Bài tập PLC :Thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Author
Em mới thiết kế xong chu trình điều khiển máy ép phun nhựa cho ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP của mình!xin post lên để xin ý kiến các bác cao thủ!mong anh em góp ý nếu có điều gì sai sót:

II.Thiết kế mạch điều khiển theo chu trình máy ép phun:
1.Phân tích chu trình hoạt động của máy:
-Chu trình hoạt động của máy ép phun nhựa như sau:
Sau khi nhấn nút khởi động ,máy thực hiện :
+Bước 1: PistonA (mang tấm khuôn di động) đi vào đóng khuôn lại.
Đến cuối hành trình thì dừng lại.
+Bước 2: PistonB (liên kết với trục vít) đi vào vào để phun nhựa vào khuôn, đồng thời khi kết thúc bước 1 , động cơ dầu làm quay trục vít cũng được khởi động .Đến cuối hành trình ,pistonB dừng lại, động cơ dầu cũng dừng .
+Bước 3:Sau khi phun nhựa vào khuôn, pistonB lùi ra.
+Bước 4:pistonA lùi ra để mở khuôn.
+Bước 5 :pistonC(piston dùng để loi sản phẩm),tiến vào .
+Bước 6 :piston C lùi lại.
Khi bước 6 kết thúc, nếu nút khởi động vẫn còn tác dụng thì chu trình được lặp lại.
Giản đồ trạng thái:
Trạng thái khởi động:a0=1,b0=1,c0=1,a1=0,b1=0,c1=0
Trong đó a0,a1,b0,b1,c0,c1 là các công tắc giới hạn hành trình cơ điện.
2.Thiết kế mạch điều khiển logic điện thủy lực:
Trên cơ sở mạch điều khiển điện thủy lực được thiết kế dưới đây ta sẽ đi viết chương trình cho PLC s7-200, phương pháp bảng trạng thái được sữ dụng ở đây.
Từ biểu đồ trạng thái ta có các phương trình điều khiển chu trình:
A+ = a0.b0.c0
B+=a1.b0.c0.
B- =a1.b1.c0.
A- = a1.b0.c0.
C+ = a0.b0.c0
C- = a0.b0.c1

Ta thấy rằng các phương trình A+ và C+ cũng như B+ và A- là giống nhau,do vậy ,về phương diện điều khiển là không thể thực hiện được, để có thực hiện được chu
trình này ta cần thêm vào hệ thống một phần tử nhớ.Phần tử nhớ sẽ được SET lên tại một thời điểm nào đó sau khi B+ đã được thực hiện và phải RESET lại trước khi chu trình mới bắt đầu.Cụ thể ta tiến hành xây dựng bảng trạng thái để xác định .

Sữ dụng phương pháp chia miền để rút gọn các phương trình điều khiển.
Rút gọn chu trình điều khiển cho xi lanh A:

Như vậy ta có phương trình điều khiển chu trình hoạt động của xi lanh A rút gọn là:
A+ = S0.b0.c0.[ (S0=START:nút ấn khởi động tự duy trì).
A - = b0.x.

Rút gọn chu trình điều khiển xi lanh B:

Phương trình xi lanh B sau khi đơn giản:
[FONT=&quot]B+ = a1.
[/FONT]
B- = x.
Rút gọn chu trình điều khiển xi lanh C :

Phương trình của XI-LANH C sau khi đơn giản:
C+ = a0.x
C- =
Rút gọn phương trình của phần tử nhớ X:



X+ = b1.
X- = c1.
Trước khi viết chương trình cho PLC , ta thiết kế mạch điều khiển bằng điện thủy lực .Mạch điện thủy lực sẽ được mô phỏng bằng phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tính chính xác trước khi chuyển qua chương trình PLC.
Mạch điều khiển điện thủy lực:


