Phương pháp hạ thủy tầu mới!

paven8880

Active Member
Author
Hôm trước trên VTC có phim về việc một Công ty tại Việt nam đã triển khai phương pháp hạ thủy tầu bằng đệm khí thay cho phương pháp cũ (tiếc là mình ko xem)! bạn nào có thông tin gì và các hiểu biết về hạ thủy tầu xin chia sẻ đc ko??
Cám ơn nhiều!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Bạn chắc đã biết kiểu đèn xếp mà xưa hay dùng để trang trí, hoặc hộp gió của chiếc đàn phong cầm (arcordeon) hoặc vỏ bảo vệ giảm sóc trước của Honda67? Chúng có khả năng "nhún nhẩy" để thay đổi độ cao. Người ta dùng nguyên lý đó để chế tạo các "đệm hơi" bằng vải tráng cao su, dĩ nhiên là với kích thước đường kính lớn hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu các chiếc đệm này có đường kính 1 mét thì chỉ cần bơm vào đó áp suất 1 at thì nó đã nâng được một trọng lượng khoảng 7,8 tấn rồi.

Ngay từ khi chế tạo, người ta bố trí dưới gầm tàu rất nhiều kích thủy lực và khối kê để nâng trọng lượng vỏ tàu và tạo khoảng không để hàn dưới đáy. Mỗi khi muốn chuyển kích sang vị trí mới, họ dùng các đệm khí để nâng thân tàu lên. Tất nhiên là vì sự an toàn, các đệm khí này chỉ được dùng tạm thời, sau đó chúng cần được thay thế bằng các khối kê và kích thủy lực nêu trên.

Tàu được đóng trên các đà cảng của xưởng, trước khi hạ thủy, họ lại thay thế các khối kê và kích bằng các đệm khí rồi dẫn nước vào đà, sau đó xả khí của đệm để chúng xẹp xuống và tàu nổi trên mặt nước.

Nói dại, bằng phương pháp này, thay vì dùng hệ thống đường ray dốc để hạ thủy theo truyền thống, trong quá trình xả khí, nếu thấy thân tàu nghiêng bất thường thì ta có thể dừng hạ thủy ngay lại và tìm cách khắc phục, tránh xảy ra hậu quả thảm khốc.
 
