Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

H

H_T

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chào bác DCL ! E cũng ccài đặt lại Sl nhưng không cài CW nhưng ãnn cho kết quả như vậy , Vì vậy mong anh và mọi người chỉ bảo em nhe !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@H_T,

Cậu kiệm lời quá, tớ chưa hiểu cậu thắc mắc điều gì sau khi xem hàng loạt hình minh hoạ không có chú giải.

Cậu lưu ý rằng trong 1 bài có thể chèn nhiều minh hoạ chứ không nhất thiết tách chúng ra nhiều bài.

Tớ không hiểu tại sao cậu lại đặt các điều kiện biên như vậy (một loạt tải gối đỡ và trọng lực, mô men xoắn và lực ở các lỗ), cậu hãy mô tả cụ thể hơn về nhiệm vụ của tính toán này, ví dụ: chi tiết này những chịu lực gì và cần tính cái gì...

Cứ như kết quả tính toán của cậu, khi mà chuyển vị cực đại là 2,91e8 mm = 291 km và cực tiểu là 2.05e4 mm = 20.5 m thì có thể thấy rằng chúng rất phi lý, nguyên nhân là do cậu đặt các điều kiện biên bất hợp lý.

Tóm lại, tớ chưa hiểu đề bài nên không giúp gì hơn được.

Tiện thể, lưu ý các cậu về cách diễn đạt; để cho người khác hiểu đúng ý mình là cả một kỹ thuật và nghệ thuật đấy! Tiếc rằng các bạn theo học các môn tự nhiên thường coi nhẹ các môn xã hội, đặc biệt là môn văn.
 
H

H_T

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chi tiết cần tính toán của em là cần cấp chậm của một hộp giảm tốc bánh răng hành tinh hai cấp, cần được đỡ trên hai ổ bi, trên cần lắp 3 bánh răng vệ tinh đối xứng ba bánh răng này ăn khớp với bánh trung tâm và vành răng cố định gắn với vỏ hộp:

hình ảnh phân tích lực ăn khớp giữa các bánh răng

khi sử dụng simulation với các bước làm:
- Đặt ràng buộc: lựa chọn : Fixed Hinge

- Đặt tải trọng
+ Lực tiếp tuyến:

+ Mômen xoắn:

+ Trọng lực :

- Chạy ứng dụng( trong quá trình chạy có xuất hiện hộp thoại)

chọn No
- Kết quả:
+ Biểu đồ ứng suất:

+ Biểu đồ chuyên vị:


Đây là quá trình tính toán của e. nếu thấy sai sót ở công đoạn nào mong các bác chỉ bảo giùm!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình dùng SolidWorks 2010. Mình có file license.dat của SolidWorks Simulation 2010 nhưng không biết cách sử dụng. Nhờ các bạn giúp đỡ. Thân!
 
Last edited:
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình dùng SolidWorks 2010. Mình có file license.dat của SolidWorks Simulation 2010 nhưng không biết cách sử dụng. Nhờ các bạn giúp đỡ. Thân!
Mình đã tìm được câu trả lời cho chính câu hỏi của mình, xin được chia sẻ với các bạn. Thực ra, trong bộ cài của SolidWorks 2010 thì SolidWorks Simulation đã được tích hợp sẵn. Do đó, file license.dat đi kèm theo ***** trong Simulation không có ý nghĩa gì cả (nghĩa là không cần dùng đến nó). Trên thực tế, đó cũng chỉ là license của CosmosWorks 2008. Tuy nhiên, nếu chỉ cài đặt thông thường, các bạn sẽ mất đi hai modul Nonlinear và Linear Dynamic trong Simulation. Mình đã may mắn tìm được cách khắc phục như sau: Trong quá trình cài đặt thay vì chỉ điền Serial Number cho phần SolidWorks, bạn cần đánh dấu kiểm trước Simulation và điền thêm Serial Number cho nó như hình sau:

