iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Xin chân thành cám ơn Nemo đã vẽ và thực hiện gần như là đúng các bước cần thực hiện khi gia công cho chi tiết này. Tuy nhiên từ bước 3 trở đi thì Nemo làm vậy là chưa chính xác.

Chi tiết này thực tế gia công ngắn nhất là 7 nguyên công. Anh sv chi thực hiện trong vòng 6 nguyên công quả thật là không hổ danh sư phụ của iPumpkin - chờ xem anh xuất chiêu. Hihi.

Xin lý thuyết 1 chút, 1 nguyên công bao gồm: 1 lần gá đặt định vị + rà gá điểm zero + kẹp chặt + gia công. Từ bước 3 của Nemo thì trong từng nguyên công không thỏa mãn chuẩn ở đâu để rà gá - cụ thể ở đây là rà theo trục Z. Bởi khi này mặt đỉnh là mặt tròn không thể rà gá điểm Z=0 chính xác được , khi rà gá bằng đồng hồ so thì mặt phải phẳng và vuông góc với Z. Nemo và các bạn từ từ nghiên cứu thêm thử xem nhé.

Với chi tiết của Nemo thì chỉ cần 2 nguyên công cho máy 4 trục. Cần 1 eto và 1 trục trụ tròn tiện chính xác bằng lổ tròn trong chi tiết - dung sai nhỏ thỏa mãn dung sai cho phép, đầu có khoan lổ gắn bắt bulong để kẹp chặt. Dùng eto kẹp chặt phay + khoan lổ chính giửa chi tiết. Sau đó dùng dao insert hoặc U-Drill khoan thô lổ bậc, sau đó khoan tinh và ăn tinh mặt lổ bậc.
 
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

@iPumpkin: Nemo đã mill các mặt flat ở các rảnh dọc đó ở tập 1 rồi. Nhưng setup tập 3 kiểu đó thì không cứng vững lắm,nếu làm số nhiều thì phiền chết.

Hic! cứ tưởng như xem phim kiếm hiệp,anh chàng thiếu hiệp sẽ rớt xuống cốc,lượm được bí kiếp rồi luyện thành thần công...Xem tập 1,rồi tập 2 thì cứ tưởng tập 3 sẽ là cái đồ gá đại khái như cái này,(có 3 lỗ ren ở 3 trụ tròn nhô lên).



Bắt ốc fixture này vô ê tô (đã rà gá song song với bàn máy) rồi lắp chi tiết ở tập 2 vào, dùng bù long và long đền bắt vào 3 lỗ ren(tự chế long đền bằng nhôm cho vừa kích thước lỗ).Hay cũng có thê thế con bù long bên tay phải bằng 1 cái clamp gần chổ được cắt cho đở rung,dĩ nhiên là khi cắt fixture nên ta rô thêm 1 lỗ ren dự phòng ở vị trí này.



Vậy là tha hồ phay,xong thì lại xoay lên,lấy lỗ ở tâm làm trục xoay.



Nhưng! Chết rồi! mỗi cặp lỗ đối xứng trong 4 lỗ quanh đó lại có khoảng cách khác nhau,có 1 cặp thấy rõ đụng đến mép chamfer. Vậy là chỉ có thể xoay 2 lần chứ không thể xoay 4 lần.

Thôi đành làm cái hốc âm bản của chi tiết,giử nguyên trụ giửa,bỏ 2 trụ bên đi nhưng vẫn giử lỗ ren.Vậy thì có thể xoay được 4 chiều.Nhưng cũng tốn nhiều công quá,vừa phai làm fixture vừa phải tháo lắp bù long.

Nhưng vẫn có cách làm mà không cần đồ gá.Chi tiết đưa qua từ máy tiện thì phải gá đặt thêm 6 lần.Chỉ dùng ê tô.

Món hàng cùa Nemo làm trên máy 4 trục từ vật liệu khối thì cần 2 nguyên công,chỉ cần 1 cặp jaw nhôm thôi,không cần thêm bất cứ bù lon ,trục chốt gì cả.

Có giờ sẽ vẽ cho xem.
 
Last edited:
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

...
"Với điều kiện vật liệu của iPumpkin thì làm cái này trên máy phay 3 trục gồm 6 bước. chỉ cần 1 cái ê tô tốt và 1 cặp jaw nhôm.Không cần thêm trục phụ hay đồ gá gì cả."