Chào cả nhà.
Về phương pháp về hạ thủy bằng đệm khí thì quả thật mình chưa nghe nói bao giờ, bản thân công ty của tôi là một công ty chuyên về thiết kế tàu thủy mà vấn đề này thấy khá lạ lẫm.
Theo cách mô tả của bác DCL thì có vẻ bác nhầm với phương án hạ thủy tàu trong âu nổi chăng. Nói nôm na thì nó như thế này: tàu được đóng trong các "hố" trên bờ và âu này nằm thấp hơn mực nước biển. Trong quá trình đóng tàu thì người ta dùng các đập nuớc ngăn nước lại rồi bơm cạn nước ở trong âu để đóng tàu. Khi hạ thủy tàu người ta mở cửa các đập nước cho nước tràn vào tàu nổi trên mặt nước rồi được kéo ra ngoài. Phương pháp này tại các nước đóng tàu tiên tiến như hàn quốc, trung quốc làm nhiều, nó an toàn hơn rất nhiều so với phương án hạ thủy bằng triền đà, đặc biệt với các loại tàu siêu lớn như tàu dầu tàu hàng và tàu khách nữa (vừa rồi trung quốc hạ thủy tàu chở 4900 oto cao 13 tầng bằng triền dọc và con tàu ấy đã chổng mông lên trời rồi. tại nhà máy đóng tàu Hạ Long cũng sắp hạ thủy con tàu tương tự với cách làm tương tự để xem chúng ta có tài hơn thằng tàu không nhé). Ở việt nam ta thì phương pháp này ít được dùng bởi chi phí để xây một cái âu nổi như thế thì không rẻ chút nào.
Có một phương pháp mới về hạ thủy tàu hiện nay được dùng khá nhiều trong thực tế là cách hạ thủy tàu bằng túi khí (không biết có phải paven8880 muốn hỏi về cái này không) nếu vậy thì mình có biết một chút về nó:
Nguyên lý của phương pháp này là dùng các túi khí dạng hình trụ được đặt ngang dưới đáy tàu, khi hạ thủy tàu các túi khí này làm việc như những con lăn để đưa tàu xuống nước.
Ban đầu tàu được đóng tại một sườn đất thoải và tương đối bằng phẳng, tàu được đặt trên các khối kê để phục vụ cho quá trình hàn, sơn,và quan trọng hơn nó tạo không gian để đặt các túi khí phục vụ cho hạ thủy sau này. Sau khi tàu đã hoàn tất phần vỏ và đầy đủ các điều kiện để hạ thủy người ta dùng các túi khí (lúc này chưa được bơm khí) đặt ngang dưới đáy tàu tại các vị trí đã được tính toán. Họ bơm khí vào các túi này, khi bơm căng các túi khí này sẽ nâng tàu lên người ta tháo dỡ các khối kê và tiến hành hạ thuỷ. Nhờ được đặt trên một nền đất thoải và có những con lăn bằng túi khí mà tàu sẽ lao xuống mặt nước. khi tàu đã yên vị dưới nước rồi thì người ta thu lại các túi khí đang nổi lềnh phềnh xung quanh tàu tháo khí cất đi để phục vụ cho những lần hạ thủy tiếp theo. Ưu nhược điểm của phương pháp này thì các bạn tự nghiên cứu cho vui nhé.
Về phương pháp hạ thủy này bên trung quốc đã dùng để hạ thủy tàu có tải trọng đến 20000DWt còn ở việt nam thì vừa qua đã có nhiều con tàu được hạ thủy bằng phương pháp này rồi. Cách đây khoảng 1 tháng tại Nam Định họ đã hạ thủy tàu 3200DWT bằng túi khí, xa hơn một chút tại nhà máy đóng tàu Diêm Điền tỉnh thái bình đã hạ thủy thành công tau hàng 7200DWT. Tới đây tại nhà máy đóng tàu Hạ Long Quảng Ninh sẽ thực hiện hạ thủy tàu hàng 7600DWT bằng phương pháp này (tất cả các con tàu này đều do công ty chúng tôi thiết kế)
Mình có cả video quay về phương pháp hạ thủy này nhưng hôm nay không mang đi nên hẹn thứ 2 mình sẽ up cho mọi người xem vậy
 
Last edited:
Theo lời hứa hôm trước hôm nay mình up video lên cho moi người xem về cách hạ thủy tàu bằng túi khí. Đây là đoạn do bên trung quốc cung cấp.
Xin đính chính bài viết hôm trước một chút.
nhà máy đóng tàu Diêm điền tại tỉnh thái bình chứ không phải ở nam định, và đoạn video này quay cảnh hạ thủy tàu có tải trọng tới 45000DWT (to phết)

http://www.youtube.com/watch?v=J2kKL7xdQHM
 
Last edited:
@thanhtu: Thank bạn đã post đoạn video tham khảo này lên, đầu tháng 7/2009 mình cũng đi thăm quan một con tàu 3000 tấn mới được hạ thủy bằng phương pháp này ở Nam Định, mình thực sử khâm phục sáng kiến này bởi vì hạ thủy một con thuyền trở nên đơn giản hơn rất nhiều, mình quan sát thấyy một khu vực khoảng 10.000 m2 (chiều rộng khoảng 100m) họ có thể tổ hợp và hạ thủy liên tiếp 2~4 con tầu trọng tải lớn.
Có một vấn đề tớ thấy là độ không an toàn của phương pháp này mà thực tế đã xảy ra khi hạ thủy con thuyền trên là do sợ vấn đề khi hạn thủy chiều rộng sông không đủ lớn thuyền có thể trượt ra đến tận bờ sông bên kia có khả năng va chạm với tàu đang lưu thông nên họ đã neo bằng cáp , khi hạ thủy cáp bị đứt và văng vào người đang tham gia hạ thủy? liệu bên bạn có biện pháp nào hạn chế những tai nạn khi hạ thủy tầu theo phương pháp này khổng?
@DCL : Em không biết bên anh DCL đã để ý đến thị phần tấm đệm cao su hạ thủy này chưa ? theo em được biết thì các công ty đóng tàu tư nhân hay mua hàng dùng rồi của nước ngoài về để sử dụng (30~50tr/đệm) . em mong sẽ sớm có sản phẩm này của VN cung cấp cho các công ty đóng tầu trong nước.
 
