Trình Tự Gia Công Trên Máy CNC

  • Thread starter Hienspk
  • Ngày mở chủ đề

TYA

Well-Known Member
khi set dao là phải hủy offset dao trước ...


Hoàn toàn chính xác !

Và cũng không chính xác hoàn toàn.

Khi lùi dao về Home mà tọa độ ABS báo trên màn hình sai khác so với thông số cho bởi manf. thì đó là do chương trình gia công ngay trước đó, hoặc, đã từng gia công sau đó tắt máy đi (bạn vừa bật máy) đã sử dụng lệnh Zero shift (tự tra code theo các hãng máy) .

Ví dụ G10P0Z-5. là gốc Zero work (nơi tọa độ zero của mũi dao) bị đẩy ra phía đài dao 5mm.
Khi thực hành lệnh G0Z10. (vd) thì máy sẽ đi đến Z10+5 = 15mm tính từ hệ tọa độ dao đã thiết lập, tức là từ tool zero đến dao khi xong lệnh là 15mm

Vì lượng shift 5mm không bị clear khi tắt mắy hay lệnh T00 do đó nó chỉ thay đổi khi bạn gõ G10P0Z0 hay thi hành ch tr khác có lệnh này.
=> máy có sử dụng lượng zero shift trong tính toán ra "geometry" khi khai báo chiều dài, đk nên phải clear nó thì mới chính xác.

Nếu không sai số chính là lượng shift (5mm,vd).

Nếu không clear thì có thể khai báo dao với mẹo !

====
Các máy ngày nay có kèm abs pos. detected sensor nên đài dao nó "luôn biết mình đang ở đâu", việc lùi dao về zero là không càn thiết.

Máy cũ nhất thiết phải lùi dao về zero sau khi bật máy, là vì ngoài vị trí đó nó không biết mình đang ở đâu do chưa lắp sensor nói trên. Lùi dao về để thiết lập hệ tọa độ và làm các chức năng phụ khác như xoay chọn dao.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Từ khi đọc bài của cậu về Hồng hải, đi lang thang gặp bài cậu là tôi soi ác chiến hơn bài của mọi người.
túm lại là kiến thức công nghệ cao của cậu là có, nhưng chưa Uyên thâm.
Cần chiêm nghiệm câu chữ hơn nữa trước khi nói về kỹ thuật nhé .

Mình thấy ở công ty chuyên sản xuất khuôn mẫu chính xác của Foxconn ,chưa bao giờ dùng phương pháp" cắt thử " để hỏng sản phẩm đầu tiên như bạn nói . Sản xuất khuôn mẫu là loại sản xuất đơn chiếc (vì thế mỗi bộ khuôn có giá hàng trăm ngàn USD),phôi ở công đoạn CNC đã qua mài mặt chuẩn để đạt tới "chính xác tuyệt đối"(0.001mm).Đã gá phôi lên gia công thì khi tháo ra , lượng dư bề mặt chỉ đủ để đánh bóng (trừ những góc cạnh...mà CNC không thể làm hết,phải đưa sang bên phóng điện làm nốt).Hơn nữa khi gia công không chỉ gia công 1 con dao mà khá nhiều dao, hoặc khi đang gia công xảy ra gãy dao, mòn dao...Chính vì vậy mà trong thực tế để đạt chính xác và năng suất thì người ta phải dùng một mặt chuẩn trung gian (tạm gọi ) để đối dao và xét chuẩn gia công (trừ trường hợp gia công thực tập vận hành máy CNC và chỉ dùng 1 con dao mà thôi)

