Phần mềm chia lưới

Author
Chào tất cả mọi người!
Hiện nay mình mới download được 1 phần mềm dùng để chia lưới phần tử hữu hạn. Nó nhẹ thôi, cũng rất đơn giản, phần mềm này sẽ hình thành cho những bạn nào yêu thích CAE bước đầu trong việc định nghĩa lưới phần tử hữu hạn. Bạn nào muốn thì để lại địa chỉ mail, mình sẽ share link cho.

một ví dụ: http://www.upanh.com/uploaded.php?mode=view&id=tvzzzt&ff
 
Last edited:
Ðề: Phần mềm chia lưới

Phân tích vấn đề của bạn rõ hơn một chút,bạn lập topic mới,chủ trương là của bạn nên mọi vấn đề của bạn phải rành mạch rõ ràng thì nhiều người mới ủng hộ chứ.
Bạn nên :Giới thiệu kĩ một chút về chức năng vấn đề liên quan giữa phần mềm chia lưới và phần mêm CAE như ANSYS chẳng hạn.Mặc khác phải nhấn mạnh cái tên của phần mềm trên tiêu đề chứ.
Thân.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Phần mềm chia lưới

Chào tất cả mọi người!
Hiện nay mình mới download được 1 phần mềm dùng để chia lưới phần tử hữu hạn. Nó nhẹ thôi, cũng rất đơn giản, phần mềm này sẽ hình thành cho những bạn nào yêu thích CAE bước đầu trong việc định nghĩa lưới phần tử hữu hạn. Bạn nào muốn thì để lại địa chỉ mail, mình sẽ share link cho.

một ví dụ: http://www.upanh.com/uploaded.php?mode=view&id=tvzzzt&ff
Trong lý thuyết Sức bền vật liệu, chúng ta đã làm quen với phương pháp giải tích, dùng để giải các bài toán cơ học hoặc kỹ thuật nói chung, dưới những dạng đơn giản nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải bao giờ ta cũng viết được các phương trình và hàm mô tả vật thể (bao gồm hình dạng hình học, tính năng vật liệu) và trạng thái chịu tải của chúng (bao gồm các liên kết, ràng buộc, ngoại lực tác động theo những quy luật phức tạp hoặc ngẫu nhiên...), và do vậy, ta không áp dụng phương pháp giải tích nêu trên được. Tuy nhiên, người làm kỹ thuật không được phép thiết kế bừa, khi mà anh ta chẳng hề có khái niệm gì về các yếu hình học, tính năng cơ lý và trạng thái chịu lực của vật thể và bởi thế, người ta mới phải tìm cách giải gần đúng những trường hợp này.

Xuất phát từ định đề: "một hệ cấu tử chịu ngoại lực khi đã cân bằng thì nếu trở thành cứng tuyệt đối, nó vẫn cân bằng", người ta cho rằng nếu phân chia một mô hình rắn thành các phần tử nhỏ có hình dạng đơn giản nhất và được gắn cứng với nhau thì cũng chịu lực và phản ứng với ngoại lực giống như nó nguyên khối. Rõ ràng là những phần tử nhỏ đó rất đơn giản về mặt hình học và sơ đồ chịu tải, cho phép ta dùng phương pháp giải tích nêu trên để giải bài toán này, cụ thể đó chỉ là các bài toán về sức căng. Từ nghiệm này, ta tính được các giá trị các thành phần ứng suất, độ võng và góc xoay. Nếu ta chia vật thể thành số lượng các phần tử nhỏ này đến mức vô cùng, tức là kích thước phần tử nhỏ vô cùng thì ta có kết quả về mặt lý thuyết là chính xác nhất, nhưng lại phi thực tiễn nhất. Thực nghiệm đã chứng minh rằng chỉ cần cỡ phần tử đủ nhỏ, tức là giới hạn số lượng các phần tử ở mức phù hợp với năng lực tính toán của máy tính, thì ta đã có kết quả rất gần với phương pháp giải tích rồi. Phương pháp phân tích phần tử hữu hạn ra đời như vậy.