Vì tác giả không dùng đồ gá nên mình phải làm phim không có đồ gá và mới có chuyện để bàn đây ^_^.Cuối cùng thì tác giả cũng phải dùng đồ gá. Khi dùng đồ gá như bác SV cũng được. Nhưng mình nghĩ nếu dùng đồ gá thì nó sẽ có hình dạng khác một chút và sẽ xoay chuyển được cả 4 mặt, còn về điểm zero cho tool để cắt thì dựa lên mặt Flat mà mình đã cắt ở nguyên công 1.

Còn như bác Kin nói là sẽ chạy 7 nguyên công "Chi tiết này thực tế gia công ngắn nhất là 7 nguyên công." thế thì chiếu thêm 1 tập nữa thì quá dễ cho cái part này rồi ^_^... Không biết bác Kin có muốn làm phim 7 tập không, nếu muốn thì mình sẽ biên tập tiếp cho Kin cái tập cuối này cực kỳ hấp dẫn, vì nó sẽ giúp bác tìm đúng vị trí zero và cũng sẽ không dùng tới đồ gá.

...

Về chi tiết mới cho mình gợi ý chút nha. Với chi tiết này thì mình cần phải làm bao nhiêu program để hoàn thiện sản phẩm. Vì làm với số lượng chỉ có 1 chi tiết nên mỗi 1 phân khúc làm cũng được tính là 1 program. Chẳng hạn nếu các bạn định cắt 1 cái trục tròn thì cũng được tính là 1 program, hay 1 cái fixture cũng được tính là 1 program... :105:

----------------------------------------------------------------------
He he,thật là hấp dẫn! Đang chờ xem chiêu cuối cực kỳ hấp dẫn đây! Chắc là chiêu "Phật pháp vô biên" trong "Như Lai Thần chưởng" :4:

"Cuối cùng thì tác giả cũng phải dùng đồ gá",điều này thì Nemo xem lại bài viết của tôi nhé.

"Hic! cứ tưởng như xem phim kiếm hiệp,anh chàng thiếu hiệp sẽ rớt xuống cốc,lượm được bí kiếp rồi luyện thành thần công...Xem tập 1,rồi tập 2 thì cứ tưởng tập 3 sẽ là cái đồ gá đại khái như cái này"

Có nghĩa là theo đúng bài bản, part đã cắt thành hình như bước 2 của Nemo thì phải dùng fixture thôi,không thể gượng ép dùng ê tô được! Nói rõ hơn nhé : bước thứ 3 có thể dùng flat dưới để đứng thẳng,flat dựa vào X stop cũng đồng thời giúp đứng thẳng,flat trên để set Z offset.Ngon lành chưa?



Hic! qua bước 4 thì cái flat vừa cắt đó mất tiêu! chỉ còn là 2 lines! nếu bị nghiêng tí thì 2 lines đó bên cao bên thấp! Vậy là mất 1 chổ dựa. Cắt xong bước 4 thì mất 2 flats,cứ vậy thì đến bước 6 mấy chổ dựa đó có tính cầu may quá! Chưa kể đến có 1 cánh cùa chi tiết có vòng ngoài bị cắt xéo.Đến bước cuối này mà cộng sai số mấy đợt như vậy thì cái lỗ khoan vô tâm có nguy cơ đi biền biệt sơn khê...

Cho nên với bộ phim do Nemo đạo diễn, qua tập 3 thì phải dùng đồ gá. Làm đồ gá này có nhiều cách để có thể xoay được thay vì cắt hốc âm bản.Chẳng hạn như chỉ làm trụ ở tâm thôi còn lỗ ngoài do khác khoảng cách nên có thể mill thêm 2 c'bore tương ứng với vị trí của lỗ trên chi tiết, 1 có bán kính ngắn,1 có bán kính dài.Khi xoay thì thọc pin vô rà cho đến khi sụp vô c'bore là được.

Cũng có cách khác đơn giản hơn nữa là đóng các dowel pin ở bao hình ngoài của chi tiết.

------------------------------------------

Chiêu của tôi dùng thì không cần làm đồ gá! Nó là "Hà Mô Công" của Tây độc Âu dương Phong,he he. Tức là đi lộn ngược!