Cảm ơn Đình đại ca đã chỉ giáo.:4: Em chỉ biết chút đỉnh , mỗi thứ 1 tý thôi chứ đã có gì để đánh giá đâu.Mà trong mấy dòng anh bôi xanh bôi đỏ thì cái nào sai hoặc chưa chính xác anh chỉ giúp em với,em vẫn chưa nhận ra?!!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Lại muốn được chỉ giáo roài.
Thích thì chỉ luôn này.
+ Hàng trăm ngàn đô, cậu biết tính tiền không? giả sử 100.000USD sẽ là bao nhiêu tiền Việt? và bộ khuôn ấy là bộ khuôn nào có thể có giá ấy được sử dụng ở VN?
+ Chính xác tuyệt đối mà chỉ dừng ở 0,001mm thì có xứng với chữ chính xác tuyệt đối không? Trong cơ khí tương đối thì ok nhưng trong cơ khí chính xác thì còn THÔ THIỂN lắm.
+ Lượng dư bề mặt đủ để đánh bóng. Đánh bóng bằng công nghệ gì? không nêu ra thì không biết lượng dư cần là bao nhiêu để đánh bóng và cấp đánh bóng là bao nhiêu nên càng khó tưởng tượng cái lượng dư ấy là bao nhiêu. Túm lại, chúng ta đang nói về 1 vấn đề có tính Kỹ thuật thì cần phải nêu con số cụ thể. Nếu viết văn và làm thơ thì cứ việc uốn éo, ỡm ờ, vòng vo, vẩn vơ, lỡm ạ.
+ Gia công khuôn thì chẳng ai dùng 1 dao, hiển nhiên là nhiều dao và nhiều thứ khác nữa (dù cậu chỉ dùng trên Trung tâm gia công).
+ Cái chuẩn chung gian của cậu thì tôi không hiểu lắm, nhưng ko sao, mỗi nơi một phong tục. Cậu bảo Cá Rô Đầm Sét nhà cậu ngon hơn cá Rô Hồ tây nhà tôi và ngược lại thì cũng chẳng giải quyết gì. Nhưng tựu chung qua nhiều bài viết tôi thấy cậu dùng tư ngữ rất Ta lai Tầu (Phóng điện (Gia công tia lửa điện), máy dây cắt (máy cắt dây), v.v..). Có lẽ cậu nên xem lại câu chữ để được Thuần Việt hơn bằng cách đọc nhiều bài viết trong Mes.

Học công nghệ nước ngoài là tốt, nhưng trước tiên cần học ngôn ngữ mẹ đẻ cho nhuần nhuyễn. Có vậy, cậu mới hiểu thấu đáo công nghệ muốn học. Cho dù người dịch, người dạy có không diễn tả hết ý của họ thì mình cũng biết họ muốn diễn tả gì.
Vì vậy tôi không tin lắm vào việc dạy nghề của Trương hợp tác giữa Đức và Việt nam đang triển khai. Rồi mai mốt các bạn sẽ đem những từ ngữ Ngoại vào trong thuật ngữ Việt thường dùng.
- Lấy cho anh cái Táp bơ ất chít tần
- Làm cho anh cái Môn này nhé
- Chú Sau cho anh cái phôi này
Chỉ nghe những từ ngữ đơn giản này còn thấy buồn cười, mai mốt các chú nhét tiếng Tầu, Đức, Nhật, Hàn, Mỹ vào nữa thì không biết cái Ngôn ngữ của VN sẽ đi về đâu.

Bớ Giàng ơi, sống dậy mà xem con cháu của Giàng đang quên mất tiếng mà Giàng đã dạy chúng bao đời nay này.

Good luck Dũng.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuansht

Author
Mình đã làm CNC được 1 năm rồi, sau đây là trình tự gia công trên CNC.
1- Kiểm tra bộ phận bên ngoài của hệ thống như tưới nguội.......
2- Phải chắc chắn là đã chọn đúng chương trình cần chọn vì nhầm lẫn chương trình sẽ rất tai hại và không lường được hậu quả đâu.
3- Gá phôi lên trên máy và tiến hành kẹp cặt chi tiết
4- Tiến hành so dao với góc của chi tiết (chú ý kà sao tất cả các dao sẽ dùng nhé)
5- Nhập các giá trị vừa mới sao vào trong chương trình (Việc này nhằm đôgnf nhất giữa điển chuẩn của máy và điển chuẩn trong chương trình.
6- Check lại chương tình lần cuối và tiến hành chạy thử (Nhớ để bước tiến G0 chậm thôi nhé)


