Giúp em đồ án CNCTM

  • Thread starter lee_bk
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
L

lee_bk

Author
Các bác ơi! Đề bài của em là thiết kế quy trình gia công chi tiết "thân máy ép than".
Em chưa biết chi tiết này làm việc như thế nào, phương pháp chế tạo phôi như thế nào?(5 lỗ phi 126 đã cắt hơi trước). Mong các bác giúp đỡ. Số lượng 2 cái.
 
L

lee_bk

Author
Đúng rồi ạ. Em hỏi thầy giáo nói là thân máy ép than tổ ong.
 

ME

Active Member
Chi tiết này khá đơn giản. Số lượng chi tiết chỉ là 2 nên tôi chắc chắn đây chỉ tương ứng với 1 câu hỏi thi hay 1 bài tập nhỏ cho môn học CTM2 hoặc tương tự. Nếu là đồ án môn học thì chi tiết này chưa đủ mức độ khó và sản lượng quá ít. Dù gì đi nữa thì phải xác định dạng sản xuất ở đây là đơn chiếc.
Đã cắt 5 lỗ D=126mm bằng "gió đá" rồi thi cắt luôn đường kính ngoài 428mm. Chú ý là phải để lại lượng dư khá lớn đấy. Coi như xong cái vụ "tạo phôi".
Chi tiết này có yêu cầu về độ chính xác kích thước cũng như hình dáng không cao, và ứng với số lượng như thế thì tôi khuyên em nên làm như sau:
1. Tiện mặt ngoài 2 mặt đầu và tiện lỗ D=70 (truớc đó khoan) trên máy tiện (chú ý chia vài lần gá). Chi tiết khá lớn nên phải dùng máy phù hợp.
2. Gá cùng lúc 2 chi tiết dùng trục gá, khoan 5 lỗ, sử dụng đầu phân độ. Không nên sử dụng mũi khoan lớn mà "chế" bằng cách dùng con dao tiện gá lên trục gá để gia công lỗ 126mm. Phương án dùng dao tiện để doa lỗ này rất tiện cho gia công lỗ lớn, vẫn đảm bảo yêu cầu nhám bề mặt
3. Tương tự phay 5 rãnh.
Chú ý: Bản vẽ chế tạo như thế chưa đạt đâu nhé.
 
L

lee_bk

Author
Cám ơn bác ME nhiều nhiều. Dù sao em cũng cần phải đọc thêm nhiều tài liệu. Gợi ý của bác cũng giúp em định hướng đc phần nào. À, đây là đơn đặt hàng của công ty bên ngoài bác ạ, bản vẽ thầy đưa cho em là bản vẽ quá cũ và vẽ bằng tay. Mọi đóng góp của các bác em tiếp tục ghi nhận. Cám ơn các bác nhiều. Em chưa biết chi tiết này làm việc thế nào cả? Có bác nào xem nó làm việc chưa ạ.
 
Cái máy nầy mình đã mày mò thiết kế và chế tạo, đã bán cho khách hàng rồi. :D
Với
ME viết:
2. Gá cùng lúc 2 chi tiết dùng trục gá, khoan 5 lỗ, sử dụng đầu phân độ. Không nên sử dụng mũi khoan lớn mà "chế" bằng cách dùng con dao tiện gá lên trục gá để gia công lỗ 126mm. Phương án dùng dao tiện để doa lỗ này rất tiện cho gia công lỗ lớn, vẫn đảm bảo yêu cầu nhám bề mặt
To thầy ME: Còn em thì chơi nó lên đầu phân độ trên máy phay đứng, lắp ụ dao quét của mấy anh Đài Lan.
to lee_bk: Có gì bạn có thể liên lạc trực tiếp với mình qua mail để trao đổi nhiều hơn linhhp_vl@yahoo.com
 
L

lee_bk

Author
Em đã hỏi lại thầy giáo rồi ạ. Sản xuất hàng loạt chứ ko phải đơn chiếc. Số lượng 2 cái ghi trong bản vẽ em ko hiểu lắm, có lẽ là gia công 2 chi tiết trong 1 lần. Em tính được khối lượng chi tiết là 15kg, Sản lượng 200cái/năm.
 