Tôi vẽ sắp xong, phim sẽ được chiếu ngay,nhớ đón xem :4:
 
Last edited:
Lót dép chờ phim chú SV tranh thủ làm bài cải lương trong giờ quảng cáo
Nhìn cái chi tiết bác iPumpkin đưa ra không có kích thước nhưng chắc chắn gốc kích thước vị trí các lỗ và rảnh khoét phải là trùng tâm lỗ trụ ở giữa. Nên chuẩn định vị phải dùng chốt trụ ngắn vào lỗ ở giữa mới giảm tối đa sai số gá đặt. Nên phương án anhNemoCNC_MD từ tập 4 không đạt(chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước). Nếu sai số cộng dồn cùng + hoặc cùng - thì bước cuối nghe bảo cao thủ có thể nhìn thấy lệch bằng mắt thường còn em thì chưa được nhìn nên không biết.
Bổ sung: từ tập 3 em nghĩ đã không đạt rồi.
 
Last edited:
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

@Cháu Khát

Chuẩn định vị không nhất thiết là chuẩn gốc mà có thể là điểm nào đó có liên quan,do vậy CNC có thêm G91 và G92.Gia công CNC thường rất chính xác nên chuẩn thuận tiện mới cũng không khác gì chuẩn gốc,miễn là gá đặt hợp lý và cứng vững.

Vòng ngoài tí.Bình thường vise được bán kèm với jaw thép (hard jaw) đã tôi cứng,khi dùng thì cần có những tấm căn (parallel) để chỉnh độ cao của chi tiết.Tấm căn và bản thân ê tô đã có sai số và đôi khi kích thước cố định của căn không thích hợp để căn theo yêu cầu.thêm vào đó là hình dáng của chi tiết không phải lúc nào cũng vuông vức. Do vậy người ta thường dùng Jaw nhôm (soft jaw),trong xưởng cơ khí thường làm sẵn jaw nhôm đủ kích cở. Khi làm xong vẫn có thể cắt phá tiếp để làm công việc mới.Đến khi hết có thể tận dụng thì sẽ đem bán phế liệu. Loại solid này được mua cao giá hơn phoi nên lại thêm vào đó ít tiền để mua thanh nhôm khác về để làm jaw,cứ vậy mà tiếp tục.

Fixture được cắt trực tiếp trên jaw nhôm bắt sẵn vào vise rồi gia công chi tiết luôn nên tọa độ chuẩn rất chính xác.

Bắt đầu môn võ " Hà mô công" nhé! ộp ộp. (bạn nào có xem kiếm hiệp thì biết cái này :1:

Xưởng cùa iPumpkin đã làm chi tiết từ phần tiện dài 60 mm trong khi chi tiết chỉ cao 40 mm, lượng dư như vậy thật là quá đáng! Trừ khi người lên chương trình đã tính toán trước rất hay.Làm 1 cái hay làm số nhiều gì cũng vậy.

Với stock như vậy thì tôi sẽ làm các rãnh trước và cũng đồng thời khoan luôn các lỗ hướng tâm:

-Bước 1:



Chi tiết được kẹp trên jaw nhôm có chiều cao thấp hơn bán kính của chi tiết.Part Y zero thì dễ rồi,còn X thì dủng loại "live stop" như trong hình.Gỉa sử đường kính của chi tiết là 6 inch,trụ trong bầu dao là .5 inch thì có thể đánh MDI dòng lệnh để gọi bầu dao đén vị trí stop.

Nếu làm số nhiều,dùng luôn 4 vises thì chương trình đại khái như sau:

%
O1234;(SUB PROGRAM)
Z.1;
G1 Z-1.7 F100.;
M0;(đẩy part tới stop pin)
X3.4;
G0 Z.1;
M99;

O7777;(MAIN PROGRAM)
(SAFE FORMAT)
TIM6:
G0 G90 G54 X3.250 Y0;
H1 Z.1;
M98 P1234;
G0 G90 G55 X3.250 Y0;
M98 P1234;

(Tiếp tục cho đến G57)

Khi chốt trụ đến vị trí thì M0 sẽ dừng máy để thợ vận hành đẩy part đụng X stop.xiết ê tô,bấm start,chốt trụ lại dời qua vị trí stop ở ê tô khác và cứ vậy mà gá part.

*Kiểm tra X,Y rất dẽ dàng bằng đầu dò (edge finder) ở cả 2 bề mặt của Y, đối với 2 bề mặt X thì đầu dò phai xuống thấp hơn đường tâm nằm ngang.