Sau đó bạn cài đặt bình thường. Nếu bạn đã cài đặt xong mà không chọn như trên. Bạn không cần gỡ phần mềm, cứ để như vậy, setup lại, chọn Modify, sau đó làm như trên. Có thể nhiều bạn không gặp phải lỗi này, xin chia sẻ với những bạn gặp lỗi giống mình. Thân! ^^
 
Last edited:
S

sahi

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Làm thế nào mà Bác DCL pót được những bài dài như thế này được vậy, chỉ cách cho tụi con với !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

@sahi,

Tớ đã xóa bài của cậu trong chủ đề mới mà cậu vừa lập, vì không cần thiết và thiếu tập trung.

Khi cậu làm đến bước Analize, sẽ có thông báo trong hộp thoại với nội dung:

Bạn đã có đủ thông tin để chạy phân tích cho VIDU_KE. Bạn có muốn phân tích nó theo các thiết lập mặc định không?

Và bên dưới có 2 lựa chọn:

Có (nên áp dụng)

Không, tôi muốn thay đổi các thiết lập này.


Nếu cậu cần có kết quả với độ chính xác khác hơn thì cậu nhấn No và đặt lưới với cỡ phần tử khác đi, dĩ nhiên là nếu chọn cỡ phần tử nhỏ hơn thì kết quả chính xác hơn, nhưng cần nhiều tài nguyên của PC hơn.

Trong phần kết quả (Results) thì FOS (Factor of safety) là hệ số an toàn. Do kết quả phân tích cho thấy hệ số an toàn bằng 3.99, có nghĩa là cậu có thể đặt lực lớn gấp 3.99 lần lực ban đầu thì chi tiết mới bị phá hỏng.

Nếu chọn Show me the stress distribution in the model nghĩa là hãy cho tôi thấy sự phân bố ứng suất trong mô hình.

Von Mises là ứng suất, tính bằng N/mm^2 và

Yeld strength là ứng suất chảy, tức là giới hạn bền của vật liệu.

Nếu chọn Show me displacement distribution in the model, nghĩa là hãy cho tôi thấy sự phân bố chuyển vị trong mô hình.

Trong đó URES là mức chuyển vị tính theo đơn vị mm. Căn cứ vào màu trên biểu đồ và màu trên mô hình mà cậu biết những vị trí khác nhau bị dịch chuyển bao nhiêu.

Nếu chọn Show me the deformed shape of the model (nghĩa là hãy cho tôi thấy sự biến dạng của mô hình.

Generate eDrawings of the analysis results nghĩa là tạo ra tài liệu eDrawing cho các kết quả phân tích, cậu cần phải có phần mềm eDrawings thì mới đọc được tập tin này.

Generate an HTML report nghĩa là tạo ra một báo cáo định dạng HTML (tức là loại văn bản mà ta vẫn dùng trên internet - ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản).

Poison's ratio là hệ số Poison; hệ số này cho biết nếu một vật làm bằng vật liệu dẻo bị biến dạng dưới tác động của ngoại lực thì các phương vuông góc với phương của lực sẽ biến dạng ra sao. Ví dụ, với thép có hệ số Poison = 0.32 thì một thanh thép tròn nếu bị kéo dãn a% chiều dài thì đường kính của nó nhỏ lại 0.32a%.

***​

Có những điều cậu cần hiểu rõ và rút kinh nghiệm:

Thứ nhất:
Đây là phần mềm kỹ thuật, chỉ dành cho người làm kỹ thuật sử dụng, không thể dùng phần mềm này mà không có chuyên môn.

CosmosExpress chỉ là phần mềm phụ, giúp cho người không có chuyên môn sử dụng để giải vài dạng tính toán kỹ thuật đơn giản. Tuy vậy, nếu không có chút ý niệm nào về kỹ thuật thì cũng không dùng được. Dân chuyên nghiệp không sài thứ này.

Nếu cậu là dân kỹ thuật thực thụ thì cậu cần dùng Simulations (CosmosWorks), và hiển nhiên là cách dùng còn khó hơn nhiều, song năng lực thì rất mạnh mẽ.