Bạn thấy đấy. mỗi phương án kỹ thuật đưa ra đều có những ưu nhược điểm của nó trong trường hợp của bạn đã theo dõi thì vấn đề lại năm ở phía người sử dụng cụ thể là tại nhà máy mà bạn đã thăm quan. Thật sự nghe bạn tả như thế thì tôi cũng thấy phát khiếp. Tôi tin chắc rằng nếu có mấy ông chuyên gia của trung quốc được xem cảnh đó thì thế nào cũng trợn mắt lè lưỡi thôi. Rõ ràng khi hạ thủy tàu thì việc bề rộng của sông phải đủ lớn cho độ trớn của tàu và càng tối kỵ việc còn có tàu thuyền lởn vởn tại khu vực đó. Thêm vào đó việc dùng cáp thép để hãm tàu lại là việc làm tình thế mà thôi. Thôi ta đành phải chấp nhận vì "ở đây người ta toàn làm thế có sao đâu" Đó là câu nói mình nghe rất nhiều khi mỗi lần đi công tác tại các nhà máy đóng tàu (đặc biệt tại Nam định) sau khi họ đã đặt mình vào tình huống "người ta toàn làm thế".
PS:
Thật ra phía công ty mình chỉ là công ty thiết kế tàu thôi chứ bên mình không tham gia vào quá trình hạ thủy tàu. Việc này do một tổ hợp nhận thầu với chủ tàu và nhà máy.
Bác DCL có ý kiến gì với gợi ý của bạn Sufcad không???
 
Last edited:

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Em đã xem đoạn clip trên. Hoành tráng quá. Em không tưởng tượng đc cái đệm khí nó to đến cỡ đó ( và cũng rất đắt nữa:35:)
Cho em hỏi có trường hợp nào khi đang bơm khí vào đệm mà tàu bị nghiêng ko ạ. Khi đệm khí đã căng đến mức nâng tàu cao hơn các đệm cứng mà chẳng may tàu nghiêng thì ....:25::25::25:
Còn phương pháp này thì nhìn sợ quá
http://www.youtube.com/watch?v=dSuTGzWCyUU&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=epJtFMjV_FI&NR=1
 
Last edited:
không nghiêng đâu, mà có nghiêng thì cũng không khiếp bằng cái cậu cho xem .ặc...ặc
 

Sơn MDC

<b>Quản lý | Manager</b></br><b>Giải Nhì vòng 4 cu
Thực sự thì em cũng ko nghĩ là lại có cách hạ thủy ... liều đến như thế
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Em đã xem đoạn clip trên. Hoành tráng quá. Em không tưởng tượng đc cái đệm khí nó to đến cỡ đó ( và cũng rất đắt nữa:35:)
Cho em hỏi có trường hợp nào khi đang bơm khí vào đệm mà tàu bị nghiêng ko ạ. Khi đệm khí đã căng đến mức nâng tàu cao hơn các đệm cứng mà chẳng may tàu nghiêng thì ....:25::25::25:
Còn phương pháp này thì nhìn sợ quá
http://www.youtube.com/watch?v=dSuTGzWCyUU&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=epJtFMjV_FI&NR=1
Nhìn cách hạ thuỷ ngang này cũng ghê người nhỉ, nhưng xem kĩ thì kỹ thuật thiết kế của người ta đúng là bậc thầy, độ ổn định ngang của tàu phải nói không chê vào đâu được.
 