Trên cơ sở mạch điều khiển bằng điện thủy lực ta chuyển qua chương trình PLC cho SIMATIC S7-200 đơn giản bằng cách thay đổi các ký hiệu cho phù hợp.
Đây là chương trình LADER được viết trên phần mềm step7-microwin-phần mềm chuyên dụng của SIEMENS dùng để viết và đổ chương trình vào PLC-S7-200:


ngoài ra còn có một động cơ dầu điều chĩnh khuôn điều chĩnh bằng tay!

video mô phỏng chu trình hoạt động của mạch điện thủy lực:
https://www.youtube.com/watch?v= <object width="480" height="385"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/7HgLiN2xrGc&hl=en_US&fs=1&"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/7HgLiN2xrGc&hl=en_US&fs=1&" type="application/x-sh
" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="480" height="385"></embed></object>



http://www.youtube.com/watch?v=7HgLiN2xrGc
 
Last edited by a moderator:
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

em quên thiết kế bộ định thời mất rồi, có lẽ phải sữa lại chương trình PLC , nhưng chuyển qua làm phần khác rồi , để vài hôm sau hiệu chĩnh các bác nhé! mạch thiết kế như thế này tức là tại chu trình B+ không có khoảng thời gian dừng!
 
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

chú hỏi dài dòng thế ai nhìn vào cũng ngại đọc. Viết ngắn gọn là cần gì thì hay hơn. Anh em sẽ cố gắng
 
C

cdt03lcd

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Em mới thiết kế xong chu trình điều khiển máy ép phun nhựa cho ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP của mình!xin post lên để xin ý kiến các bác cao thủ!mong anh em góp ý nếu có điều gì sai sót:

II.Thiết kế mạch điều khiển theo chu trình máy ép phun:
1.Phân tích chu trình hoạt động của máy:
-Chu trình hoạt động của máy ép phun nhựa như sau:
Sau khi nhấn nút khởi động ,máy thực hiện :
+Bước 1: PistonA (mang tấm khuôn di động) đi vào đóng khuôn lại.
Đến cuối hành trình thì dừng lại.
+Bước 2: PistonB (liên kết với trục vít) đi vào vào để phun nhựa vào khuôn, đồng thời khi kết thúc bước 1 , động cơ dầu làm quay trục vít cũng được khởi động .Đến cuối hành trình ,pistonB dừng lại, động cơ dầu cũng dừng .
+Bước 3:Sau khi phun nhựa vào khuôn, pistonB lùi ra.
+Bước 4:pistonA lùi ra để mở khuôn.
+Bước 5 :pistonC(piston dùng để loi sản phẩm),tiến vào .
+Bước 6 :piston C lùi lại.
Khi bước 6 kết thúc, nếu nút khởi động vẫn còn tác dụng thì chu trình được lặp lại.
Giản đồ trạng thái:
Trạng thái khởi động:a0=1,b0=1,c0=1,a1=0,b1=0,c1=0
Trong đó a0,a1,b0,b1,c0,c1 là các công tắc giới hạn hành trình cơ điện.
2.Thiết kế mạch điều khiển logic điện thủy lực:
Trên cơ sở mạch điều khiển điện thủy lực được thiết kế dưới đây ta sẽ đi viết chương trình cho PLC s7-200, phương pháp bảng trạng thái được sữ dụng ở đây.
Từ biểu đồ trạng thái ta có các phương trình điều khiển chu trình:
A+ = a0.b0.c0
B+=a1.b0.c0.
B- =a1.b1.c0.
A- = a1.b0.c0.
C+ = a0.b0.c0
C- = a0.b0.c1

Ta thấy rằng các phương trình A+ và C+ cũng như B+ và A- là giống nhau,do vậy ,về phương diện điều khiển là không thể thực hiện được, để có thực hiện được chu
trình này ta cần thêm vào hệ thống một phần tử nhớ.Phần tử nhớ sẽ được SET lên tại một thời điểm nào đó sau khi B+ đã được thực hiện và phải RESET lại trước khi chu trình mới bắt đầu.Cụ thể ta tiến hành xây dựng bảng trạng thái để xác định .
đoạn đỏ đỏ này tôi chưa hiểu. Tuy không hình dung ra mô hình như thế nào nhưng bài PLC này dễ mà có gì đâu. CÓ 3 piston mỗi piston có một chu trình riêng và ko có cái nào chạy động thời thì điều khiễn dễ chứ có gì đâu nhỉ. 3 Piston là 6 tin hiệu điều khiển. Đễ rãnh post cái chương trình ladder mình viết lên ta cùng trao đổi. Hehe lâu rồi ko đụng PLC thấy nhớ nhớ
 