Với Z thì dùng dao phay cắt nhẹ đường trên đỉnh, set length offset cua dao này (và các dao khác)ở đó. Đem chi tiết ra đo rồi bù trừ vô dao để khoảng cách từ flat đến vòng tròn ngoài đúng như trong bãn vẽ.Có thể bù đồng loạt bằng Z offset trong G54,55.. nhưng bù thẳng vô các dao thì an toàn hơn.

Đâu đó xong rồi thì bắt đầu load part lại,cho chổ vừa cắt thử lên đỉnh hay qua bên sau này sẽ cắt bỏ đi cũng được.
-Bắt đầu chạy máy sẽ dùng dao phay ngón cắt trên đỉnh và kéo luôn 2 flat trái,phải.
-Cắt rãnh thành slot như trong hình dưới, hãy nhớ rằng chúng ta có mỗi bên dư 10mm (tiện 20 mm dài hơn kích thước thật) cắt phần thẳng trong slot dài hơn 40 mm 1 tí, dãn đều ra 2 bên.



Chi tiết thành thế này



Sau này ta sẽ cắt trên,dưới 10 mm thì cái rãnh thông sẽ lộ ra



-Bước 2

-Xoay mặt dưới lên,bây giờ X stop đã dời vô một đoạn do cung tròn ở đó đã được cắt phẳng, Z cũng hạ xuống như vậy.
Mặt đáy vẫn còn thịt ở chổ flat nên vẫn đứng vững trên soft jaw.



Chạy lại chương trình nhưng không cắt flat trái phải nữa vì đã cắt rồi.

-Bước 3,4


Chạy lại bước 2.

Lưu ý là cả 4 bước này đều có thể dồn vô 1 program,chỉ việc thêm M0 mỗi khi xong 1 bước,như vậy máy sẽ ngừng để thợ có thể xoay chiều chi tiết.

Software của tôi có thể lập trình nhiều thứ linh tinh như mấy cái M0 này ở bất cứ thời khắc nào,khi đổi qua G code thì đả có sẵn,không cần phải edit.

Tuy vậy tôi vẫn thích mỗi program cho mỗi bước,nếu làm số nhiều thì bước nào sẽ xong bước đó, tránh cho người thợ có khi mệt mõi mà xoay lầm khi dồn cả 4 bước vô 1 program.

- Bước 5

Cắt soft jaw như hình này



Cắt sâu 8mm ,sâu như vậy là quá thừa để kẹp rồi.Để ý chô flat trên cung tròn, ở đây là mate để định vị các rãnh và lỗ ơ quanh so với lỗ tâm và bề mặt sắp cắt. Xem hình kế.



Ở bước này ta sẽ cắt bề mặt 10 mm cho các rãnh lộ ra,tạm ngừng máy để kiểm tra bằng đầu dò xem các rãnh có đối xứng không.Nếu 4 bước đầu làm chính xác thí chắc chắn ở đây cũng phải đúng, điều duy nhất cần chỉnh là xem Y có off hay không vì sức người xiết ê tô có khi không đều.

-Tiếp tục cắt bao hình ngoài và làm 4 lỗ.

Xong bước 5 rồi thì cắt lại fixture cho sâu xuống tí nữa để ngâm qua khỏi cái chamfer khi lật mặt lại.

-Bước 6

Mượn bước 2 của Nemo cho nó thành "Hà mô công" hehe!



Đại cáo công thành *:4:

Anh chàng đẹp trai Indiana thân mến. có cái đồ gá hay bù long nào ở đây không? Đừng kể cái fixture cắt trên soft jaw là "đồ gá" nhé!

@iPumpkin, nếu trong công ty của iPumpkin làm như trên thì thôi còn nếu làm khác đi thì đem cái này vào cho họ xem,nếu iPumpkin đang nghiên cứu cách làm thì cái này là quà tặng :1:

*Đại công cáo thành.
 
Last edited:
Ðề: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

:57: :57: :57: :57:

Tiếp theo là mình có 1 chi tiết gần giống của Kin, vật liệu là nhôm, đường kính chi tiết là 3.75", chiều cao là 1.2", chỉ sử dụng máy phay 4 axis không sử dụng máy Lathe. Số lượng sản xuất là 1. Với chi tiết này mình cần phải chạy bao nhiêu program để hoàn thiện sản phẩm ?:5:

Mần luôn cái này rồi xin phép rút lui khỏi phòng chát này,trả phòng lại cho iPumpkin,Hic! mất nhiều giờ quá mà cũng chẳng thấy nhiều "hữu ích":20:

Nếu chỉ làm 1 cái thì chính xác là 2 program.Dùng stock 4.0" X 1.5", cưa dài 4.0"

-Program 1



Khoảng cách 2 thành thẳng là 3.902", 2 đường dọc là 3.9",lỗ tròn đường kính 3.75" sâu 1.15" tính từ bề mặt thứ 2 từ trên xuống.Part zero là tâm lỗ tròn.

