Việt Nam và cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thiết bị điện tử bán dẫn toàn cầu

Meslab News

Administrator
Ban Quản trị
Moderator
Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nhà xuất khẩu điện tử quan trọng trên toàn cầu

Sản xuất điện tử, bán dẫn đang ngày càng trở thành trụ cột kinh tế của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nhà xuất khẩu điện tử quan trọng trên toàn cầu và thứ hai trong ASEAN (sau Singapore). Những thương hiệu toàn cầu tiên phong đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam bao gồm Samsung, Intel, Panasonic, LG và Canon.

Khi thị trường toàn cầu “phát sốt” vì chất bán dẫn và trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển kể từ thương chiến Mỹ - Trung và đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để đón dòng vốn đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn.

Sôi động đầu tư ngành sản xuất điện tử bán dẫn tại Việt Nam với hàng loạt các dự án tỷ đô được triển khai

Tiềm năng của ngành điện điện tử trong nước được minh chứng qua rất nhiều dự án lớn. Có thể kể đến như, quyết định điều chỉnh tăng vốn cho dự án của Công ty LG Innotek giai đoạn 2023 - 2025 thêm 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 2 tỷ USD. Nhà máy LG Innotek Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động với công suất 390 triệu sản phẩm mô-đun camera xuất khẩu 100%, sử dụng khoảng 3.500 lao động. Tại lần điều chỉnh này, LG Innotek đầu tư thêm hơn 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy V3 sản xuất mô-đun camera xuất khẩu, tạo thêm 2.600 việc làm cho người lao động.

Trong lĩnh vực bán dẫn, Samsung đã và đang đầu tư rất lớn tại Việt Nam, đáng chú ý là khoản đầu tư của Samsung - tập đoàn này đã thành lập tổng cộng 6 công ty sản xuất, 1 công ty bán hàng và 1 trung tâm R&D tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã tăng từ 607 triệu USD năm 2008 lên trên 20 tỷ USD hiện nay. Trong đó, Kế hoạch sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên, vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD, nhiều khả năng sẽ được thực hiện vào cuối năm 2023, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm được hoàn tất.

Screen Shot 2023-07-15 at 17.04.33.png

Cùng thời điểm này, dự án Amkor - một dự án tỷ USD trong lĩnh vực bán dẫn - với vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động tại Bắc Ninh. Trong năm 2021, Intel cũng công bố khoản đầu tư bổ sung trị giá 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV) và IPV trở thành nhà máy lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất trong mạng lưới của Intel. IPV được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển để tiếp nhận các công nghệ phức tạp hơn và các sản phẩm mới cho phép Intel khai thác các cơ hội thị trường mới, như các sản phẩm 5G và bộ xử lý lõi.

Không chỉ các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, TSMC đầu tư vào Việt Nam, thị trường gần đây ghi nhận nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tìm đến Việt Nam. Amkor là ví dụ điển hình. Ngoài ra, còn Hana Micron, Renesas, Applied Micro, Synopsys, NXP Semiconductors, Hanmi Semiconductor…

Việt Nam có thể trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thiết bị điện tử bán dẫn toàn cầu

Theo sau sự đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn tại Việt Nam của các “ông lớn” là sự phát triển của hàng loạt các công ty vendor “vệ tinh” trong và ngoài nước cũng đầu tư vào sản xuất để đón sóng xu hướng đầu tư này. Đây được xem như các cơ hội để các công ty này có bước nhảy vọt trong sản xuất và kinh doanh.

Các dự án đầu tư tỷ đô vào ngành điện tử bán dẫn tại Việt Nam là một minh chứng cho việc đầu tư bài bản và đồng bộ. Nhờ sự đầu tư này, Việt Nam đã sản xuất được các linh kiện điện tử bán dẫn chất lượng cao, là thành phần quan trọng trong các sản phẩm hoàn thiện hàng đầu thế giới như điện thoại, màn hình, loa, camera, tai nghe,… Điều này cho thấy phần nào tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng các linh kiện này. Đồng thời, nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư thiết bị của các nhà cung cấp “vệ tinh” cũng không thể bỏ qua.

1689415296266.png

Một mẫu chip của Samsung Electronics. Ảnh: samsungnews

Trong quá trình sản xuất các linh kiện điện tử bán dẫn, các thông số kỹ thuật đòi hỏi sự xử lý tinh vi và sai sót nhỏ nhất có thể dẫn đến sự thất bại của sản phẩm. Do đó, việc sử dụng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng và chất lượng cao là điều cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các linh kiện điện tử được kiểm tra một cách toàn diện và chính xác, giúp xác định và loại bỏ các lỗi, hỏng hóc, hay sai sót trong quá trình sản xuất, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng cao.

Các thiết bị kiểm tra trong sản xuất điện tử bán dẫn bao gồm một loạt các công cụ và thiết bị đặc biệt được thiết kế để đo và kiểm tra các thông số như điện trở, điện dung, cường độ dòng điện, sự đồng nhất, và sự phù hợp với tiêu chuẩn. Các loại thiết bị kiểm tra phổ biến bao gồm máy đo đa chức năng, máy kiểm tra IC, máy kiểm tra PCB, máy kiểm tra lỗi, các thiết bị kiểm tra rơi vỡ, tạo môi trường nhiệt độ, độ ẩm, rung động,…

IMG_2288.jpg

Thiết bị kiểm tra nhiệt độ và rung động. Nguồn: https://comitcorp.com/

Theo thống kê, việc đầu tư vào các thiết bị kiểm tra trong sản xuất điện tử bán dẫn tại các nhà máy và công ty đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo nguồn tin của Reuters, Intel cân nhắc bổ sung đáng kể vào dự án đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam để mở rộng nhà máy kiểm tra và đóng gói chip. Mới đây nhất, Công ty Amkor Technology (Hàn Quốc) đã ký thoả thuận phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn tại khu Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đến năm 2035 là 1,6 tỷ USD. Theo đó, giai đoạn đầu của dự án dự kiến được đầu tư khoảng 520 triệu USD sẽ tập trung vào việc cung cấp các giải pháp lắp ráp, kiểm tra hệ thống tiên tiến trong gói (SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn trên thế giới.
 

Attachments

Last edited:
Top