Ngành gia công cắt gọt

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
NGHÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT - ngoinhatrung.net-wilsoninlove
A-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT KIM LOẠI Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi phải sản xuất, chế tạo nhiều máy móc thiết bị để làm ra những phương tiện sản xuất hiện đại hoặc chế tạo ra các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân phát triển. Nhà máy chế tạo máy hiện đại là tổ hợp các phân xưởng, các phòng ban, các bộ phận phục vụ liên kết chặt chẽ với nhau. Xưởng chế tạo phôi cung cấp phôi liệu cho các xưởng khác để chế tạo ra chi tiết máy. Ở đó phôi có thể nhận được từ các nguyên công rèn, đúc, cán kéo, dập nóng hoặc nguội.v.v..
Từ những phôi liệu này muốn tạo ra các chi tiết máy, người ta phải thực hiện một quá trình gia công cơ khí. Quá trình gia công cơ khí bao gồm nhiều phương pháp, song thường được phân chia thành hai nhóm gia công cơ bản:
Gia công không phoi.
Gia công có phoi (gia công cắt gọt kim loại).
Gia công cắt gọt kim loại là phương pháp cắt bỏ đi trên bề mặt phôi một lớp kim loại dư thừa (lượng dư gia công) để cho chi tiết đạt được hình dáng, kích thước và chất lượng bề mặt gia công theo yêu cầu.
Cắt gọt kim loại có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Với bàn tay lao động của mình, những người thợ cơ khí đã và đang làm ra rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ những cỗ máy, những thiết bị kỹ thuật phức tạp đến những chi tiết máy tinh vi.
B.CÁC ÐẶC ÐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT KIM LOẠI