Thứ hai:
Nếu chưa biết tiếng Anh thì phải học, ít ra để đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến chuyên môn của mình.

Để biết cách sử dụng một phần mềm thì cần học và tìm hiểu về nó khá kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào dùng. Không thể chấp nhận kiểu vừa làm mò vừa hỏi lung tung, vừa mất thời gian, vừa mất cơ bản.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang tính sức bền trong solidwork nhưng mắc vần đề này mong các bạn trong diễn đàn giải đáp giúp:
- Mình áp dụng cho bài toán kéo nén thanh thẳng có tiết diện không đổi và so sánh với kết quả tính toán theo các công thức giáo khoa thi thấy sai khác khá nhiều minh không hiểu tại sao?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang tính sức bền trong solidwork nhưng mắc vần đề này mong các bạn trong diễn đàn giải đáp giúp:
- Mình áp dụng cho bài toán kéo nén thanh thẳng có tiết diện không đổi và so sánh với kết quả tính toán theo các công thức giáo khoa thi thấy sai khác khá nhiều minh không hiểu tại sao?
Giả thiết rằng cậu tính toán theo SGK là đúng và thấy rằng tính trong SW lại sai so với kết quả tính theo SGK thì chắc chắn rằng điều kiện biên mà cậu đặt cho mô hình đã sai rồi. Điều kiện biên ở đây chỉ gồm có ngoại lực và điều kiện ràng buộc để ổn định vị trí cho thanh chịu lực mà thôi.

Với bài toán này, thường thì các cậu sẽ đặt điều kiện Fix cho một mặt đầu của thanh, còn mặt đầu kia thì đặt lực dọc trục đúng không? Như vậy chắc chắn là sẽ có kết quả "Trời ơi" ngay lập tức.

Hãy làm như sau:

1. Cậu hãy đặt chung 1 lực kéo (hoặc nén) cho cả hai mặt đầu với giá trị thích hợp, dùng tùy chọn Apply normal force để có lực vuông góc với các mặt được chọn.

2. Right-click thư mục Study rồi chọn Properties, ở nhãn Option thì chọn thêm Use inertial relief để mô hình không chạy lung tung (gọi là chuyển vị cứng, do phép tính gần đúng của phần mềm) mà không được cố định nó vào đâu cả.

3. Chạy Study để thấy kết quả ra sao.

Nếu vẫn thấy sai thì lần này chắc hẳn cậu đã tính sai so với công thức SGK, hoặc SGK sai rồi!
 
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang băn khoăn vấn đề này mong các ban trong diễn đàn giúp: Khi đặt tải trọng lên vật thể để tính bền.giả sử tải trọng là lực thì ta có thể đưa về dạng lực tập trung hoặc áp suất.nhưng khi đặt tải thì lực lại phân bố trên toàn bề mặt chụi lực,như thế thì sao goi là lực tập trung.khi nhìn vào mô hình rất dễ nhầm với đặt áp lực.nhiều khi mình thấy đặt áp lực thì dễ hơn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Mình đang băn khoăn vấn đề này mong các ban trong diễn đàn giúp: Khi đặt tải trọng lên vật thể để tính bền.giả sử tải trọng là lực thì ta có thể đưa về dạng lực tập trung hoặc áp suất.nhưng khi đặt tải thì lực lại phân bố trên toàn bề mặt chụi lực,như thế thì sao goi là lực tập trung.khi nhìn vào mô hình rất dễ nhầm với đặt áp lực.nhiều khi mình thấy đặt áp lực thì dễ hơn.
Cậu sai rồi, SW chỉ cho phép đặt áp suấtlực chứ không cho đặt lực tập trung.

