Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

N

ndnndn

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Bác Giang đoán chính xác, thời kỳ sinh viên mình cũng chẳng biết bắt đầu thế nào với PLC (với những khái niệm cơ bản trong chương trình học với phong cách đi tàu cao tốc xem hoa), sau khi ra trường thì cũng hiên ngang đi vào xí nghiệp nhà máy với ý nghĩ rằng trên đời này PLC chỉ có Mitsu, Siemen, omron (máy chú này đc tài trợ vào trường học từ sớm) mà thôi ==> lơ ngơ lun.

Nói chung muốn làm vấn đề gì thì cứ phải lăn vào, thiếu chổ nào thì tìm tài liệu, chứ cứ tham khảo tài liệu chay thì dể tẩu hỏa nhập ma lắm.
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

EM đã cập nhật topic, đã đưa video mô phỏng chu trình hoạt động lên theo lời hứa với anh em ! mời các bác quan tâm ghé vào xem lại !
 
K

kengkeng_01

Ðề: Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

lập trình plc dựa trên giải thuật toán à.ai có tài liệu cho xin với.trc học thầy giáo dậy nhìn sơ đồ và lập trình thôi nên thấy PLC khó quá :d
 
Author
Ðề: Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Cách lập trình này mình làm hồi làm đồ an tốt nghiệp, ra trường *** mới thấy thực tế không ai sữ dụng cách này .Thực ra đây là cách viết chương trình rất hay, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều kiến thức về logic, điều này không phải ai cũng được học, nhất là đối với các sinh viên không thuộc các chuyên ngành điện tử, tin học.Tuy nhiên nếu tìm hiểu được , chúng ta sẽ thấy việc viết chương trình trở nên có hệ thống , tuần tự và không phải "mò" nhiều.Thường thì trên thực tế người ta hay viết bằng phương pháp mài mò và rút kinh nghiệm "trial and error", phù hợp với mọi đối tượng hơn, vã lại yêu cầu thực tế phức tạp hơn nhiều so với bài toán này!
 
Ðề: Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Cách lập trình này mình làm hồi làm đồ an tốt nghiệp, ra trường *** mới thấy thực tế không ai sữ dụng cách này .Thực ra đây là cách viết chương trình rất hay, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều kiến thức về logic, điều này không phải ai cũng được học, nhất là đối với các sinh viên không thuộc các chuyên ngành điện tử, tin học.Tuy nhiên nếu tìm hiểu được , chúng ta sẽ thấy việc viết chương trình trở nên có hệ thống , tuần tự và không phải "mò" nhiều.Thường thì trên thực tế người ta hay viết bằng phương pháp mài mò và rút kinh nghiệm "trial and error", phù hợp với mọi đối tượng hơn, vã lại yêu cầu thực tế phức tạp hơn nhiều so với bài toán này!
Phương pháp viết chương trình PLC hay mạch logic Relay theo nhà trường dạy, các anh em đi lam bên ngoài có làm như vậy hay là làm theo kiểu kinh nghiệm.
Với cá nhân mình nói thật là làm theo lý thuyết là mình không thể giải được. Với bài toán đơn giản thì họa may còn làm được, với các bài toán phức tạp 5, 7 bộ đối tượng trở lên điều khiển phối hợp với nhau, tín hiệu đi, tín hiệu về, tín hiệu an toàn cũng vài trăm đầu dây rồi. Bảo viết phương trình logic, giản toán sơ đồ cano. Nói chung là làm y như dạy thì giỏi lắm làm cũng 1 tháng chưa chắc đúng.
Toàn là làm theo kinh nghiệm và quen tay thôi, đầu tiên là ra sơ đồ đầu dây kiểu relay và chuyển tiếp lên PLC.
Hồi xưa đi học máy đề thi thầy ra là các bài toán đơn giản nhưng lúc nào cũng 1, 2 điểm cả. Vì đi làm bên ngoài quen tay nên các bài toán thầy ra đề thấy dễ như cái lỗ mũi, nên hạ bút vẽ kết quả và sơ đồ đấu dây ngay lập tức trong 5 phút là xong về. Nhưng khổ nỗi là theo lý thuyết thầy dạy là phải đúng đoạn trên rồi mới chấm đoạn dưới nên cho sai hết.
Nếu xét theo lý thuyết các bài toán đơn giản nhìn qua là nối dây ngay chạy ầm ầm. Nhưng để giải cho đúng lý thuyết thì cũng mất mấy trang giấy và mấy tiếng đồng hồ, nhưng kết quả cũng chỉ là tín hiệu 1 chiều, không ràng buộc tín hiệu an toàn theo được. Vậy bận tâm chi phải làm như thế cho cực, cố gắng thi qua là được. Còn làm thiệt ngoài đời tốt hơn hết cứ làm theo kinh nghiệm theo thứ tự logic A, B, C là nhanh nhất. Chỗ nào ko hiểu zở catalog
 
Top