Nói chung, để giải một bài toán bằng phương pháp này, ta cần là các thủ tục như sau:

  1. Xây dựng mô hình hình học
  2. Gán các thuộc tính vật lý của vật liệu cho mô hình này
  3. Đặt các điều kiện biên lên mô hình: các liên kết, ràng buộc và tải trọng
  4. Chia lưới (tạo ra các phần tử) với mức độ phù hợp với năng lực máy tính
  5. Chạy chương trình phân tích
  6. Đọc các kết quả
  7. Hiệu chỉnh lại thiết kế (gồm những thay đổi cần thiết về hình dạng hình học, vật liệu, liên kết/ràng buộc và tải trọng) rồi phân tích lại để có kết quả tối ưu
Hiện nay, có nhiều phần mềm CAE chạy độc lập hoặc tích hợp trong các ứng dụng thiết kế cho phép ta thực hiện các thủ tục này, với mức tự động hóa khá cao, trong đó, thao tác tạo lưới chỉ là 1 trong nhiều thủ tục để tiến hành phân tích. Tớ thắc mắc rằng khi ta có phần mềm chỉ để tạo lưới thì sau đó ta sẽ làm gì tiếp với kết quả tạo lưới đó, ta sẽ dùng chương trình nào để làm các thủ tục còn lại nêu trên và có được những kết quả cuối cùng?
 

thanhlh84

Active Member
Ðề: Phần mềm chia lưới

Chào tất cả mọi người!
Hiện nay mình mới download được 1 phần mềm dùng để chia lưới phần tử hữu hạn. Nó nhẹ thôi, cũng rất đơn giản, phần mềm này sẽ hình thành cho những bạn nào yêu thích CAE bước đầu trong việc định nghĩa lưới phần tử hữu hạn. Bạn nào muốn thì để lại địa chỉ mail, mình sẽ share link cho.

một ví dụ: http://www.upanh.com/uploaded.php?mode=view&id=tvzzzt&ff
Ngày xưa công ty cũ của mình sử dụng Hyper Mesh(của NASA) để chia lưới, chia lưới khá tốt cho những bề mặt phức tạp như BIW & Engine cho xe oto khá tốt. Nhưng cần phải theo các criteria rõ ràng thì thời gian tính toán mới nhanh và cho độ chính xác cao hơn. Mình không hiểu là phần mềm của bạn chỉ chia tự động thôi hay là cho phép chỉnh sửa( rule,loft,...) các lưới hay không? Và các mối hàn thì xử lý thế nào?
 
Ðề: Phần mềm chia lưới

@DCL: khuyến khích bro nói chuyên sâu tí nhé, theo cách đơn giản hơn, vì mình đang tìm hiểu cơ bản, nhưng tài liệu sách nói lung tung quá
(vd: cách chia lưới thế nào là đúng nhất,...)

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Phần mềm chia lưới

@DCL: khuyến khích bro nói chuyên sâu tí nhé, theo cách đơn giản hơn, vì mình đang tìm hiểu cơ bản, nhưng tài liệu sách nói lung tung quá
(vd: cách chia lưới thế nào là đúng nhất,...)

Như ta đã biêt, lưới càng mịn thì kết quả càng chính xác, nếu cỡ lưới bằng zero thì ta trở về phương pháp giải tích. Tuy nhiên, do năng lực máy tính chỉ có giới hạn nên nó không giải được bài toán với số phần tử lớn vô hạn được. Các phần mềm CAE hiện nay đều có chức năng tạo lưới tự động, nói chung, chúng xem xét các yếu tố hình học của mô hình cần khảo sát, đặc biệt là xem xét tới những góc cạnh nhỏ nhất trên mô hình để quyết định cỡ lưới phù hợp.

Phần tử của lưới là các khối tứ diện, với các cạnh có chiều dài chỉ được phép sai lệch với mức độ mà ta cho phép, ví dụ vài chục %. Nếu ta có một mô hình mà chỗ nhỏ nhất chỉ là vài mm còn kích thước bao là vài mét thì chắc chắn mô hình này sẽ được chia lưới rất mịn, với cỡ phần tử cũng chỉ xấp xỉ vài mm mà thôi. Như vậy, mô hình sẽ có hàng trăm triệu đến hàng tỷ phần tử, một con số đáng sợ! Tớ tin rằng đa số PC và Laptop hiện nay chịu không thể chạy phân tích được khối lượng tính toán đồ sộ này. Vì thế, các phần mềm cho ta một số cách thiết lập để giải quyết vấn đề này:

- Với mô hình vỏ mỏng như vỏ ô tô hoặc kết cấu làm bằng tôn nói chung, ta dùng lưới gồm các phần tử 2D.

- Với mô hình có nhiều góc cạnh nhỏ hoặc có những vị trí đặc biệt, cho phép chia lưới nhỏ tại những chỗ này và lưới thô tại phần còn lại.

Ngoài ra, còn có những mẹo giúp chỉ cần phân tích một phần nhỏ của mô hình mà vẫn thu được kết quả trên toàn bộ mô hình...

Tóm lại, ta đứng giữa 2 lựa chọn: chia nhỏ cho chính xác hay chia thô cho tính toán nhanh? Cách giải quyết thì cơ bản như trên đã nêu.
 