Lực tập trung chỉ là khái niệm thuần tuý lý thuyết, chứ không có giá trị thực tiễn. Cậu có thấy ở đâu mà các chi tiết máy chỉ chịu lực tại 1 điểm, để ta có thể áp dụng lực tập trung như trong lý thuyết không? Với một lực dù nhỏ bao nhiêu mà đặt trên một diện tích bằng zero thì ứng suất tại đó cũng lớn vô cùng. Rõ ràng là không thể có tình huống như vậy, thực tế nó sẽ chịu lực trên một diện tích nào đó, dù nhỏ hoặc lớn và có giá trị khác zero. Nếu cậu thấy lực chỉ được phân bố trên một phần diện tích nhỏ trên bề mặt rộng của chi tiết máy, thì trên mô hình thiết kế, cậu cần tạo ra vùng diện tích đó trước khi tính toán sức bền. Việc tạo vùng diện tích này thường bằng cách vẽ 1 đường cong khép kín theo chu vi vùng đặt lực rồi dùng lệnh trình đơn Insert, Curve, Split Line để tách riêng những diện tích thích hợp trên các bề mặt nào đó, và ta chỉ áp dụng lực trên phân vùng đó mà thôi.

Thực ra thì lực phân bố và áp suất có bản chất vật lý như nhau, chỉ có điều, để thuận tiện trong việc tính toán giá trị theo đơn vị đo nên ta mới cần phân biệt mà thôi.

Qua đây, một lần nữa, tớ muốn lưu ý các cậu rằng, cần có kiến thức rất cơ bản về kỹ thuật thì mới sử dụng được các phần mềm kỹ thuật.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú DCL Cho cháu hỏi sao CM Lại đưa ra nhiều giá trị ứng suất như vậy.màu đỏ trên biểu đồ ứng suất có ý nghĩa gì?.cháu muốn kiểm tra bền thì lấy giá trị ứng suất nào ah.?(có cần phải so sánh giá trị ứng suất do CM đưa ra với ứng suất cho phép cho trong sổ tay không ah.)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú DCL Cho cháu hỏi sao CM Lại đưa ra nhiều giá trị ứng suất như vậy.màu đỏ trên biểu đồ ứng suất có ý nghĩa gì?.cháu muốn kiểm tra bền thì lấy giá trị ứng suất nào ah.?(có cần phải so sánh giá trị ứng suất do CM đưa ra với ứng suất cho phép cho trong sổ tay không ah.)
Không hiểu cậu hỏi cái gì, ứng suất nào, bao nhiêu giá trị mà bảo là nhiều? Hãy chụp ảnh màn hình và post lên!

Về nguyên tắc, sau khi dựng được mô hình hình học của chi tiết máy, để tính toán sức bền cho nó, cậu cần gán cho nó một loại vật liệu nào đó. Sau khi làm các thủ tục tiếp theo (ràng buộc, đặt tải, chia lưới) và chạy phân tích thì cậu sẽ nhận được các kết quả, bao gồm:

  1. Ứng suất Von mises (cậu có thể lựa chọn loại biểu đồ để biết các kiểu ứng suất)
  2. Chuyển vị Displacement (cậu có thể lựa chọn loại biểu đồ để biết các kiểu chuyển vị)
  3. Sức căng Strain (cậu có thể lựa chọn loại biểu đồ để biết các kiểu sức căng)
  4. Biến dạng Deformation
  5. Kiểm bền Design Check (cậu có thể xác định hệ số an toàn và tiêu chuẩn kiểm bền để có các kết quả theo những tiêu chí mà cậu vừa xác định).
Thế nhưng ứng suất nghĩa là gì? Nhiều bạn không hiểu đại lượng này có ý nghĩa gì và tại sao phải xác định nó. Rất nhiều bạn thắc mắc cách xem và hiểu các biểu đồ, về vấn đề này thì chắc chắn là các bạn cần phải học hoặc ôn lại môn SỨC BỀN VẬT LIỆU. Tất nhiên là khi học môn này, các thày không dạy cách đọc những biểu đồ giống y ở đây, nhưng cũng dạy những kiến thức tương tự, được trình bày theo hình thức khác mà thôi. Vì thế, sau khi đã biết về SBVL thì các bạn dùng CW buộc phải học thêm cách sử dụng và hiểu về phần mềm này. Khi đã có kiến thức cả về SBVL và CW thì các bạn mới có thể dùng được.