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

đoạn đỏ đỏ này tôi chưa hiểu. Tuy không hình dung ra mô hình như thế nào nhưng bài PLC này dễ mà có gì đâu. CÓ 3 piston mỗi piston có một chu trình riêng và ko có cái nào chạy động thời thì điều khiễn dễ chứ có gì đâu nhỉ. 3 Piston là 6 tin hiệu điều khiển. Đễ rãnh post cái chương trình ladder mình viết lên ta cùng trao đổi. Hehe lâu rồi ko đụng PLC thấy nhớ nhớ
có gì đâu mà không hiểu, bác không nhìn thấy mấy phương trình của nó ở trên sao? bài này tuy dễ nhưng ở đây em sữ dụng phương pháp bảng trạng thái để rút gọn, sau đó mới đi viết chương trình cho PLC. Phương pháp này có lợi là mạch điều khiển có thể được làm bằng điện (sữ dụng các ROLE), chứ không nhất thiết phải là plc vì chương các phương trình logic rất ngắn.Em đoán là bác thường không dùng cách này mà căn cứ vào các đầu vào, đầu ra sau đó viết thẳng chương trình LADER.Cách này thực ra chỉ là mò và chương trình thường dài !Em chờ chương trình của bác!
 
C

cdt03lcd

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

bạn có chương trình soạn ladder nào không nhỉ. Định vẽ bằng autocad mà lười quá:17:
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

có gì đâu mà không hiểu, bác không nhìn thấy mấy phương trình của nó ở trên sao? bài này tuy dễ nhưng ở đây em sữ dụng phương pháp bảng trạng thái để rút gọn, sau đó mới đi viết chương trình cho PLC. Phương pháp này có lợi là mạch điều khiển có thể được làm bằng điện (sữ dụng các ROLE), chứ không nhất thiết phải là plc vì chương các phương trình logic rất ngắn.Em đoán là bác thường không dùng cách này mà căn cứ vào các đầu vào, đầu ra sau đó viết thẳng chương trình LADER.Cách này thực ra chỉ là mò và chương trình thường dài !Em chờ chương trình của bác!
Mình không phải dân cơ điện tử. Chuyên lập trình PLC. Đọc bài làm của bạn mình xin có ý kiến thể này. Không biết bài tập lớn nên bạn giải theo cách trên không. ( mình đọc cũng hiểu nhưng cách làm thì thấy lạ lạ). Thầy mình dạy tụi mình lập trình vẫn thường bắt tụi mình vẽ giảng đồ trạng thái trước khi viết phương trình ( bọn mình học graph thôi). Thầy bảo nhìn vào giảng đồ có thể viết phương trình dễ hơn. Vì ở đó các điều kiện in ôut ( đầu ra và đầu vào ) thể hiện ở trên. Nhưng giản đồ của bạn nêu người đọc ko hết bài của bạn thì không thấy các điệu kiện trên. Mình đồng ý với bạn trên kia. Đây là một phương trình dễ viết. Vì ít rằng buộc và không có các bước song song hoặc phân nhánh.
 