1. Ðối tượng lao động
Các kim loại đen, kim loại màu và những hợp kim của chúng là những loại vật liệu chế tạo phôi để dùng trong quá trình gia công các chi tiết máy. Trong thực tiễn sản xuất, những phôi liệu làm bằng kim loại nói trên, với kích thước, hình dáng và tiết diện khác nhau sẽ được biến đổi theo những yêu cầu sản xuất; sản phẩm của quá trình gia công biến đổi ấy là những chi tiết máy, là máy móc, thiết bị hữu ích.
2. Mục đích lao động
Ðặc điểm chung của các phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt (gia công cơ) là dùng những lưỡi cắt tác dụng vào phôi liệu một lực cần thiết để tách phoi ra khỏi nó và tạo thành hình dạng có kích thước cần thiết.
Gia công kim loại bằng cắt gọt có nhiều phương pháp khác nhau; mỗi phương pháp có khả năng đạt chất lượng và năng suất nhất định, đồng thời được sử dụng trong phạm vi thích ứng. Do đó, người thợ phải nắm bắt được những đặc điểm cơ bản và những biện pháp cần thiết ở từng phương pháp, mới có thể vận dụng được một cách linh hoạt khi giải quyết các vấn đề công nghệ thường gặp.
3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Các loại bàn nguội, ê tô, máy tiện, máy phay, máy bào, máy cưa, máy khoan, máy doa, máy mài .v.v..
Dụng cụ:
- Dụng cụ vạch dấu, gá đặt: mũi vạch dấu, chấm dấu, khối V, khối D...
- Dụng cụ tác động: Búa nguội, búa mềm, chày vồ .v.v.
- Dụng cụ gia công: Ðục, giũa, cưa tay, mũi cạo, lưỡi khoan, tarô, bàn ren; các loại dao tiện, phay, bào .v.v.
- Dụng cụ tháo lắp: Các loại cờ lê, tuavít, kềm, mỏlết.v.v.
- Dụng cụ đo kiểm: thước lá, compa các loại, thước cặp, panme, thước đo góc, căn mẫu, căn lá, đồng hồ so, calíp .v.v.
Ngoài ra, trong quá trình gia công sản xuất, còn có các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật về các chi tiết máy, bản vẽ quy trình công nghệ, những hồ sơ động của các máy cắt gọt kim loại, những bản định mức tiêu chuẩn kỹ thuật .v.v.
4. Ðiều kiện lao động
Những thợ cơ khí gia công cắt gọt kim loại làm việc trong các nhà xưởng; tại đó các chủng loại máy, hình thức gia công được bố trí hợp lý. Tư thế làm việc hầu hết là tư thế đứng và cúi khom. Do đó cần chú ý đến điều kiện lao động để tránh xảy ra chấn thương hoặc tác hại nghề nghiệp đáng tiếc xảy ra.
Ðiều kiện lao động được đánh giá bằng quá trình lao động và tình trạng vệ sinh của môi trường lao động. Trong quá trình lao động, tâm trí và thể lực của người thợ luôn ở tình trạng căng thẳng. Sự căng thẳng đó phụ thuộc vào tính chất và cường độ lao động, tư thế của cơ thể khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận riêng biệt như tay, chân, mắt .v.v..Tình trạng vệ sinh của môi trường sản xuất được đặc trưng bởi các điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu chuyển của không khí), hàm lượng bụi và khí, tiếng ồn, chấn động, hệ thống chiếu sáng .v.v.
C. NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT KIM LOẠI