Tôi đành nhắc lại vài kiến thức sơ đẳng của môn SBVL vậy (đề nghị các bạn trả tiền dạy ngoài giờ nha!) Khi vật cứng chịu lực thì nó bị biến dạng một cách khó khăn, chứ không dễ dàng như chất lỏng hoặc khí. Đó là vì trong lòng nó sinh ra một lực để cản lại sự biến dạng do ngoại lực. Ngoại lực càng lớn thì biến dạng càng lớn. Biến dạng càng lớn thì nội lực sinh ra càng lớn. Và khi ta không tác động ngoại lực vào vật nữa thì chính nội lực này sẽ đưa vật trở lại hình dạng ban đầu.

Nói chung, khi vật bị biến dạng thì có chỗ ít chỗ nhiều; ví dụ, nếu uốn 1 thanh thép thì có chỗ bị kéo, có chỗ bị nén, có chỗ chả bị thay đổi gì cả. Vì thế mà nội lực trong vật nói chung có giá trị khác nhau tại các vị trí khác nhau. Vì thế, người ta xác định giá trị nội lực trên từng diện tích nhỏ, có đơn vị đo là lực/diện tích và gọi là ứng suất. Thế thì hiển nhiên rằng khi vật chịu lực thì nói chung là nó có rất nhiều giá trị ứng suất khác nhau tại những điểm khác nhau trên vật thể đó. (Có thể gần đúng khi coi rằng chỉ có sợi dây chịu kéo mới có 1 giá trị ứng suất duy nhất trên toàn bộ sợi dây).

Nhìn vào biểu đồ Ứng suất, ta thấy 1 thang đo nhiều màu sắc chuyển tiếp như cầu vồng, ứng với mỗi màu là 1 giá trị ứng suất. Theo mặc định, màu xanh đậm ứng với giá trị ứng suất thấp nhất và màu đỏ là giá trị cao nhất mà chi tiết máy phải chịu. Trên mô hình, cậu thấy có nhiều vùng màu sắc khác nhau, tất nhiên là màu sắc đó để biểu thị giá trị ứng suất trên chi tiết máy, tương ứng với giá trị trên thang đo. Ví dụ, chỗ có màu da cam thì giá trị ứng suất tại đó bằng với giá trị ghi trên thước, nơi có màu da cam, v.v... Để xác định chính xác giá trị ứng suất tại từng điểm trên mô hình, cậu có thể dùng công cụ Probe để thăm dò cụ thể.

Để cho dễ hiểu, các cậu hãy đọc phần Hỏi - Đáp sau:

- Thế thì nhìn vào biểu đồ Von mises này, ta có biết được chi tiết máy có đạt yêu cầu hay không? - Nói chung là không biết được (trừ người có kinh nghiệm và cũng cần tính toán thêm một chút).

- Vì sao không biết được? - Vì ta chưa có tiêu chí đánh giá.

- Tiêu chí đánh giá là gì? - Là điều kiện kỹ thuật mà ta xác định theo các Tiêu chuẩn được phép áp dụng (của Quốc gia, Quốc Tế, của nhà sản xuất, của chính pháp nhân nhà thiết kế...).

- Vậy thì biểu đồ ứng suất cho ta biết cái gì? - Cho ta biết tại mỗi vị trí trên mô hình thì giá trị ứng suất là bao nhiêu và quan trọng nhất là giá trị ứng suất lớn nhất trên đó là bao nhiêu.

- Điều đó có ý nghĩa gì? - Có nghĩa là ta hãy lấy giá trị ứng suất lớn nhất của biểu đồ để so với điều kiện kỹ thuật của Tiêu chuẩn áp dụng, xem có đạt không.

- Tiêu chuẩn này lấy ở đâu? - Trong các bộ tiêu chuẩn Quốc gia hoặc Quốc Tế, hoặc tự xây dựng lấy và đăng ký đối với các cơ quan thẩm quyền theo luật định.