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Mình không phải dân cơ điện tử. Chuyên lập trình PLC. Đọc bài làm của bạn mình xin có ý kiến thể này. Không biết bài tập lớn nên bạn giải theo cách trên không. ( mình đọc cũng hiểu nhưng cách làm thì thấy lạ lạ). Thầy mình dạy tụi mình lập trình vẫn thường bắt tụi mình vẽ giảng đồ trạng thái trước khi viết phương trình ( bọn mình học graph thôi). Thầy bảo nhìn vào giảng đồ có thể viết phương trình dễ hơn. Vì ở đó các điều kiện in ôut ( đầu ra và đầu vào ) thể hiện ở trên. Nhưng giản đồ của bạn nêu người đọc ko hết bài của bạn thì không thấy các điệu kiện trên. Mình đồng ý với bạn trên kia. Đây là một phương trình dễ viết. Vì ít rằng buộc và không có các bước song song hoặc phân nhánh.
Mình không nói đây là bài tập khó vì có 3xi lanh thôi mà!Tuy nhiên theo mình cách này hay và có thể áp dụng cho nhiều bài toán, kể cả khi ta phải dùng đến nhiều 7,8 xi lanh!nó thật ra cũng không dài dòng lắm như ta nghĩ!Bản chất của phương pháp này là rút gọn các phương trình logic của mạch logic tuần tự(mạch có sữ dụng phần tử nhớ)!Nói như vậy không phải là dân cơ khí không thể làm được!MÌNH cũng học chế tạo!
 
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

bạn có chương trình soạn ladder nào không nhỉ. Định vẽ bằng autocad mà lười quá:17:
PHẦN mềm soạn chương trình lader thì mỗi hãng sản xuất PLC đều có phần mềm riêng mà bác!SIEMENS thì có MICROWIN như em dùng ở trên, OMRON thì có SYSWIN...VV.. không thể dùng chung được vì mỗi hãng sữ dụng ký hiệu riêng,ví dụ với tiếp điểm thường mở SIEMENS dùng là I0.0,I0.1..., THÌ mishubisi dùng là X400,X401 ...mặt dù bản chất là giống nhau hết!càng không thể dùng chương trình soạn trên phần mềm hãng này để đổ chương trình cho PLC của hãng kia , hehe! Bác có thể lên mạng Seach CHỨ em nặng quá, em lại đang hơi bận nên up lên không đươc!
 
C

cdt03lcd

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

hì hì nói ra thì xấu hổ nhưng 3 năm rồi ko đụng lại lập trình PLC nên giờ quên hết rồi. cái bài này loay hoay làm ra một đám rừng luôn rồi nè. Nhưng hình như bác không học theo kiểu bất kỳ bài PLC nào cũng phải có 3 nút cơ bản 1 là on 2 là off và 3 là nút dừng khẩn cấp. Nút off và nút dừng khẩn cấp khác nhau ở chổ khi bấm nút off thì hệ thống phải trở về ở trạng thái ban đầu của nó còn nút dừng khẩn cấp thì tắt ngay lập tức. Nên nãy giờ đang loay hoay giải quyết cho nút off nè.:106:
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Muốn dùng nút EStop thì phải dùng cặp Master control (MC) và Master control reset (MCR)

Cái ý không biết trong siemen gọi là gì, nhưng chắc chắn là có!

Hoặc đơn giản hơndùnngg lệnh RES tất cả các relay sử dụng!
 
Last edited:
C

cdt03lcd

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

không bác giang ah vấn đề của e không phải là nút Estop mà là nút stop. Thế này nhé như bài toán trên thì dù các xilanh đang ở vị trí bất kỳ nhưng khi ta bấp stop một cái thì tất cả các xylanh phải trở về trạng thái ban đầu là về bước 1( để chuẩn bị cho bấm nút on) sau đó tắt máy đi ngủ. Em loay hoay với nó nãy giờ
 