Minh lam CNC duoc 1 nam roi sau day © trinh tu gia cong tren CNC
1:Kiem tra cac bo phan ben ngoai cua he thong nhu tuoi nguoi...
2:phai chac chan la da chom dung chuong trinh can chon vi nham lan chuong trinh se rat tai hai va ko luong duoc hau qua dau
3:Ga phoi len tren may va tien hanh kep chat chi tiet
4:Tien hanh so dao voi goc cua chi tiet(Chu y la sao tat ca cac dao se dung nh­e)
5:nhap cac gia tri vua moi sao vao trong chuong trinh(Viec nay nham dong nhat giua diem chuan cua may va diem chuan trong chuong trinh
6 :check lai chuong rtinh lan cuoi va tien hanh chay thu(nho de buoc tien g0 cham thoi nhe)

Nếu kẹp dao chưa chặt vào bầu cặp dao thì thế nào nhỉ? hi hi ha ha lại hô hô. (Hỏi chơi vậy thôi)
 
Last edited by a moderator:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Lại muốn được chỉ giáo roài.
Thích thì chỉ luôn này.
+ Hàng trăm ngàn đô, cậu biết tính tiền không? giả sử 100.000USD sẽ là bao nhiêu tiền Việt? và bộ khuôn ấy là bộ khuôn nào có thể có giá ấy được sử dụng ở VN?
+ Chính xác tuyệt đối mà chỉ dừng ở 0,001mm thì có xứng với chữ chính xác tuyệt đối không? Trong cơ khí tương đối thì ok nhưng trong cơ khí chính xác thì còn THÔ THIỂN lắm.
+ Lượng dư bề mặt đủ để đánh bóng. Đánh bóng bằng công nghệ gì? không nêu ra thì không biết lượng dư cần là bao nhiêu để đánh bóng và cấp đánh bóng là bao nhiêu nên càng khó tưởng tượng cái lượng dư ấy là bao nhiêu. Túm lại, chúng ta đang nói về 1 vấn đề có tính Kỹ thuật thì cần phải nêu con số cụ thể. Nếu viết văn và làm thơ thì cứ việc uốn éo, ỡm ờ, vòng vo, vẩn vơ, lỡm ạ.
+ Gia công khuôn thì chẳng ai dùng 1 dao, hiển nhiên là nhiều dao và nhiều thứ khác nữa (dù cậu chỉ dùng trên Trung tâm gia công).
+ Cái chuẩn chung gian của cậu thì tôi không hiểu lắm, nhưng ko sao, mỗi nơi một phong tục. Cậu bảo Cá Rô Đầm Sét nhà cậu ngon hơn cá Rô Hồ tây nhà tôi và ngược lại thì cũng chẳng giải quyết gì. Nhưng tựu chung qua nhiều bài viết tôi thấy cậu dùng tư ngữ rất Ta lai Tầu (Phóng điện (Gia công tia lửa điện), máy dây cắt (máy cắt dây), v.v..). Có lẽ cậu nên xem lại câu chữ để được Thuần Việt hơn bằng cách đọc nhiều bài viết trong Mes.