- Có những tiêu chuẩn này rồi thì làm thế nào? - Hãy đưa các thông số của Tiêu chuẩn vào và dùng tính năng kiểm bền để xác định, xem thiết kế có đạt yêu cầu không.

Ví dụ, đối với bình chịu áp thể tích lớn, một Tiêu chuẩn nào đó quy định rằng cần phải kiểm bền với ứng suất chảy có hệ số an toàn bằng 7, còn với bu-lon thì kiểm bền với ứng suất kéo đứt và hệ số an toàn bằng 3,5 vân vân. Nếu ta cần tính cho đối tượng nào thì nạp các thông số tương ứng cho đối tượng đó. Các giá trị ứng suất kéo đứt ứng suất chảy được tự động đưa vào từ bảng thuộc tính vật liệu mà cậu đã chọn trước đó. Kết quả là nếu chi tiết không đạt yêu cầu thì nó sẽ có những vùng màu đỏ tại những nơi xung yếu. Căn cứ vào đó, cậu có thể tăng thêm vật liệu tại những chỗ đó hoặc dùng các biện pháp gia cường thích hợp rồi chạy phân tích lại. Ngược lại, nếu nó quá thừa bền thì biết cần phải bớt vật liệu ở những chỗ nào.

Cần phải hiểu rằng không phải một thiết kế không đạt tiêu chuẩn nghĩa là nó chắc chắn phải hỏng. Ví dụ, nếu 1 bu-long được kiểm bền và thấy rằng nó chỉ đạt hệ số an toàn bằng 3 (trong khi Tiêu chuẩn quy định bằng 3,5) thì có thể thấy rằng cần phải tăng tải thêm 3 lần nữa thì nó mới hỏng. Nhưng như vậy thì Tiêu chuẩn quy định hệ số an toàn cao đến mức đó để làm gì? - Đó là do vài nguyên nhân chính như sau:

- Vật liệu có thể không đồng nhất (lỡ rỗ xốp chẳng hạn)

- Chế tạo có thể không chính xác (sắt thiếu phi, xi thiếu mác...)

- Ngoại lực có thể tăng ngoài dự kiến

- Bu-lon có thể han rỉ (khí hậu nóng ẩm của ta thì chuyện này là hiển nhiên)

- Một vài cái có thể bị lỏng (hoặc mất cắp) khiến số còn lại lãnh đủ

Vân vân.

Thế nên không dại gì mà ta không tuân thủ các tiêu chuẩn, nhiều khi nhân loại đã phải trả một giá rất đắt để đúc kết nên tiêu chuẩn đó.

***

Cuối cùng, các cậu nên đọc kỹ hướng dẫn để biết cách sử dụng CW và ôn lại Sức bền Vật liệu!
 
Last edited:
Lượt thích: umy
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú DCL :trong CM cháu chỉ đặt ngoại lực lên mô hình .nhưng cháu đang băn khoăn không biết ứng suất sinh ra là do một mình ngoại lực gây ra hay còn do trọng lực của bản thân kết cấu đó nữa(vì cháu thấy vật liệu có trọng lượng mà).
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Chú DCL :trong CM cháu chỉ đặt ngoại lực lên mô hình .nhưng cháu đang băn khoăn không biết ứng suất sinh ra là do một mình ngoại lực gây ra hay còn do trọng lực của bản thân kết cấu đó nữa(vì cháu thấy vật liệu có trọng lượng mà).
Trong bảng thuộc tính của vật liệu, cậu còn thấy rất nhiều thông số khác mà cậu có thể còn chẳng hiểu chúng có ý nghĩa gì. Những thông số đó nhằm phục vụ cho nhiều kiểu tính toán kỹ thuật khác nhau và có thể trong một bài toán cụ thể thì nhiều thông số không được sử dụng đến. Ví dụ, nếu cậu tính toán khả năng chịu kéo đứt 1 con bu-lon thì các thông số như trọng lượng riêng, hệ số truyền nhiệt, nhiệt dung riêng... không dùng đến, dù rằng trong bảng thuộc tính vẫn có những thông số này.