-Program 2

Vẫn dùng X,Y zero của program 1, chỉ cần set Z cho các tool cho program 2.

Mở rộng vise thêm tí để cục nhôm 4.0" vô lọt,hai đầu bị cưa sẽ thò ra 2 đường dọc trên soft jaw mỗi bên là 0.050"

Cắt hoàn tất part kể cả quay 90 độ trái phải để làm lỗ 2 bên hông (1 lỗ bậc,1 lỗ ren). cắt hai đường dọc như màu đỏ trong hình 1.95 tính từ tâm ra,cắt thông luôn xuống đáy nhờ đã có khoét rãnh dọc sẵn trên soft jaw ở program 1, ta có part như sau (hình không thể hiện các lỗ):



Bây giờ lật úp xuống,cho mặt đỏ quay 90 độ,lưu ý là mặt đỏ nằm má ngoài hay trong tùy thuộc vào lúc đầu lỗ bậc và lỗ ren nằm ở vị trí nào,nếu quay lộn có thể 2 lỗ bậc sẽ đối xứng chứ không liền kề nữa.

Mặt đỏ đã cắt từ program 2 nên có mối lịên hệ song song với 2 lỗ đã cắt,dùng nó để định vị khi áp sát vào thành ngang của jaw.

Khi thả part qua bước 1 vào lỗ thì xoay cho cà mặt đỏ lẫn phần trụ đều lọt vào trong khuôn.

Khi xiết lại thì giửa 2 thành ngang là 3.902" còn giửa 2 mặt đỏ lại là 3.900" ,do vậy ê tô sẽ kẹp trên trụ là chính,còn mặt đỏ chỉ được kẹp hờ vì nó chỉ có mục đích để định vị thôi.



Bây giờ vẫn dùng program 2, xuống z offset,X,Y vẫn giử nguyên. Chỉ chạy tool khỏa mặt và quay trái phải chạy các tool làm lỗ.

Nemo có thể "chất vấn" là nếu không có jaw cao,cũng không có tool dài, mà cho part ở lần cắt 2 lún sâu như vậy thì có khả năng va chạm.

Đây là cách giải quyết khác:

C'bore trên soft jaw bây giờ làm cạn nhưng thêm vào 2 lỗ ở vị trí Y =1.95" (Cộng bán kính dowel pin) Xem lại hình cắt jaw bên trên.

Thọc vào đây 2 cái pin để làm nhiệm vụ định vị mặt đỏ,xiết cảo xong thì rút ra.



Vậy là xong, 2 program, 1 cặp soft jaw.

* Phần này nói thêm về compound angle.

Các chi tiết dùng trong optical thường có các bề mặt có góc tổng hợp, ví dụ tấm gương chiếu hậu của xe máy thì ta có thể bẻ lên xuống và qua lại để đạt góc phản chiếu nào đó.Một số các chi tiết cần khoan lỗ thông đến vị trí nào đó,nhưng khoan thẳng có thể phá hỏng 1 chi tiết đã được thiết kế, khoan nghiêng cũng đụng! vậy thì người thiết kế chi còn cách tìm chổ nào có thịt mà khoan chẹo xuống, gốc tổng hợp sẽ giãi quyết vấn đề. Tuy vậy gia công khó hơn nên giá thành cũng đắt hơn.

Khoan một lỗ có gốc tổng hợp thì còn dễ nhưng mill các chi tiết trên đó thì đại phiền hà vì khi nghiêng như vậy thì tất cà 6 mặt đèu không thằng góc và song song với hệ trục của máy,dẫn đến xác định part zero rất khó khăn.

Đây là 1 trong 5 chi tiết mà tôi đã kể,một chi tiết cho optical. Nó có 6 mặt ngoài và 4 mặt trong, cả 10 mặt không có mặt nào song song hay thẳng góc với nhau. Compound tùm lum!

Các bạn xem chơi, tôi không đặt vấn đề gì ở đây.