Hi, em thấy thế này:
-Mục đích: để làm gì? để tìm hoàn thành bài tập thì không cần phải biết tại sao làm vậy, còn để trở thành kỹ sư thì nhất định phải hiểu được tại sao mình lại làm vậy
-Làm thế nào để đạt được mục đích?
-Học được gì: sẽ đạt được gì sau bài học

nếu bạn xác định như thế thì bạn sẽ làm bài tập một cách hệ thống và thuyết phục hơn.
Theo mình thì đây là bài thiết kết tập dượt của SV khối kỹ thuật. Phải làm đúng theo quy trình các bước đã nêu trong quyến CNCTM
Đầu tiên ta phải đi từ dạng SX để quyết định đầu tư công nghệ chế tạo phôi (dạng phôi). Kế đến là đường lối công nghệ( tập trung nguyên công hay phân tán nguyên công), sau đó là đường lối công nghệ ra sao( định vị thế nào, không chế những bậc tự do nào, tại sao) sau đó là thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết( thứ tự các nguyên công, đồ gá ...), rồi đến tra lượng dư gia công trong sổ tay hoặc theo kinh nghiệm
::)
Rất phức tạp và đau đầu nên phải mất nghiều thời gian vì cái ta cần không phải là 1 QTCN mà là 1 trải nghiệm(đối với SV) và lợi ích năng suất và kinh tế(đối với nhà máy, công nhân)

Vài dòng chia sẻ.
 

ME

Active Member
Nếu là sản xuất hàng loạt thì em không dùng phương án dao tiện kiểu như trên mà có thể dùng mũi khoan cỡ lớn (đặc) hoặc mũi khoan vòng. Sau đó có thể thêm công đoạn khoét nếu cần nâng cao độ bóng bề mặt lỗ.
Lưu ý thứ 2 là có thể thay đầu phân độ bằng đồ gá chuyên dùng kiểu có bạc dẫn hướng. 5 bạc dẫn lắp trên một phiến tì, định vị bằng mặt đầu và lỗ đường kính 70.
Gợi ý chỉ là gợi ý. Em nên sáng tạo thêm.
Chúc thành công!
Chúc ăn tết, đón xuân vui vẻ!
 
L

lee_bk

Author
Dù sao cũng cám ơn các bác nhiều. Chúc các bác năm mới vui vẻ và thành công ! ;D
 
L

lee_bk

Author
Sau 1 thời gian đọc sách em định ra hướng gia công chi tiết trên như sau, các bác xem có gì sai sót hay không hợp lý thì chỉ bảo cho em với !
*Nguyên công 1:
-lần gá 1 : Gá trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm, tiện mặt đầu, tiện lỗ phi 70 rồi tiện 1 phần mặt ngoài
-đổi chiều gá : tiện nốt mặt đầu còn lại rồi tiện 1 nửa mặt ngoài còn lại
*Nguyên công 2: gá trên máy phay trục ngang (em mới xác định vậy nhưng chưa biết gá kiểu gì) dùng dao phay đĩa phay 5 rãnh
*Nguyên công 3: Lại gá trên máy tiện. dùng 5 rãnh đã qua gia công để phân độ gia công 5 lỗ phi126 bằng cách dùng dao tiện lỗ. ( Cái này em thấy thày giáo bảo dùng 5 rãnh để phân độ gia công 5 lỗ phi126, nhưng em cũng chưa hiểu phân độ thế nào? Nguyên lý thi hiểu nhưng chưa tưởng tượng ra sẽ phân độ thế nào? và gá thế nào để gia công đc lỗ 126, lúc đó có phải dao tiện quay tròn và chi tiết cố định phải ko ạ?).
Mong các bác tiếp tục giúp đỡ em ạ.
Nếu bác nào có tài liệu gì làm ơn mail cho em theo EM: philong_bk@yahoo.com
Em cảm ơn rất nhiều.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nếu có điều kiện gần Sông Hồng thì bạn có thể ra mấy bãi Phúc Xá, An Dương, Thượng Cát ở HN xem cái Dây chuyền sản xuất Than tổ ong. Tôi nhìn loáng thoáng thì nó đâu có khó khăn gì.
1 máy trộn
1 mấy ép với thao tác đầu này đổ Than trộn bùn, đầu kia ra sản phẩm, in như suốt ấy.
 
L

lee_bk

Author
bây h không phải là vấn đề nó làm việc thế nào nữa ạ. em đã ra bến phà Bà Đen rồi, cách Bách Khoa có mấy cây số thôi. Em mong các bác góp ý phần nguyên công thôi ạ. Em đã vạch ra hướng ở trên, các bác xem có ok ko ạ?
 
Status
Not open for further replies.
Top