Các thông số này sẽ được đưa vào tính toán một cách tự động khi gặp những bài toán cần đến chúng. Ví dụ, nếu cậu thực hiện các phân tích nhiệt học thì các thông số nhiệt dung riêng và hệ số truyền nhiệt của vật liệu sẽ được đưa vào; nếu cậu phân tích lực ly tâm của chi tiết quay nhanh thì trọng lượng riêng của vật liệu sẽ được sử dụng...

Tuy nhiên, với những bài toán kết cấu thông thường, phần mềm chỉ tính toán ứng suất sinh ra dưới tác động của ngoại lực, ta không thấy có vai trò của lực trọng trường. Thực tế, phần mềm vẫn tính toán ứng suất với các thông số điều kiện biên mà ta đã thiết lập và với các thuộc tính của vật liệu mà ta đã chọn, gồm cả tỷ trọng nữa. Nhưng ta không thấy biểu hiện gì của tác động trọng trường là vì Cosmos (nghĩa là Vũ trụ) không biết trước được rằng cậu cần tính toán cho kết cấu trên mặt đất, trên mặt trăng hay ngoài khoảng không, nó không biết được rằng tại nơi cậu xây dựng kết cấu này thì gia tốc trọng trường là bao nhiêu. Vì thế, nó mặc định coi rằng G = 0, vì vậy mà trọng lượng của kết cấu cũng bằng zero, cho dù nó có tỷ trọng khác zero. Nếu cậu muốn tính đến tác động của lực trọng trường, hiển nhiên cậu phải báo cho nó biết giá trị của gia tốc trọng trường, thông qua tải Gravity.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Trong tổ hợp assembly,cháu muốn đặt gravity cho riêng từng part thì làm thế nào ah?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

Trong tổ hợp assembly,cháu muốn đặt gravity cho riêng từng part thì làm thế nào ah?
Đòi hỏi này không hợp lý!

Cậu không thể có một hộp giảm tốc mà mỗi bánh răng hoặc trục hay vòng bi nằm tại các hành tinh khác nhau được. Chúng luôn chịu tác động của một gia tốc trọng trường duy nhất, của Trái đất hoặc sao Thổ hay thậm chí của Mặt trời, nhưng không bao giờ mỗi thứ lại chịu một trọng trường khác nhau!

Luôn luôn chỉ có bài toán mà tại đó có duy nhất 1 giá trị G!!!
 
Last edited:
Lượt thích: umy
H

HOABINH

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cháu hỏi vậy là vì cháu đang tính bền cho thanh dầm chụi tải do một vật có khối lượng lớn (không thể bỏ qua)gây ra .mà cháu muốn bỏ qua trọng lượng của dầm.?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

cháu hỏi vậy là vì cháu đang tính bền cho thanh dầm chụi tải do một vật có khối lượng lớn (không thể bỏ qua)gây ra .mà cháu muốn bỏ qua trọng lượng của dầm.?
Nếu vậy, cậu hãy tính riêng cho từng thanh;, hoặc đừng tính tác động của trọng lượng cho toàn bộ, chỉ những thanh nào cần tính trọng lượng thì thay thế nó bằng tải phân bố có giá trị tương đương.
 
Last edited:
C

chanhtong87

Ðề: Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks

chú DCL cho cháu hỏi. cháu mới vào meslab, cũng mới bập bẹ sử dụng cosmos. cháu đã cài solid office 2007, nhưng tại sao ko có biểu tượng coscos trên cây phả hệ như trong hình vẽ ở tài liệu của chú? và cháu cũng chỉ kiểm nghiệm được từng chi tiết một dạng part chứ không kiểm nghiệm được một tổ hợp chi tiết trong asembly. cháu không biết tại sao. chú trả lời giúp cháu được không ạ
 
Top