định tâm và dẫn hướng đều do bộ phận dẫn hướng của dao chuốt thực hiện. Kết cấu đồ gá chuốt đơn giản, thường là một chi tiết dạng bạc, dạng bích để định vị phôi. Khi chuốt rãnh cần có cơ cấu phân độ.
PS: bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về Trình tự thiết kế đồ gá(thưởng sử dụng trong các đồ án môn học công nghệ hay đồ án tốt nghiệp chuyên nghành chế tạo máy.
@anh Nova nhanh chân thank em thế ạk ,cảm ơn anh khích lệ ạ
 
Mình có vài ý kiến với bạn như sau :
@- "Phôi cố định, dao quay (đồ gá lắp trên sống trượt của bàn máy tiện)." ? Mục đích là gì mình chưa hiểu ?
@"" Đồ gá khoan thường hạn chế cả 6 bậc tự do của chi tiết để xác định đúng lỗ tâm của chi tiết gia công. ""? bạn cần xem lại ?
@- "Sự định tâm và dẫn hướng đều do bộ phận dẫn hướng của dao chuốt thực hiện. Kết cấu đồ gá chuốt đơn giản, thường là một chi tiết dạng bạc, dạng bích để định vị phôi. Khi chuốt rãnh cần có cơ cấu phân độ. "? Chưa chính xác lắm đâu bạn ạ .
@ - "Mài tròn trong: trong trường hợp này ta dùng mũi tâm kẹp tốc. "? có phải là duy nhất không ?
 

WMT

Active Member
Moderator
Cho thêm ít ảnh minh họa đi bạn :4:
Đọc chay thế này khó tiêu đấy, nhưng mà move sang box chế tạo máy/đồ gá đi bạn và cố gắng viết tiếp nhé.
 
Last edited:
M

matt

Cái này trong sổ tay đồ gá có rồi , chép ra làm chi cho mệt vậy yo . Đưa ra ý tuơng hay cho 1 loại đồ gá điển hình nào đó rồi cùng xây dựng thì hay hơn . Dù sao cũng cảm ơn bạn nhé.
 
Q

qlong_coe

Mỗi bước đi đều thấy mình nhỏ bé. song khi đứng trên vai những người khổng lồ ta luôn thấy tự tin hơn.
 
Author
@ALL:XIN LỖI ĐÃ ĐỂ CHO TOPIC NGUỘI MẤT MẤY HÔM PHẦN VÌ BẬN,PHẦN VÌ SẮP BẢO VỆ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
@tiendung:
1-Vấn đề này thực sự mình cũng rất muốn mọi người quan tâm ,cái này có từ rất lâu rồi khi mà gia công với phương pháp cán ,và phay chưa phổ biến người ta có sử dụng phương pháp này để tiện Vuông,cái list mình thống kê ra vẫn còn thiếu còn cả Dao quay và chi tiết quay để tiện Profin Cam nữa bạn ạ.
2-Đây mình xây dựng trên lí thuyết thưa bạn nếu tâm của chi tiết cần gia công cần xác định về tọa độ không gian so với một bề mặt của chi tiết hay cần xác định chính xác vị trí trong chi tiết đó thì cần xác định đủ 6 bậc tự do,nếu gia công chi tiết dạng tròn xoay hoặc trụ có đc gá trên các đồ gá tự định tâm thì chỉ cần 3 hoặc 4 bậc là đủ.
3-tớ nghĩ bạn đọc lại phần gia công chuốt và đặc biệt là dao chuốt và các phần dẫn hướng của dao chuốt.
4-không phải duy nhất có thể dùng ống kẹp đàn hồi ...... với các chi tiết khác thì còn tùy thuộc vào hình dáng
@huyhoang:vâng cảm ơn tôi sẽ cố lưu ý và chuẩn bị cho các bài tiếp theo.
@matt :vâng cảm ơn bạn tôi cũng chỉ đọc trong đó rút ra và"chép"lại như bạn nói và cần những ý kiến phản biện như của tiendung thưa bạn.Y kiến của bạn về thiết kế đồ gá cho một chi tiết cụ thể ... rất hay tôi sẽ làm như vậy để topic này thực sự nóng.
Rất cảm ơn sự quan tâm và cổ vũ của mọi người.
Mán
 