1. Yêu cầu về tri thức
Tùy thuộc phạm vi chuyên ngành và vị trí lao động, cần tối thiểu có trình độ tốt nghiệp THCS, với kiến thức khá tốt về Toán, Lý. Có hiểu biết chuyên môn về việc gia công cụ thể của nghề mình.
2. Yêu cầu về kỹ năng
Có kỹ năng lao động chân tay, thao tác tư duy tốt, tập trung chú ý tốt và luôn có ý thức cao trong việc chấp hành tổ chức kỷ luật, những qui định về kỹ thuật an toàn .v.v.
D. CHỐNG CHỈ ÐỊNH TRONG NGÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT KIM LOẠI
Trong điều kiện sản xuất, người thợ phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. Trong ngànhgia công cắt gọt kim loạicó những yếu tốtác hại nghề nghiệp chính là: nhiệt độ, tiếng ồn và chấn động, bụi phổi sắt, sự căng thẳng về thần kinh và thị giác .v.v.. Do đó, những người mắc các bệnh sau đây sẽ không phù hợp để làm việc trong ngànhgia công cắt gọt kim loại: rối loạn chức năng tiền đình, các bệnh về xương, lao phổi, hen suyển, hẹp van tim, rối loạn sắc giáp, thấp khớp, thị lực yếu .v.v.
E. NHỮNG NƠI ÐÀO TẠO NGÀNH GIA CÔNG CẮT GỌT KIM LOẠI
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
TÊN NGHỀ: NGHỀ NGUỘI
1. Các chuyên môn của nghề
Nghề nguội không giới hạn ở phần gia công nguội không phoi, mà còn bao gồm toàn bộ phần gia công có phoi làm bằng tay và có sự tham gia của máy móc thiết bị, toàn bộ quá trình lắp ráp để hoàn chỉnh thiết bị. Bởi vậy, nghề nguội có thể được phân chia thành 4 loại sau đây:
Nguội chế tạo: là gia công nguội nhằm tạo ra các chi tiết máy mới.
Nguội sửa chữa: là công việc sửa chữa, làm lại hoặc làm bổ sung những chi tiết máy bị hỏng, điều chỉnh lại máy móc để làm việc ở trạng thái bình thường.
Nguội sửa chữa dụng cụ: là công việc chuyên sửa chữa, thay thế hoặc phục hồi các dụng cụ như : dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo.v.v.
Nguội lắp ráp: là công việc nguội nhằm tập hợp những chi tiết máy thành máy móc và thiết bị hoàn chỉnh.
2. Ðặc điểm hoạt động của nghề
2.1. Ðối tượng lao động
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại từ phôi đúc, rèn hoặc cán kéo, đã qua gia công hoặc chưa qua gia công, có kích thước từ nhỏ đến rất lớn. Tùy theo độ chính xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn phôi có lượng dư nhiều hay ít.
2.2. Mục đích lao động
Tùy thuộc vào lượng dư trên phôi nhiều hay ít mà chọn phương pháp gia công cho thích hợp. Nếu lượng kim loại cần cắt bỏ nhiều thì đục, ít thì giũa; vật cần có lỗ thì phải khoan, cần làm ren thì cắt ren bằng tarô hoặc bàn ren. Nếu cần thiết thì phải cạo rà hoặc đánh bóng để lắp ghép các chi tiết máy hay bộ phận máy để được một sản phẩm hoàn chỉnh.
2.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Các loại bàn nguội, ê tô, máy cưa, máy khoan, máy mài 2 đá .v.v..
Dụng cụ:
Bao gồm các dụng cụ vạch dấu, dụng cụ gia công, các dụng cụ tháo lắp, các dụng cụ đo kiểm.v.v.