Học công nghệ nước ngoài là tốt, nhưng trước tiên cần học ngôn ngữ mẹ đẻ cho nhuần nhuyễn. Có vậy, cậu mới hiểu thấu đáo công nghệ muốn học. Cho dù người dịch, người dạy có không diễn tả hết ý của họ thì mình cũng biết họ muốn diễn tả gì.
Vì vậy tôi không tin lắm vào việc dạy nghề của Trương hợp tác giữa Đức và Việt nam đang triển khai. Rồi mai mốt các bạn sẽ đem những từ ngữ Ngoại vào trong thuật ngữ Việt thường dùng.
- Lấy cho anh cái Táp bơ ất chít tần
- Làm cho anh cái Môn này nhé
- Chú Sau cho anh cái phôi này
Chỉ nghe những từ ngữ đơn giản này còn thấy buồn cười, mai mốt các chú nhét tiếng Tầu, Đức, Nhật, Hàn, Mỹ vào nữa thì không biết cái Ngôn ngữ của VN sẽ đi về đâu.

Bớ Giàng ơi, sống dậy mà xem con cháu của Giàng đang quên mất tiếng mà Giàng đã dạy chúng bao đời nay này.

Good luck Dũng.
Dạ cảm ơn đại ca chỉ giáo! Em nói cái giá ấy là theo thực tế của Hồng Siêu Chuẩn (Công ty con chuyên chế tạo khuôn cho các công ty của Foxconn ở Thâm Quyến và sẽ dần chuyển sang Việt Nam ) khi nhận những đơn hàng từ Dell Apple Hp Sony... với những bộ khuôn chính xác có thể đúc 5-7 triệu chi tiết..và cũng chỉ hướng tới các đại gia ấy thì nó mới có lãi cao.
*Còn cái từ em tạm gọi là tuyệt đối mà để trong ngoặc kép ấy là so với tầm nhìn hạn chế của em,mà em cũng gọi vui thế thôi.:25:
*Lượng dư sau phay CNC là khoảng 4 50 micro hoặc tùy vào chi tiết..
*Phóng Điện đúng là dịch nguyên tiếng Tàu và theo thiển ý của em cũng có thể coi là hợp lý.Bởi vì "Tia lửa điện "cũng là 1 hiện tượng của phóng điện, hơn nữa quá trình gia công không hoàn toàn chỉ là tia lửa điện mà còn có cả hồ quang điện xảy ra nữa.Điện áp lúc gia công thực tế theo em thấy khoảng vài chục V (điện áp xảy ra hồ qiang điện) nên khó có thể nói là không xảy ra hồ quang (theo em biết trong phóng điện người ta hết sức tránh xảy ra hồ quang).Chính vì vậy theo ý của em gọi là "Phóng Điện" có thể bao hàm các hiện tượng trên nên em gọi thế chứ không phải em rập khuôn sính chữ Tàu.
*Từ " Cắt dây" lúc đầu gây cho em sự nhầm lẫn (vì tên xưởng là "khu gia công cắt dây" nghĩ bụng ... Cái máy cắt dây để làm gì nhỉ?sao lại có cái máy chế ra để cắt mỗi cái dây :24: gà hết cỡ!!:24: Sau này mới biết là "dùng dây để cắt " như ngày xưa em hay lấy dây đàn ghita đấu điện vào cắt xốp,:24:và vì sao nó được đặt cạnh khu Phóng điện...Và em nghĩ nên gọi là Dây cắt sẽ dễ hiểu và Việt Nam hơn (kiểu như "kéo cắt tóc" hay "dao cạo râu" ,"cối xay thịt" sẽ dễ hiểu hơn "cắt tóc kéo" và "cạo râu dao"....) :25:
*"Chuẩn trung gian" là 1 mặt phẳng trung gian nào đó dùng để đối dao tìm Z0. Đây có thể chỉ là 1 mặt phẳng (miếng thép nhỏ đã gia công tinh..) cố định trên bàn máy .Ta chỉ việc dùng đồng hồ so (hoặc nhiều cách khác..) xác định độ chênh lệch giữa mặt phẳng ban đầu của phôi (đã qua mài tinh..).sau đó khi gia công muốn thay dao (do dao mòn, dao gãy..) thì đối vào đó (chứ mặt phôi bị phay mất rồi còn đâu ?? !!) .
*Còn về từ ngoại lai theo em nghĩ đôi khi cũng buộc phải làm dù rất yêu tiếng Việt.Ngày xưa học đến mài tinh có mài "Khôn" em hỏi ông thầy "khôn" nghĩa là gì?thì được biết "bê" nguyên tiếng Nga về! Về việc hợp tác Germany là cơ hội để học tập nền công nghiệp hàng đầu thế giới..Em nghĩ chỉ cần mình đừng mất gốc (em không dùng "lai căn" đâu nhé!:4:) sính ngoại 1 cách lố bịch là được mà!?