Đây là cách hạ thủy bằng triền dọc bạn ạ. cách hạ thủy này thì ở việt nam dùng rất phổ biến. Mình đã có cơ hội nhìn tận mắt họ hạ thủy bằng cách này với tàu hàng 53000DWT do việt nam đóng rồi rồi. bạn có nhớ hôm trước mình có nói rằng bên trung quốc họ hạ thủy tàu chở 4900 ô tô cao 13 tầng và kết quả là con tàu này bị lật khi hạ thủy không? họ hạ thủy theo cách này đấy. Theo thông tin mình biết thì ngày 21/07/2009 vào 4h chiều công ty đóng tàu Hạ Long quảng ninh sẽ hạ con tàu tương tự như vậy. mình tin rằng đây là bài toán rất hóc búa đầy rủi do vì con tàu này rất cao. chúng ta hãy chờ xem kết quả nhé.
 
Last edited:
Em đã xem đoạn clip trên. Hoành tráng quá. Em không tưởng tượng đc cái đệm khí nó to đến cỡ đó ( và cũng rất đắt nữa:35:)
Cho em hỏi có trường hợp nào khi đang bơm khí vào đệm mà tàu bị nghiêng ko ạ. Khi đệm khí đã căng đến mức nâng tàu cao hơn các đệm cứng mà chẳng may tàu nghiêng thì ....:25::25::25:
Còn phương pháp này thì nhìn sợ quá
http://www.youtube.com/watch?v=dSuTGzWCyUU&NR=1
http://www.youtube.com/watch?v=epJtFMjV_FI&NR=1
Hic khiếp quá đó
http://www.youtube.com/watch?v=fbskHFh7v4U&NR=1
 
tin hot đây.
con tàu ô tô đóng tại nhà máy đóng tàu Hạ Long đã hạ thủy rồi, không bị lật bà con a.
hôm đó mình cùng với sếp cũng về dự lễ hạ thủy chỉ có điều đang đi trên đường thì nhận được tin là tàu đã tự hạ thủy mà không cần xin phép hehe
Khi mình tới nơi thì con tàu đã nằm im dưới nước rồi trong khi các quan khách vẫn đang tiếp tục mít tinh làm lễ...hạ thủy
theo thông tin thu thập được thì do tính toán sai tải trọng của các lẫy khóa cáp trên bờ mà con tàu tự tìm đường xuống nước trong khi các căn tự hạ đặt dưới đáy tàu vẫn chưa được hạ hết. thật ra việc này đã được biết trước và đã có phương án để giải quyết nhưng ngay cả phuơng án này cũng không giải quyết được vấn đề (người ta đã thêm tới 10 chiếc cò phụ nữa trong khi ban đầu chỉ có 2 chiếc cò chính).
Sự viêc diễn ra quá đột ngột làm cho các quan khách được phen hú vía và nhiều ngừoi không có cơ hội được xem hạ thủy (trong đó có mình hic!) thật may mắn là không có thiệt hại về người. và xét cho cùng vẫn là "thành công tốt đẹp"
Đây là một bài học kinh nghiệm quý để dùng cho lần sau.
Sau đây là một số hình ảnh thu được tại hiện trường:

tàu đã dưới nước trong khi các tấm căn còn chưa kịp hạ

.
mẹ đỡ đầu không có cơ hội đập chai rượu vào thằng con. thôi thì đập vào ảnh của thằng con vậy
(mình đoán rằng sau tấm phông kia thể nào cũng có chú công nhân bê một khối cứng để chai rượu bị vỡ chứ tôi đố anh em ai có tài đập chai rượu vào tấm phông mà vỡ được đấy!)
 
Last edited:
D

dungve1960

Ðề: Phương pháp hạ thủy tầu mới!

Hôm trước trên VTC có phim về việc một Công ty tại Việt nam đã triển khai phương pháp hạ thủy tầu bằng đệm khí thay cho phương pháp cũ (tiếc là mình ko xem)! bạn nào có thông tin gì và các hiểu biết về hạ thủy tầu xin chia sẻ đc ko??
Cám ơn nhiều!
Công ty hạ thủy Việt Trung có văn phòng tại Cẩm phả Quảng ninh đã làm phóng sự về hạ thủy tàu bằng công nghệ hạ thủy túi khí phát trên đài Quảng Ninh, VTC1, VTC2. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này mình sẽ giúp cho.
 
Top