@ yopopovp ,mình rất tán thành với box này của bạn ,bạn có gắng úp hình và nêu thêm mục đích ( cố gắng đi vào thực tế nhiều hơn bạn à ,có nghĩa là bằng cách nào anh làm được điều đó, anh làm như vậy mục đích là gì ,phưong án của anh có khả thi không )
Mình nghĩ đồ gá là vô cùng quan trọng ,anh lập được sơ đồ nguyên công nhưng anh chưa hẳn chế tạo được nó và chế tạo nó chưa chắc đảm bảo yếu cầu kỹ thuật ,khi đã lập được sơ đồ nguyên công rồi >>anh cần phải gia công được nó và 1 phần lớn nó đã được giải quyết bằng đồ gá ,không những như vậy đồ gá nó còn mở rộng được khả năng công nghệ của máy .Thật sự mức độ sử dụng đồ gá thể hiện sự thông minh tài hoa của người thiết kế . Ví dụ đơn giản như máy tiện vạn năng có thể gia công được rãnh then gia công được cam không tròn xoay ,máy phay vạn năng có thể gia công được bánh răng thẳng răng nghiêng...Những ứng dụng của đồ gá như vậy mới thật sự toát lên vẽ thông minh và tài hoa của người thiết kế .Nếu có thể @ yopopovp hãy đi sâu vào thể loại này .
Mình cũng chỉ là sv gần ra trường thôi ,mình rất yêu đồ gá và lúc nào cũng giành cho nó 1 vị trí quan trọng trong mình , mặc dù là sv nhưng những ý mình nói tới ở bài trước của mình cũng có lý của nó vì tớ cũng đã có đôi chút thực tế .
@ yopopovp cố gắng duy trì hoạt động tốt box này nhé mình sẽ cỗ vũ bạn đặc biệt những bài viết có chứa đưng nhiều thông tin mới .Cám ơn bạn .
 
1-Vấn đề này thực sự mình cũng rất muốn mọi người quan tâm ,cái này có từ rất lâu rồi khi mà gia công với phương pháp cán ,và phay chưa phổ biến người ta có sử dụng phương pháp này để tiện Vuông,
đồng ý với huyhoang84 là yopopovp nên cho ảnh. mình cũng đọc trong SGK thấy nói đến tiện vuông nhưng chưa hiểu, nếu có ảnh thì post lên nhá.
 
đồng ý với huyhoang84 là yopopovp nên cho ảnh. mình cũng đọc trong SGK thấy nói đến tiện vuông nhưng chưa hiểu, nếu có ảnh thì post lên nhá.
Bạn sang đọc phần khả năng cơ bản của máy tiện vạn năng bên box máy công cụ truyền thống sẽ hiểu được vấn đề.
 
@letiendung
Chắc bạn noí tới cái link này với cái video hả? http://meslab.org/mes/showthread.php?t=5808. Nhưng nhìn vào đó cũng không hiểu thêm gì cả.
phôi quay ntn?
dao quay ntn?
dao và phôi phối hợp với nhau ntn?
cấu tạo dao thế nào?
cấu tạo đồ gá ntn?
Hơn nữa máy đấy là máy CNC trong khi cái đồ gá mà cậu nói thì dành cho máy công cụ truyền thống thế hai cái đồ gá đó liệu có là một hay không?
Dù sao thì vẫn phải có "ảnh" mới hiểu được!
 