:103::103:

PS: Tôi không phân biệt được dấu hỏi ngã nên thường viết sai chính tả,vui lòng bỏ qua sai sót này.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Rất cảm ơn anh sv và mọi người. Thật tế chi tiết của em gia công đơn giản hơn nhiều tuy nhiên cần đến 7 nguyên công. chỉ cần 1 cái eto là đủ không cần chế thêm đồ gá.
 
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Tuy vậy tôi vẫn thích mỗi program cho mỗi bước,nếu làm số nhiều thì bước nào sẽ xong bước đó, tránh cho người thợ có khi mệt mõi mà xoay lầm khi dồn cả 4 bước vô 1 program.
Cái " ộp" này thực là thâm hậu.
 
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Bác chưa đi được đâu ^_^ còn chất vấn đấy nha.... bác bảo không có ai thì buồn giờ bác lại đi...:20:
Định trốn luôn mà anh chàng này "hóc" dữ quá !

Đây viết cho mà đọc mệt nghĩ :1:

Phi tượng cuộc:

Cả ngày đứng máy mệt mỏi, tối lại không lượng sức mình, trình Solidworks sơ cấp mà ráng vẽ cho được mấy cái hình thuyết minh nên thức khuya. Mai vô làm ngáp lên ngáp xuống ! Có nên bỏ của chạy lấy người không?

Trung pháo cuộc

Qua mấy ngày hì hục vẽ,thư đi thư lại,rồi hì hục cắt gọt,cuối cùng cũng xong! Gởi cái sãn phẩm mới cho "Thượng Đế" thử nghiệm. Hôm nay nhận hồi báo là mọi chuyện đều ổn! He he! sướng tê mê. Vậy cũng nên chia vui phải không?

Triết lý cùn

Hồi nhỏ thường hay đánh cờ vối ông anh Hai,5 ván thì luôn thắng 1, thua 3,hòa 1, bị ổng chọc quê ức muốn chết!
Rồi thì xa ổng 10 năm, ngày gặp lại ổng lại đòi so tài! Thật là chẳng công bằng tí nào, ổng bên đó ngày nào cũng ra quán cà phê đánh cờ nên kỳ nghệ ất phải tiến bộ. Còn tôi thì đầu tắt mặt tối,cả chục năm không đụng đến quân cờ.

Nhưng mà chơi thì chơi! Kỳ cục quá! 5 ván tôi lại thắng 3, thua 1, hòa 1.Cái hận bị chọc quê năm xưa giờ đã trả :1:

Ông anh tôi cứ tưởng là tôi bên này luyện kỳ phổ nhiều lắm! Tôi trả lời "chảnh" là do tôi là "programmer"!Bị méo mó nghề nghiệp nên mới thắng ổng thôi !

Nhưng có lẽ câu trả lời của tôi cũng "biện chứng" lắm.Lập trình sản xuất cho một sản phẩm như đánh một ván cờ với cái bản vẽ, mỗi một bước đều phải tính toán sao cho các bước kế tiếp được thuận tiện. Chuyện gì xẩy ra sau mỗi bước cũng phải đoán ra để dự phòng,cũng như đoán trước nước cờ của đối thủ vậy.

Sản phẩm cần bao nhiêu nguyên công thì là bấy nhiêu nước cờ,không chỉ là 7 nước mà thôi.

Bạn dùng CAD,bấm nút cut extrude một phát thì ra ngay một cái hốc có hình ma trận! Thấy không vừa ý ư? Undo rồi làm lại,chẳng tốn kém gì cả! Bạn dùng CAM, chọn contour phát xong chạy mô phỏng thì rẹt rẹt ra cái hình sản phẩm!

Ra máy thì chẳng phải vậy đâu, "cut" cái hốc sai thì chẳng còn cách nào undo cả, cắt bao hình mà kẹp không cứng vững thì sản phẩm văng tưng vô...thùng rác!(chưa nói đến chuyện văng vô...mặt)

Vậy thì bạn nào muốn làm programmer phải chịu khó tính toán cẩn thận nhé! Muốn làm chủ phần mềm thì cần thời gian và nếu bị bí thì luôn được sự trợ giúp tức thời của "help". Làm programmer thực sự thì cần có trí tưởng tượng phong phú, nếu không có khả năng thiên phú này thì cần phải có kinh nghiệm nhìn thấy nhiều quy trình gia công. Nhưng nhìn thấy thì cũng cần biết ứng dụng vô công việc vì trong thực tế mỗi sản phẩm là một cá biệt.