2.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí không quá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy. Với tư thế làm việc cố định kéo dài như vậy cũng dễ gây ra mệt mỏi.
3. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
4. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch, thấp khớp nặng, cao huyết áp, bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh về phổi.v.v..
5. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
TÊN NGHỀ: NGHỀ TIỆN 1. Ðặc điểm hoạt động của nghề
1.1.Ðối tượng lao động
Các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại từ phôi đúc, rèn hoặc cán kéo. Phôi là đối tượng sản xuất mà từ đó bằng cắt gọt kim loại làm thay đổi hình dạng, kích thước và độ nhám, ta sẽ nhận được chi tiết cần gia công.
1.2. Mục đích lao động
Lớp kim loại cần phải lấy đi trên bề mặt của phôi trong quá trình cắt gọt được gọi là lượng dư gia công. Quá trình cắt gọt trên máy tiện được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động: chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi, chuyển động tiến là chuyển động tịnh tiến của dao trong quá trình cắt, đảm bảo cho dao cắt liên tục vào lớp kim loại mới.
Nguyên công tiện có thể gia công được nhiều bề mặt khác nhau như mặt tròn xoay, mặt trụ trong, mặt đầu, mặt định hình, mặt ren.v.v.. . Khối lượng công việc tiện chiếm khoảng 30 40 % toàn bộ khối lượng gia công cơ khí.
1.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Máy tiện cụt, máy tiện đứng, máy tiện ren vít vạn năng, máy tiện bán tự động và tự động .v.v..
Dụng cu:o:p>
Các loại dao tiện bằng thép gió, hợp kim cứng, hợp kim gốm, kim cương; mũi khoan tâm, lưỡi khoan, các dụng cụ đo kiểm .v.v..
1.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí có khá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn, các bộ phận truyền động. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy. Phoi và dung dịch trơn nguội thường xuyên bắn tóe vào người dễ gây thương tích cho mắt hoặc gây bỏng da. Tóc dài và quần áo rất dễ bị cuốn vào các bộ phận chuyển động. Với tư thế làm việc cố định kéo dài như vậy cũng dễ gây ra mệt mỏi.
2. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
3. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch, thấp khớp nặng, cao huyết áp, thị lực yếu, bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh về phổi.v.v..
4. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
TÊN NGHỀ: NGHỀ BÀO - XỌC 1. Ðặc điểm hoạt động của nghề
1.1. Ðối tượng lao động
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại từ phôi đúc rèn va cán kéo, đã qua gia công hoặc chưa qua gia công, có kích thước từ nhỏ đến rất lớn. Tùy theo độ chính xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn phôi có lượng dư nhiều hay ít.
1.2. Mục đích lao động
Bào là quá trình gia công cắt gọt kim loại do dao bào thực hiện trên máy bào. Ðể gia công được bằng cắt gọt, dụng cụ cắt và phôi phải thực hiện hai chuyển động xác định như sau:
Chuyển động công tác là chuyển động để tách phoi, là chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn máy và phôi.
Chuyển động chạy dao là chuyển động bảo đảm cho việc tạo phoi liên tục trên toàn bộ bề mặt gia công.
Bào là phương pháp gia công mặt phẳng có năng suất cao, ngoài ra bào còn có thể gia công được các mặt định hình có đường sinh thẳng hoặc cong .v.v..
Các quá trình bào và xọc có nhiều điểm giống nhau. Khi xọc, chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến qua lại theo phương thẳng đứng được truyền cho dao xọc. Còn chuyển động chạy dao được truyền cho chi tiết được kẹp chặt trên bàn máy. Máy xọc dùng để gia công các mặt ngắn, mặt phẳng, mặt định hình và thường được dùng để xọc rãnh then trong lỗ bạc và bánh răng.v.v.
1.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Máy bào dọc, máy bào ngang, máy bào giường, máy xọc .v.v..
Dụng cụ:
Các loại dao bằng thép gió, hợp kim cứng, hợp kim gốm; các dụng cụ đo kiểm .v.v..
1.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí có khá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn, các bộ phận truyền động. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy. Phoi và dung dịch trơn nguội thường xuyên bắn tóe vào người dễ gây thương tích cho mắt hoặc gây bỏng da. Tóc dài và quần áo rất dễ bị cuốn vào các bộ phận chuyển động. Với tư thế làm việc cố định kéo dài như vậy cũng dễ gây ra mệt mỏi.
2. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
3. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch, thấp khớp nặng, cao huyết áp, thị lực yếu, bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh về phổi.v.v..
4. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
TÊN NGHỀ: NGHỀ PHAY 1. Ðặc điểm hoạt động của nghề
1.1. Ðối tượng lao động
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại được chế tạo từ phôi đúc, rèn và cán kéo, đã qua gia công hoặc chưa qua gia công, có kích thước từ nhỏ đến rất lớn. Tùy theo độ chính xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn phôi có lượng dư nhiều hay ít.
1.2. Mục đích lao động
Phay không những chỉ gia công được mặt phẳng mà còn có thể gia công được nhiều mặt định hình khác nhau. Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, phay hầu như thay thế hoàn toàn cho nguyên công bào và một phần cho xọc. Tùy theo kết cấu của dao phay và kiểu máy sử dụng mà người thợ có thể phay được nhiều dạng bề mặt khác nhau, phay rãnh then - then hoa, phay răng, phay định hình .v.v.
1.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Máy phay vạn năng, máy phay nằm ngang, máy phay đứng, máy phay nhiều trục, máy phay có bàn quay, máy phay chuyên dùng .v.v..
Dụng cu:o:p>
Các loại dao bằng thép gió, hợp kim cứng, hợp kim gốm; các dụng cụ đo kiểm .v.v..
1.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí có khá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn, các bộ phận truyền động. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy. Phoi và dung dịch trơn nguội thường xuyên bắn tóe vào người dễ gây thương tích cho mắt hoặc gây bỏng da.
Tóc dài và quần áo rất dễ bị cuốn vào các bộ phận chuyển động. Với tư thế làm việc cố định kéo dài như vậy cũng dễ gây ra mệt mỏi.
2. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
3. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch, thấp khớp nặng, cao huyết áp, thị lực yếu, bệnh đau đầu, chóng mặt và các bệnh về phổi.v.v..
4. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.

