Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi?

Author
Mình đã theo đuổi và tìm hiểu,ứng dụng về Mastercam cũng hơn 4 năm,tuy thực tiễn không nhiều nhưng hiểu biết của mình đến đâu xin chia sẻ đến đó.

[ANH]1558_527BB46E[/ANH]

Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi? (gọi là nghiên cứu nghe ghê gớm chứ thực chất là ở phần ứng dụng)

Design : Dùng để thiết kế tạo mô hình phục vụ lập trình gia công,xuất bản vẽ…

Mill : Dùng để lập trình phay (Mill operarations)

Lathe : Dùng để lập trình tiện (Lathe operations)

Wirecut : Dùng để lập trình cắt dây (wirecut operations)

Router : Tương tự như Mill (tuy nhiên theo mình hiểu dung bên ngành gia công gỗ)

Nếu kết hợp L
lại chúng ta có thể thực hiện lập trình trên các hệ Mill-Turn nhiều trục.

Trong các ứng dụng trên theo mình Mastercam mạnh,yếu ở những điểm sau :

Mill :

Tạo đối tượng và các toolpath 2D nhanh chóng.

HSM toolpath có những ưu điểm hơn nhiều so với một số phần mềm khác đặc biệt Dynamic toolpaths cho 2D và Opti toolpath cho surface.Hơn thế nào có lẽ mỗi người tự tìm hiểu và trải nghiệm lấy.

Các surface toolpaths thực sự không mạnh hơn các phần mềm khác,khả năng hổ trợ dữ liệu CAD ngoại nhập không hiệu quả bằng,kể cả các đối tượng CAD do Mastercam xây dựng.Cái này vừa rồi mình có tìm hiểu và so sánh sơ lược với phần mềm khác là HyperMill,không có nét chuyên biệt về đặc thù giữa đối tượng và toolpath.Gần đây ở bản X7 cũng có nhiều điểm mới nhưng chủ yếu về HSM và phát triển các toolpath cũ,các ứng dụng hổ trợ,chứ không thực sự thay đổi.

Lathe :

Tạo đối tượng và các toolpath nhanh chóng.Thực sự nhanh và hiệu quả.

Các phần ứng dụng khác thì mình không rõ,mình chỉ dung được đến đó,xin trao đổi thêm.

Vậy để bắt đầu nghiên cứu và theo đuổi cần phải nắm những kiến thức cơ bản gì?

Khi bạn muốn theo đuổi nghiên cứu Mastercam ắt hẳn bạn đã có sẵn mục đích rồi.Tôi muốn sử dụng Mastercam để lập trình gia công phay chi tiết,khuôn mẫu,để lập trình tiện chi tiết,hay lập trình cắt dây…Như vậy Mastercam là công cụ để bạn sử dụng sao cho hiệu quả trong công việc,Mastercam không hướng dẫn bạn kinh nghiệm để trở thành người giỏi việc,mà bạn phải tự tạo lập kinh nghiệm cho mình.

Vậy bạn theo đuổi nghiên cứu Mill?Muốn sử dụng Mastercam Mill?Cần nắm những gì trước?

Những khái niệm cơ bản : Như trong xưởng của bạn,có các máy móc thiết bị,bạn đang cầm bản vẽ trên tay,bạn phải suy nghĩ làm thế nào để ra được sản phẩm thật chứ không còn trên bản vẽ nữa.
Như vậy trước tiên là bản vẽ,là những đối tượng để thực hiện lập trình gia công,bạn phải biết vẽ.Đối tượng để sử dụng cho mục đích lập trình gia công trên Mastercam hay hầu hết các phần mềm khác mà mình biết là những đối tượng sau đây : Điểm,đường,mặt.

Điểm : Có thể sử dụng để lập trình khoan,là điểm vào dao (entry point,hay approximate point).Có thể lập trình khoan cho máy khoan,phay 3 trục hoặc 4-5 trục.

Đường : Đối tượng là đường có thể là đường thẳng,cong 2D hoặc 3D.Có thể sử dụng để lập trình phay 2D,làm đường giới hạn vùng gia công,cắt xén đường chạy dao theo ý muốn.Áp dụng phay 3D,4-5 trục cũng được,có thể dung như đường dẫn (guide line,tool axis)…

Mặt : Theo mình hiểu đây là đối tượng mẫu để tạo ra toolpath tức đường chạy dao,đối tượng điều khiển dụng cụ cắt theo đó,đối tượng phân chia giới hạn giữa phôi và sản phẩm sau đó,đối tượng tránh vi phạm vùng gia công,chứ không đơn thuần là bề mặt gia công.Hiểu như thế mới được chứ không thì tại sao Mastercam có khái niệm là drive Surface,check surface,pattern surface.