@letiendung
Chắc bạn noí tới cái link này với cái video hả? http://meslab.org/mes/showthread.php?t=5808. Nhưng nhìn vào đó cũng không hiểu thêm gì cả.
phôi quay ntn?
dao quay ntn?
dao và phôi phối hợp với nhau ntn?
cấu tạo dao thế nào?
cấu tạo đồ gá ntn?
Hơn nữa máy đấy là máy CNC trong khi cái đồ gá mà cậu nói thì dành cho máy công cụ truyền thống thế hai cái đồ gá đó liệu có là một hay không?
Dù sao thì vẫn phải có "ảnh" mới hiểu được!
Không không phải video này ,anh CNC Việt Nam gửi video máy CNC mà cái bọn mình đề cập là máy truyền thống .
Bạn đã nghĩ đến phay trên máy tiện chưa ,tiện chép hình chưa ? ý mình là như vậy đấy ( cách sử dụng đồ gá bạn đọc cả bên đấy cả bên náy là hiểu thôi ) Ảnh thì đúng là mình chưa từng thấy thật ,bây giờ chỉ có ai đó vẽ hoặc có ở đâu đó rồi chụp lên thôi .
 
Bạn đã nghĩ đến phay trên máy tiện chưa ,tiện chép hình chưa ? ý mình là như vậy đấy
Phay trên máy tiện thì không phải là trường hợp "tiện vuông" này bạn ah. Còn tiện chép hình thì theo hiểu biết của mình cũng không phải là trường hợp này. Vì cậu nói rằng " cần thêm đồ gá để mở rộng khả năng công nghệ" của máy tiện đấy thôi. Cái đồ gá mới là cái hay.
Dù sao đi nữa có bản vẽ đồ gá mới chịu hiểu.

P.S Mình cũng không có tài liệu j về cái này, thấy bác Mán đề cập đến thì hỏi luôn thôi, hay thì hỏi ấy mà. J xa "trung tâm" không có nhiều sách vở để học.
 
Author
TIỆN VUÔNG có từ rất lâu rồi từ khi mà PP cán và Phay chưa đc phổ biến về sơ đồ tiện có trong giáo trình về CNCTM của Thầy.Trần Văn ĐỊch có nói đó các bạn.
Không những tiện Vuông,mà còn cả Khoan Vuông nữa cơ.
 
hay wa! cho mình xem mấy cái hình đó với, tiện vuông, khoan vuông đó, có nghe nói nhưng ko biết nó làm sao
 
Author
P/S:Bổ xung thêm một chút về trong phương pháp tiện ở sơ đồ gia công Chi tiết đứng yên đc gá trên băng máy dao quay.
--> Khi chi tiết cồng kềnh quá lớn khó gá kẹp trên mâm cặp người ta gá chi tiết trên băng máy và dao đước gá trên trục chính để tiện lỗ chi tiết chuyển động tịnh tiến dao quay.
 
L

Liễu Ngân Đình

Chẳng hiểu các đồng chí muốn nói gì.
Túm lại là Tiện hay Khoan Vuông cũng được.
Xin giải trình tỉ mỉ như sau:
1- Hãy vẽ 1 cái Giác ra, ví dụ là Lục giác rồi từ cái góc của nó hãy vẽ những vòng tròn có bán kinh là: 3/4*(Căn 3 - 1)

2- Từ 1 cạnh bất kỳ vẽ đường thẳng dài gấp đôi bán kính như hình.


Kết quả là ta có chuyển động như sau:

Một lưỡi cắt cho hình vuông



Tham khảo ở đây, nhớ nhấp chuột vào nút WATCH..... nhé.
http://demonstrations.wolfram.com/SquareHoleDrillInThreeDimensions/
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Được chứ bạn.
Ta chỉ cần thay đổi vị trí dao trong (khoét) ra bên ngoài là được thôi.
Nhưng Đồ gá là yếu tố quyết định.

Tiện Lỗ Vuông

Tiện Trục Vuông
Như vậy là bị hạn chế về chiều dài khi tiện trục Vuông.
 
Top