Hết lý sự cùn

Về món hàng của Nemo thì đã có sự hiểu lầm. Đề bài là " chỉ sử dụng máy phay 4 axis ".

Máy phay 4 axis sẽ được hiểu như 4-axis CNC horizontal machining center,cho nên bài của tôi là dùng ê tô và quay 90 độ trái,phải.

Bài của Nemo làm thì dùng 4th Axis, tức là đầu có trục quay được gắn thêm vào máy 3 trục.Chỉ khác nhau chữ "th" thôi.

Nếu dùng đầu quay này thì vẫn có cách làm nhanh hơn và chính xác hơn.Như cách của Nemo thì sẽ phay cái boss ở bước 2,như vậy dầu lấy tâm giỏi thế nào cũng vẫn có sai số,và .0001" cũng vẫn gọi là sai số.

Ta vẫn có thể làm cái boss đó cùng lúc với bước 1 để bảo đảm độ đồng tâm như hình dưới.( chừa ít stock trên bề mặt)



Bước 2 không cắt đáy mà kẹp ngay vô trục quay. Trong chương chình dùng end mill cho xuống đến tâm chi tiết rồi kéo ngang để cắt thô 1/2 phần đáy thừa. Tiếp theo quay 180 độ cắt thô 1/2 phần còn lại.

Bây giờ cho end mill vào vị trí X0,Y0 rồi bắt đầu quay trục 360 độ,nếu cần thì quay 2 lần rồi rút dao ngang ra trước khi rút thẳng lên.

Từ mặt này ta cho là X0 và bắt đầu quay trục từng 90 độ để làm các lỗ .



Bước 3 là cắt cái boss và khỏa mặt phần stock đã chừa ở bước 1



Tổng cộng 4 program,kể cà cắt soft jaw.

Nếu các bạn chưa từng thử cách cắt phần đáy như ở bước 2 thì hãy yên tâm vì tôi đã làm rất nhiều lần. Finish ra rất đẹp,dấu cắt đồng tâm như làm máy tiện vậy.

Làm với 4th axis không chỉ là làm với chi tiết dạng tròn mà có thể là bất kỳ hình dáng nào.Fixture làm ở ngoài rồi bắt vô trục quay đôi khi bề mặt không song song với trục chính nên khỏa mặt lại là chắc ăn nhất.

Đây là dấu cắt trên fixture, nó sẽ mịn hơn trên part nếu ta quay tốc độ chậm hơn.



Có gì để chất vấn nữa không anh chàng Indiana đẹp trai ? :1:
 
Last edited:
Ðề: Re: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Thấy Nemo hình như yêu thích nghề cắt gọt lắm. Có mấy cái part làm trên đầu 4th axis. Xem thử nhé,có thể có ngày gặp trường hợp tương tự.

Mộ Dung Cô Tô nghiên cứu võ công thiên hạ để ra chiêu "gậy ông đập lưng ông". Đừng dùng gậy đập tôi là được rồi.

Mỗi ví dụ đều có 1 fixture với trụ tròn để gắn vào đầu 4 axis.Tất cả đều được làm số nhiều.

- Cánh quạt:



-Chi tiết cho optical sản phẩm: Các mặt đều có mối liên hệ với độ chính xác cao nên cần làm 1 lần gá đặt.



Sau đó cắt dây phần ruột.



-Part nhỏ tí tẹo mà có nhiều chi tiết cần cắt ở 6 mặt



Đi chung với cái này (đã nói trong topic mẹo vặt)



Thành assembly



******

Còn cái part xéo xẹo đó thì tôi không có ra đề gì đâu, lại mất thì giờ thôi. Nó đã được làm xong cách đây mấy năm rồi.(ông chủ nhà cũng đang bận bàn chuyện lớn nên không có thời gian đâu,hehe)



******

Cái " ộp" này thực là thâm hậu.
He he, Mr namnp2007, chắc từng đau khổ vì gá lộn đầu rồi !

Cái part compound tôi post lúc đầu đã làm xong, có 2 fixture đối xứng nhưng cũng chẳng dám chạy 1 lần cả 2,xong cái này thì đến cái kia chứ lơ mơ thì hỏng cả 2.



Cẩn thận như vậy mà đến lúc chết thì cũng chết!