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

hì hì nói ra thì xấu hổ nhưng 3 năm rồi ko đụng lại lập trình PLC nên giờ quên hết rồi. cái bài này loay hoay làm ra một đám rừng luôn rồi nè. Nhưng hình như bác không học theo kiểu bất kỳ bài PLC nào cũng phải có 3 nút cơ bản 1 là on 2 là off và 3 là nút dừng khẩn cấp. Nút off và nút dừng khẩn cấp khác nhau ở chổ khi bấm nút off thì hệ thống phải trở về ở trạng thái ban đầu của nó còn nút dừng khẩn cấp thì tắt ngay lập tức. Nên nãy giờ đang loay hoay giải quyết cho nút off nè.:106:
cảm ơn bác đã góp ý!Mạch này em thiết kế đúng là không có nút dừng khẩn cấp!Nhưng em nghĩ thường ta chỉ dừng khẩn cấp khi xảy ra sự cố gì đấy như quá tải chẳng hạn! mà nếu như vậy thì phương án là tắt lun động cơ điện! như vậy mạch dừng khẩn cấp nó không nằm ở đây mà nằm trong sơ đồ khống chế động cơ !Mà cũng cực kỳ đơn giản thui, một đầu ra rơle là xong nếu không muốn thêm cái gì khác nữa(như đảo chiều động cơ chẳng hạn).
Nút S0 của em VỪA LÀ NÚT ON VỪA LÀ NÚT OFF đó bác! em có ghi rỏ SO là nút ấn tự duy trì nhé! bán bấm S0 một lần,các piston sẽ chuyển động theo đúng chu trình, nếu đang chạy giữa chừng mà bác nhấn S0 một lần nữa, thì các piston sẽ tiếp tục chạy cho đến hết chu trình, sau đó dừng lại ngay tại vị trí ban đầu!
 
C

cdt03lcd

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

đoạn chương trình của bạn không cho thấy khi bấm off thì xilanh trở về trạng thái ban đầu Xin chờ cao kiến
 
Last edited by a moderator:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

không bác giang ah vấn đề của e không phải là nút Estop mà là nút stop. Thế này nhé như bài toán trên thì dù các xilanh đang ở vị trí bất kỳ nhưng khi ta bấp stop một cái thì tất cả các xylanh phải trở về trạng thái ban đầu là về bước 1( để chuẩn bị cho bấm nút on) sau đó tắt máy đi ngủ. Em loay hoay với nó nãy giờ
Bạn hãy nghiên cứu cái MC và MCR đi!

Nếu muốn lập chương trình nhiều chức năng, nhiều nút tác động, đặc biệt là những máy vận hành song song nhiều tác động, một người kinh nghiệm luôn dùng cặp tiếp điểm này!

Ví dụ đoạn chương trình sau:

! Stop
!-----!!-----------[ MC ]-----------! Stop là ngõ vào I0 được nối nút ấn NC
!
! Start
!-----!!-----------[pusle up M0]---! Start là ngõ vào I1 được nối nút ấn NO
!
! M0
!-----!!-----------[ M1 ]-----------!
!AAAAAAAA!
! M1AAAAiA!
!-----!!-----!
!
!
...................................................
!
!------------------[ MCR ]-------- !

Khi ấn Stop, toàn bộ các relay trong đoạn MC và MCR sẽ bị ngắt, trả về trạng thái ban đầu!
 
Last edited:
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

Bạn hãy nghiên cứu cái MC và MCR đi!

Nếu muốn lập chương trình nhiều chức năng, nhiều nút tác động, đặc biệt là những máy vận hành song song nhiều tác động, một người kinh nghiệm luôn dùng cặp tiếp điểm này!

Ví dụ đoạn chương trình sau:

! Stop
!-----!!-----------[ MC ]-----------! Stop là ngõ vào I0 được nối nút ấn NC
!
! Start
!-----!!-----------[pusle up M0]---! Start là ngõ vào I1 được nối nút ấn NO
!
! M0
!-----!!-----------[ M1 ]-----------!
!AAAAAAAA!
! M1AAAAiA!
!-----!!-----!
!
!
...................................................
!
!------------------[ MCR ]-------- !

Khi ấn Stop, toàn bộ các relay trong đoạn MC và MCR sẽ bị ngắt, trả về trạng thái ban đầu!
em chưa tìm hiểu về chức năng này nên chưa rỏ lắm!Không hiểu cái MC và MCR của bác là RƠLE nội bình thường hay cái gì ý nhĩ!Nhưng dù cái gì đi nữa khi thiết kế ta cũng cần quan sát đầu ra của nó một chút!Ở bài toán của em thì dù bác tắt tất cả các đầu ra thì các pitton sẽ đứng nguyên tại chổ cũ chứ không chạy về vị trí đầu được!
 