TÊN NGHỀ: NGHỀ KHOAN - KHOÉT - DOA
1. Ðặc điểm hoạt động của nghề
1.1. Ðối tượng lao động
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại được chế tạo từ phôi đúc, rèn hoặc cán kéo, đã qua gia công hoặc chưa qua gia công, có kích thước từ nhỏ đến rất lớn. Tùy theo độ chính xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn phôi có lượng dư nhiều hay ít.
1.2. Mục đích lao động
Khoan, khoét, doa là phương pháp gia công lỗ có thể đạt chất lượng khác nhau. Tùy theo hình dạng, kích thước và chất lượngyêu cầu mà ta có thể chỉ cần khoan, hoặc khoan rồi doa, hoặc khoan - khoét rồi doa, hoặc khoét rồi doa.
Khoan là phương pháp cơ bản để gia công lỗ trên vật liệu đặc. Khoan không những chỉ thực hiện trên nhóm máy khoan; mà còn thực hiện được trên các loại máy khác như: máy tiện vạn năng, máy phay.v.v.. Mũi khoan dùng để gia công lỗ có nhiều loại nhưng thông dụng nhất là mũi khoan ruột gà và có khả năng gia công được lỗ khoan có đường kính từ 0,1 đến 80 mm.
Khoét là phương pháp gia công lỗ nhằm nâng cao độ chính xác của lỗ sau khi khoan, và có thể là bước trung gian để chuẩn bị cho nguyên công doa.
Doa là phương pháp gia công tinh những lỗ đã khoan, hoặc đã khoan rồi khoét.
1.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Máy khoan bàn, máy khoan đứng, máy khoan vạn năng, máy khoan cần ngang, máy doa, máy tiện .v.v..
Dụng cu:o:p>
Mũi khoan tâm, mũi khoan ruột gà, dao khoét, dao doa, dụng cụ tháo lắp, các dụng cụ đo kiểm.v.v.
1.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí không quá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy.
2. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
3. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch.
4. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
TÊN NGHỀ: NGHỀ MÀI 1. Ðặc điểm hoạt động của nghề
1.1. Ðối tượng lao động
Phần lớn các chi tiết máy đều được chế tạo bằng kim loại cứng từ phôi đúc, rèn hoặc cán kéo, hầu hết đã qua gia công, có kích thước từ nhỏ đến rất lớn. Tùy theo độ chính xác cần đạt được và hình dạng đơn giản hay phức tạp của chi tiết cần gia công mà chọn kết cấu của dụng cụ mài nghiền cho phù hợp.
1.2. Mục đích lao động
Bản chất của quá trình mài là sự cọ sát tế vi bề mặt của vật rắn bằng những hạt mài có vận tốc cao. Phần làm việc của đá mài gồm vô số những lưỡi cắt của những hạt mài riêng biệt, chúng không có hình dạng giống nhau và được phân bố rất lộn xộn trong chất dính kết của đá mài.
Mài là nguyên công gia công tinh, có thể gia công được nhiều dạng bề mặt khác nhau như: mặt trụ ngoài, mặt trụ trong, mặt phẳng, mặt định hình .v.v..
1.3. Công cụ lao động
Trang thiết bị:
Máy tiện, máy nghiền trục thẳng, máy mài phẳng, máy khoan, máy phay đứng .v.v..
Dụng cụ:
Ðá mài, bột mài, dụng cụ mài nghiền, các dụng cụ tháo lắp, các dụng cụ đo kiểm.v.v.
1.4. Ðiều kiện lao động
Làm việc trong các phân xưởng cơ khí không quá nhiều tiếng ồn, thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các dụng cụ sắc nhọn. Tư thế làm việc thường là đứng và nhiều khi phải cúi khom để điều khiển máy.
2. Các yêu cầu đối với người làm nghề
Về thể lực: Có sức khỏe và thị lực tốt.
Các phẩm chất khác: Cần có trình độ tối thiểu là THCS, khả năng tập trung chú ý cao, khả năng cảm nhận tốt.
3. Chống chỉ định
Dị ứng dầu mỡ, bệnh tim mạch.
4. Những nơi đào tạo
Các Trung tâm Dạy nghề Quận, Huyện.
Các Trường Công nhân Kỹ thuật.
Các Trường Trung học Chuyên nghiệp.
Các Xí nghiệp hoặc các Cơ sở sản xuất đào tạo theo kiểu kèm cặp.
 
S

sunray

Author
bạn giỏi thật, nể bạn luôn, riêng về khoản tổng hợp và chịu khó tìm tòi sách vở thì chả bao giờ mình làm được thế này.
 
T

TIE1

Author
sunray viết:
bạn giỏi thật, nể bạn luôn, riêng về khoản tổng hợp và chịu khó tìm tòi sách vở thì chả bao giờ mình làm được thế này.
bài này a ấy lấy bên DĐ của trường đại học công nghiệp mà. Chủ yếu dành cho công nhân bạn ạ.
 
Top