Bạn nên biết sử dụng các công cụ để thực hiện tạo và chỉnh sửa đối tượng,chứ không nên phụ thuộc vào phần mềm CAD nào bên ngoài.Đành rằng bạn có thể sử dụng phần mềm CAD khác như Autocad,solidworks,SolidEdge,Inventor,Pro E,CATIA,…,nhưng các đối tượng ngoại nhập này khi đưa vào Mastercam sử dụng vẫn phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp,phòng trường hợp vỡ mặt,phải tái tạo mặt.Hoặc giả rằng bạn sử dụng đối tượng ngoại nhập nhưng đến đoạn có gì đó trục trặc cần chỉnh sửa lại,không lẽ quay lại phần mềm CAD chỉnh sửa rồi bắt đầu lại lần nữa.

Thêm nữa là cần phải hiểu và nắm rõ cách quản lý các đối tượng trên Mastercam sao cho hiệu quả,chứ không gom chung lại,làm vậy rắc rối cho công việc.

Như vậy là xong về đối tượng sử dụng trên Mastercam.Bạn cần phải tìm hiểu các công cụ để tạo ra model cần để sử dụng khi lập trình.Trên đây mình không nói về đối tượng solid vì nó không phải là đối tượng chính trong lập trình.Việc sử dụng CAD có phần riêng về thủ thuật sử dụng,sau khi thành thạo và trải nghiệm bạn sẽ nắm kĩ hơn.

Tiếp theo khi bạn đã có đối tượng rồi thì làm sao?Tương tự bạn cầm bản vẽ trên tay và đứng trước hang loạt các loại máy,biết chọn máy nào đây?Rõ rồi bạn cần sử dụng máy phay CNC,như vậy trên Mastercam bạn cũng phải làm như thế.Tuy nhiên bạn phải chọn máy phù hợp với máy đang thực tế ở xưởng bạn đang làm việc,ví dụ máy phay 3 trục hệ điều khiển Fanuc,… vì vậy bạn phải tìm hiểu các loại máy mà Mastercam cung cấp.

Mastercam cho phép chọn nhiều máy,có thể kết hợp tiện,phay,cắt dây,router chung trên một file,không nhất thiết tách rời từng công đoạn.Vì vậy phải nắm về Machine group.

Chọn được máy rồi,giờ phải thiết lập về dụng cụ cắt,phôi gia công,vật liệu…Trên Mastercam bạn cũng làm thế.
Gá đặt phôi trên Mastecam như thế nào là tùy thuộc vào ý đồ của bạn,gốc tọa độ lập trình ở đây so với các đối tượng lập trình như thế nào bạn có thể sử dụng các công cụ của Mastercam để bổ trí cho phù hợp.

Trên Mastercam có khái niệm về Toolpath group,tức là nhóm các toolpath sử dụng trong một nguyên công hoặc bước công nghệ.Mastercam không biết bạn đang nói về nguyên công hay bước công nghệ mà chỉ nói về Toolpath group,bạn phải hiểu và chấp nhận,chứ không nên hỏi phần mềm nguyên công hay bước công nghệ ở đâu.

Khi lập trình gia công bạn cần lưu ý them về mặt phẳng đặt dao (toolplane),tương tự trên máy phay khi lập trình trong các mặt phẳng tương ứng là XY-G17,XZ-G18,YZ-G19.Cần phải phân biệt Toolplane và C-Plane,Cplane là mặt phẳng vẽ,thường là vẽ trong mặt nào lập trình trong mặt đó,cho nên C-Plane và Toolplane thường trùng nhau.Bạn có thể lập trình cho mặt nào trên mô hình cũng được chỉ cần đổi Toolplane đến mặt cần dung,và bổ sung gốc tọa độ lập trình nữa là xong (system origin).

Các bước thực hiện lập trình thường là chọn loại toolpath cần dùng,chọn đối tượng lập trình,chọn dụng cụ cắt,thiết lập các thong số công nghệ và kết thúc.