Hi vọng đại ca vẫn để tâm đến thằng em này!:4:
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chú tìm hiểu lại giá của Khuôn đi.
Cái máy Trung tâm gia công mà cậu đang học, giá đắt nhất tại gốc Mỹ cũng chỉ cỡ $80.000. Cỡ máy đó ở TQ chỉ khoảng $40-50.000 thôi. Không nhẽ cái máy ấy nó lại rẻ hơn cái khuôn mà nó làm ra, nếu thế thì anh đây đã thành đại gia cỡ Quốc tế lâu rồi.
Anh cấp nhiều khuôn cho các Maker làm hàng cho Canon, Xe may, ô tô v.v... mà họa hoằn lắm mới có 1 Siêu khuôn (Khuôn Đột liên hợp cho máy đột 200T-500T) hoặc 1 dây chuyền khuôn có giá cỡ $100.000 để làm ra 1 sản phẩm nào đó.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Chú tìm hiểu lại giá của Khuôn đi.
Cái máy Trung tâm gia công mà cậu đang học, giá đắt nhất tại gốc Mỹ cũng chỉ cỡ $80.000. Cỡ máy đó ở TQ chỉ khoảng $40-50.000 thôi. Không nhẽ cái máy ấy nó lại rẻ hơn cái khuôn mà nó làm ra, nếu thế thì anh đây đã thành đại gia cỡ Quốc tế lâu rồi.
Anh cấp nhiều khuôn cho các Maker làm hàng cho Canon, Xe may, ô tô v.v... mà họa hoằn lắm mới có 1 Siêu khuôn (Khuôn Đột liên hợp cho máy đột 200T-500T) hoặc 1 dây chuyền khuôn có giá cỡ $100.000 để làm ra 1 sản phẩm nào đó.
Anh ơi em đã từng nói,cái máy CNC ở trung tâm (model TC-500 của Shenyang machine tool) chỉ là cái máy thực tập (thay vì thực tập trên máy tính hoặc chỉ vài buổi gia công thật như các nơi đào tạo CNC khác...) .Giá của nó theo em biết thì anh nói không sai mỗi chiếc chỉ khoảng trên 50k$ chút .Máy ở xưởng để "làm ăn" thì đương nhiên nó phải khác chứ ạ!(Có ai mua BMW, Mẹc,..về để dạy lái xe đâu..:4: ).Nó chia làm 2 bộ phận,1 về khuôn cỡ nhỏ (sx ra các con chip,linh liện điện tử,.....nói chung cỡ bằng hạt lạc trở xuống..) 1 về khuôn cỡ lớn .Tương ứng sẽ có các loại máy khác nhau .Em được học chủ yếu về khuôn cỡ lớn (bằng cục tẩy trở lên..).Theo em biết các loại máy đó cũng của Taiwan nhưng kích thước rất lớn (để có thể gia công các chi tiết bằng cái oto con..) và giá của nó chắc anh cũng không lạ.
Còn giá khuôn thì cũng tùy vào độ chính xác và độ phức tạp mà có giá tương ứng,và còn phục thuộc nhiều công đoạn khác,yếu tố khác....chứ cái giá từ 100.000 $ trở lên đến vài trăm ngàn là cái giá phổ biến.Để "hầu" được các đại gia ấy có phải đơn giản đâu anh!làm ra khuôn rồi công đoạn lắp ráp cũng mất vài tháng để lắp,cân chỉnh...ngon rồi thì còn phải thử vài ngàn sản phẩm để thử độ ổn định độ bền..sau đó chuyển cho bên sản xuất .sản xuất ra các đại gia đến sờ mó Sản phẩm chán rồi mới xong chứ dễ dàng gì đâu..!!!
 