Author
Ðề: Phần mềm chia lưới

Sry mọi người! Mình quên mất không nói tên phần mềm này. Nó là Gmesh. Thông tin về Gmesh có thể xem thêm tại đây: http://toanungdung.com/chia-se-chuong-trinh/55-chia-l
-tu-tu-dong.html


Mình đã gửi link download cho computer_tsv (Hôm qua), thanhlh84 (14-08-2010) rồi nhé.

@ thanhlh84 : Nếu anh đã sử dụng qua Hypermesh rồi thì không cần đụng tới phần mềm này đâu. Như em đã nói nó rất đơn giản. Anh chắc hẳn cũng là 1 cao thủ trong meshing nhỉ. Hiện nay em cũng đã download được phần mềm Hypermesh V8 rồi. Nhưng cài hoài mà không được. Anh có cách cài không? Giúp em với nhá.

@ DCL : "Tớ thắc mắc rằng khi ta có phần mềm chỉ để tạo lưới thì sau đó ta sẽ làm gì tiếp với kết quả tạo lưới đó, ta sẽ dùng chương trình nào để làm các thủ tục còn lại nêu trên và có được những kết quả cuối cùng?" ======>>> Khi có phần mềm chỉ để tạo lưới thì sau đó ta sẽ dùng mô hình lưới phần tử hữu hạn đó để tiếp tục thực hiện đặt điều kiện biên rồi giải bài toán với các phần mềm như ANSYS, ABAQUS, ..... Việc tạo lưới PTHH từ các phần mềm chuyên Meshing có thể export qua các Soft sử dụng FEM khác được.
 
Last edited:
Ðề: Phần mềm chia lưới

@DCL: "ta dùng lưới gồm các phần tử 2D." cái này mình có đọc sơ qua autocad mechanical nhưng cũng ko chuyên sâu lắm
mình đang tự học pro/mechanica nhưng nó chia lưới tự động chứ ko thủ công ở những nơi có ứng suất lớn
vậy mình cỏ thể dùng phần mềm chia lưới xong rồi sang pro/m phân tích dc ko?
có ngừoi khuyên học (CAE) nên học phần tử hữu hạn, nhưng mình đọc sách thấy hằng sa công thức ma trận
vậy trong phần phần tử hữu hạn, ta nên tìm hiểu cai gì cốt lỗi nhất
mình mới nhập môn, nên cố tìm hiểu về CAE nhanh nhất vì thời gian rảnh thì hiếm, mà cv liên quan thì cần gấp
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Phần mềm chia lưới

@DCL: "ta dùng lưới gồm các phần tử 2D." cái này mình có đọc sơ qua autocad mechanical nhưng cũng ko chuyên sâu lắm
mình đang tự học pro/mechanica nhưng nó chia lưới tự động chứ ko thủ công ở những nơi có ứng suất lớn
vậy mình cỏ thể dùng phần mềm chia lưới xong rồi sang pro/m phân tích dc ko?
có ngừoi khuyên học (CAE) nên học phần tử hữu hạn, nhưng mình đọc sách thấy hằng sa công thức ma trận
vậy trong phần phần tử hữu hạn, ta nên tìm hiểu cai gì cốt lỗi nhất
mình mới nhập môn, nên cố tìm hiểu về CAE nhanh nhất vì thời gian rảnh thì hiếm, mà cv liên quan thì cần gấp
Có điều buồn cười (và đáng buồn) là nhiều bạn đến lúc rất cần vận dụng thì mới cuống cuồng tìm hiểu một vấn đề gì đó, nhưng lại muốn có kết quả ngay! Biết vậy thì lẽ ra phải học từ trước nhỉ? Khuyên bạn nên tìm một phần mềm nào đó thích hợp mà ứng dụng luôn cho đỡ mất công nghiên cứu từ đầu.

Nếu cậu muốn tìm hiểu cấp tốc về phần tử hữu hạn thì có thể tham khảo bài này:
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=6112

Những ứng dụng khác có thể có những khác biệt nhỏ, nhưng nền tảng học thuật thì như nhau cả thôi!
 
Ðề: Phần mềm chia lưới

@DCL: chào chú Lăng
đọc xong bài viết
Hướng dẫn sử dụng COSMOSWorks hay quá
chú nói cũng đúng dục tốc bất đạt, đi gần hết năm tháng ở đại học, khi đọc những cái này thấy mới tinh
vậy chú nói lỗi do ai?(
mới cuống cuồng tìm hiểu một vấn đề gì đó)
cho nên kiến thức ở trường chỉ nền tảng, còn chuyện sâu là tự học và có một người chỉ dẫn như chú chỉ dẫn
tiếc là chú ko viết phần pro/mechanica thì hay quá
chúc vui vẻ
 
Top