Loại electronic edge finder có đầu dò tròn là thích hợp nhất để dò mấy cạnh nghiêng, tuy hơi đắt tiền tí. Hôm rồi dò mấy cái cạnh thấp,mệt mõi quá nên quên rút Z lên mà quét ngang phát, kết quả: :20:



Hôm đó cũng xẩy ra chuyện,tôi chia sẽ chút kinh nghiệm để chia tay (lần này là thật đó!)

Cục part inox đó có đế dầy đến 25 mm nên tôi cho là không thể cong vặn được. Hai cái lỗ nghiêng chéo đó được thiết kế giao nhau ở trục tâm của 1 lỗ bậc nằm dưới đáy, điểm giao cắt này cần độ chính xác cao và bãn thân lỗ ở trục chuẩn cũng có dung sai rất nhỏ,vừa kích thước,vừa thẳng góc và song song với các mặt.

Vậy mà khi cắt xong lỗ nghiêng cuối cùng ở mặt trên thì cái lỗ chuẩn mặt dưới bóp lại .002". Không thể nào chấp nhận được.

Mở rộng lỗ cho đúng vị trí cũ và thẳng góc mặt đáy,song song các mặt khác thì thật là vấn đề hóc búa.

Cũng may là tôi cũng đã nhiều lần chơi chiêu Hà mô công, nên đã giải quyết xong.

Thông thường để định vị thì mặt đáy phải tiếp xúc mặt phẳng chuẩn của bàn máy. Nhưng cái tôi cần là sửa cái lỗ sao cho thẳng góc với mặt phẳng trên bề mặt.Vậy thì định vị lộn ngược nhé.

Làm 1 cái đồ gá lắp ráp như thế này:

Trước thì làm 2 giá đở với các pin định vị và lỗ để bắt bù long xuống đế đồ gá.Sau đó thì làm đê đồ gá, ở giửa có trụ kích thước tương ứng.

Chạy xong cái trụ đó thì giử máy ở nguyên vị trí X0,Y0,không về home.



Bôi tí mực vô trong lỗ để sau này sẽ kiểm tra đường cắt, rồi đặt part vô đồ gá.trụ ở đồ gá lọt vừa vặn vô lỗ ở đáy,lỗ này làm cùng lúc với lỗ chuẩn nên bảo đảm đồng tâm.



Bây giờ thì xoay lại và gá bù long vào.



Xuống bầu dao có gắn pin có thể lọt lỗ chuẩn sau khi bị bóp méo.Xiết đều bù long ở 2 bên



Rút pin lên,vậy là part thẳng đứng ,bề mặt thì tiếp xúc ngược với 2 chổ gờ ra của giá đở nằm trên cùng 1 mặt phẳng.

Cho dao xuống cắt lại lỗ,kết quả tuyệt vời, dấu mực còn lại là 2 đường song song nằm ngay chổ lỗ bị dãn ra.

Giử nguyên bàn máy ở vị trí X0,Y0. tiếp tục mổ rộng lỗ của các part còn lại.

Vây là yên tâm giao hàng.

THE END
 
Ðề: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Chú SV và anh Bí cùng mọi ng cho cháu hỏi một câu hơi ngớ ngẩn tí ạ!

Nếu ta chỉ có Ê tô cùng các tấm căn (Căn chỉnh chiều cao phôi) làm thế nào (mẹo) để già đc tâm phôi trụ(hay gốc chương trình là tâm mặt)???
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: iPumpkin Discovery Channel - Vol 1: Chat with iPumpkin, About CNC Manufacturing

Chú SV và anh Bí cùng mọi ng cho cháu hỏi một câu hơi ngớ ngẩn tí ạ!

Nếu ta chỉ có Ê tô cùng các tấm căn (Căn chỉnh chiều cao phôi) làm thế nào (mẹo) để già đc tâm phôi trụ(hay gốc chương trình là tâm mặt)???
Tiện cái đồ gá ôm trục dung sai H/h có cái chuôi bằng với chuôi dao (chẳng hạn F31.98) gắn lên cái collet kẹp dao của trục Z

Còn không thì có thể dùng đầu dò find edge và Casio calculator!


:57: :57: :57: :57:















===================================================
Cho em hỏi tí!

Làm sao để chamfer 2 cái lỗ đâm ngang hông ở mặt trong lỗ tâm hình trên?

Chắc là phải dùng dao dove tail ạ ? Có cách nào đơn giản hơn không?
 
Last edited:
Top