Khi tìm hiểu về các loại toolpath cần phải nắm rõ ý nghĩa và đặc trưng của của loại toolpath đó,chứ không nên hiểu xuông.Phải hiểu toolpath đó dung đối tượng gì,như vậy khi thấy đối tượng thì lập tức nghĩ đến toolpath ngay.Các Toolpath thường có một vài điểm chung,cho nên có khó đi nữa thì chẳng qua là ở giai đoạn đầu theo đuổi mà thôi.

Xuất chương trình cần lưu ý về loại máy,hệ điều khiển và Postprocessor.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi?

Cám ơn Hiếu rất nhiều, mình cũng rất muốn nghiên cứu và sử dụng Mastercam để lập trình, tuy nhiên 1 trở ngại lớn nhất là nghe nói nó không phải là parametric - tức phần thiết kế của nó không phải là tham số / nó không tự động cập nhật thay đổi chương trình CAM / mã code khi CAC thay đổi / nếu mà như mình hiểu thì đó là trở ngại lớn nhất.

Thực tế sản xuất CNC nếu mà một công ty làm một hay nhiều mã hàng trong 1 thời gian dài / khi này người đặt hàng sẽ có thay đổi thiết kế Rev A lên B, C..E hay F. Có nhiều cây hàng lập trình cho nó mất 2-3 tháng, giả sử khách hàng thay đổi Rev k/t ban đầu đi ví dụ 1 inch và toàn bộ phần bên trong dữ nguyên như vi trí thay đổi. Khi đó MasterCAM xứ lý như thế nào ?. Nếu phải làm lại từ đầu thì chắc chắn là không được rồi.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi?

Đây là một đoạn dịch từ một trang web nước ngoài về MasterCAM. (Chú Hiếu đừng phiền lòng nhé, kakaka, mục đích của anh là chê bai MasterCAM để chú chuyển sang dùng Catia đi là vừa, kakaka, )

Tôi không hiểu tại sao người ta thích phần mềm này

Đây là danh sách nhỏ những yếu điểm:

Đồ họa thật là tồi tệ, chẳng có cách nào để xem cạnh (edge) mà bạn đã chọn, chi tiết được shading nhìn rất xấu, trông rất nặng nề khi chuyển sang chế độ khung dây wire frame. Khi tạo 1 gốc WCS bởi hình học phải re-zoom chi tiết giửa mỗi lựa chọn hay chế độ preview axis không cập nhật được.

WCS thì thật là bực bội. Không có cách nào tạo ra 1 toolpath với một gốc tọa độ (WCS) sau đó edit đó. ngay cả copy toolpath đến 1 gốc tọa độ mới. Ngoài ra, WCS không bao giờ hiển thị trên màn hình. Gốc của phôi dường như cùng một kiểu với WCS.

Phần CAD thì hoàn toàn lạc hậu. Năm 2010 rồi mà vẫn dùng thiết kế không tham số như AutoCAd ( non-parametric)

Chương trình xuất ra code rất tốt khi bạn hoàn thành. Phần mềm CAM duy nhất khác mà tôi biết là Catia. Catia là một gã khổng lồ và hoàn hảo về gia công CAM, tuy nhiên giá của nó quá mắc.

reference:
http://www.practicalmachinist.com/v...]-[MEDIA=youtube]a-much[/MEDIA]-costs-210891/
 
Author
Ðề: Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi?

Dạ theo em tùy theo khả năng và túi tiền của mỗi hãng mà người ta chọn cho mình một phần mềm để áp dụng trong công ty.Hôm qua em có nói chuyện với một anh kia đang làm cho một công ty Nhật,quy mô cũng không nhỏ so với ở Việt Nam,tuy nhiên họ chỉ mua mỗi Autocad và phần mềm gì đó,của Nhật,hỏi sao không dùng Mastercam (công ty này làm sản phẩm tiện nhiều) tuy nhiên anh đó nói là do mắc.Nay cả Mastercam họ còn nói mắc thì sao mà nói đến CATIA anh ơi :v
.Do phần CAD yếu,đấy là nhược điểm,em đồng ý.hehe,không bào chửa :).
 
Ðề: Mastercam có gì để nghiên cứu và theo đuổi?

Xin đóng góp thêm 1 ý:
Khả năng gia công từ dữ liệu 2D của MC rất mạnh, dẫn chứng là có thể lấy ngay file cad 2D để gia công chi tiết, miễn là cung cấp đủ hình chiếu và chi tiết đó không có bề mặt phức tạp đòi hỏi gia công 3D. Hiện Công ty mình đang dùng MC, rất nhiều chi tiết phức tạp được gia công theo phương thức này.
 
Top