Author
Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

đoạn chương trình của bạn không cho thấy khi bấm off thì xilanh trở về trạng thái ban đầu Xin chờ cao kiến
bác đọc kỷ chương trình nhé! chờ em đưa mô phỏng lên!
 
N

ndnndn

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

không bác giang ah vấn đề của e không phải là nút Estop mà là nút stop. Thế này nhé như bài toán trên thì dù các xilanh đang ở vị trí bất kỳ nhưng khi ta bấp stop một cái thì tất cả các xylanh phải trở về trạng thái ban đầu là về bước 1( để chuẩn bị cho bấm nút on) sau đó tắt máy đi ngủ. Em loay hoay với nó nãy giờ
Các xi-lanh thông thường đều có limit-switch hoặc proximity, ... để xác định trạng thái đóng mở mà. Vậy khi khi nhấn stop thì bạn off hết tất cả output cho xilanh (đối với loại xilanh 1 tín hiệu kích on, và tự rút về khi off) hoặc off tín hiệu "đi vào" và on tín hiệu "đi ra" (đối với loại xilanh có 2 tín hiệu kích cho chiều đóng và mở) cho đến khi có tín hiệu của Limit-switch hoặc proximity giới hạn là xong.
 
N

ndnndn

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

có gì đâu mà không hiểu, bác không nhìn thấy mấy phương trình của nó ở trên sao? bài này tuy dễ nhưng ở đây em sữ dụng phương pháp bảng trạng thái để rút gọn, sau đó mới đi viết chương trình cho PLC. Phương pháp này có lợi là mạch điều khiển có thể được làm bằng điện (sữ dụng các ROLE), chứ không nhất thiết phải là plc vì chương các phương trình logic rất ngắn.Em đoán là bác thường không dùng cách này mà căn cứ vào các đầu vào, đầu ra sau đó viết thẳng chương trình LADER.Cách này thực ra chỉ là mò và chương trình thường dài !Em chờ chương trình của bác!
Bảng trạng thái là một trong các phương pháp diễn đạt hàm logic, tùy các bạn quen phương pháp nào thì sử dụng thôi.
Việc dùng mạch điện relay hay plc là tùy vào tính kinh tế hoặc độ linh hoạt mà người thực hiện lựa chọn. Sự phát triển ban đầu của PLC là từ các bản mạch relay, theo thời gian thì công nghệ phát triển hơn nên PLC ngày càng có những lệnh cao cấp hơn.
Viết chương trình PLC ko phải ngắn là tốt, quan trọng là độ ổn định và cấu trúc rõ ràng để sữa lỗi dễ dàng cho dù chương trình có dài đi nữa (nhưng vẫn trong tầm khả năng của PLC). Sau khi có được chương trình chạy ổn định rồi thì mới tiến hành tối ưu hóa.

Gởi thêm các bạn tài liệu giáo trình PLC tham khảo
http://www.mediafire.com/download.php?45mzgujy0zd

Chúc các bạn thành công với việc sử dụng PLC.
 
N

ndnndn

Ðề: Bài tập plc:thiết kế chu trình điều khiển thủy lực máy ép phun nhựa

em chưa tìm hiểu về chức năng này nên chưa rỏ lắm!Không hiểu cái MC và MCR của bác là RƠLE nội bình thường hay cái gì ý nhĩ!Nhưng dù cái gì đi nữa khi thiết kế ta cũng cần quan sát đầu ra của nó một chút!Ở bài toán của em thì dù bác tắt tất cả các đầu ra thì các pitton sẽ đứng nguyên tại chổ cũ chứ không chạy về vị trí đầu được!
Bác mrgiang99 sử dụng lệnh của PLC Mitsu, MC và MCR tương tự như lệnh SCR và SCRE trong nhóm lệnh Program Control của S7-200. Đây cũng là một cách phân đoạn chương trình đễ dễ quản lý.
 
Top