Last edited:
*Phóng Điện đúng là dịch nguyên tiếng Tàu và theo thiển ý của em cũng có thể coi là hợp lý.Bởi vì "Tia lửa điện "cũng là 1 hiện tượng của phóng điện, hơn nữa quá trình gia công không hoàn toàn chỉ là tia lửa điện mà còn có cả hồ quang điện xảy ra nữa.Điện áp lúc gia công thực tế theo em thấy khoảng vài chục V (điện áp xảy ra hồ qiang điện) nên khó có thể nói là không xảy ra hồ quang (theo em biết trong phóng điện người ta hết sức tránh xảy ra hồ quang).Chính vì vậy theo ý của em gọi là "Phóng Điện" có thể bao hàm các hiện tượng trên nên em gọi thế chứ không phải em rập khuôn sính chữ Tàu.!:4:
Hầy à, lddung thử nghĩ xem nếu không có hiện tượng hồ quang thì làm sao cái máy phóng điện có thể gia công chi tiết? Thực ra hiện tượng chính trong máy phóng điện( ở miền Nam thường gọi là máy bắn tia lửa điện) chính là hiện tượng hồ quang, nhưng có thời gian rất ngắn và được kiểm soát chặt chẽ, nó làm cho vật liệu được gia công chảy ra và dòng dầu( trong máy bắn) hoặc dòng nước( trong máy cắt dây), có áp lực cao dội vào và hất tung ra khỏi vùng gia công. Trong máy cắt dây cũng tương tự.
@LND: Mình cũng đồng ý với bác ở chỗ lddung còn khá nhiều chỗ chưa nắm vững đến tân nguồn cội của vấn đề. Dũng cố gắng thêm nhé.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Em cũng nghĩ là phóng điện ở điện áp thấp cỡ vài chục V thì chủ yếu là hồ quang điện,còn tia lửa điện xảy ra ở điện áp cao cỡ hàng ngàn V (như bugi xe máy) hồi lớp 9 em được học như thế! Nhưng vấn đề "tránh xảy ra hồ quang " là em thấy bên phóng điện họ bảo thế và làm thế(có thể "hồ quang" mà họ nói đây là hồ quang không kiểm soát được?!)...Em cũng chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về bản chất và nguyên lý của phương pháp EDM..Mong được sự góp ý từ mọi người!
 
H

hoaithuong

Author
Ðề: Trình Tự Gia Công Trên Máy CNC

Em cung dang nghiên cứu phần nay,em làm dồ án tốt nghiệp.nếu anh chi nào bit phần quy trình công nghệ gia công các chi tiết điể hình trên máy cnc (như chi tiết dang trọc, bạc, càng, bánh răng, hộp,...).giúp em voi.vì em là nữ nen cung không rành lắm.huuuuuuu
 
Ðề: Trình Tự Gia Công Trên Máy CNC

Mấy anh cho em hỏi nút Work shift trên bảng điều khiên máy tiện của dòng máy DMC(Mogri seki) nó có chức năng gì vậy?thanks!
Anh TYA có thể nói rõ hơn giùm em lệnh G10P00Z-5...được không công ty em có dùng cái này nhưng không hiêu rõ lắm...thanks!
 
R

ruacon4790

Author
Ðề: Re: Trình Tự Gia Công Trên Máy CNC

thông thường điểm 0 sẽ được chỉ định trên bản vẽ, thường là ở góc phôi. Hai cạnh của điểm 0 thường được mài đạt yêu cầu.
Khi rà gá xong thì muốn xác định điểm 0 chính xác ta dùng con quay có lò xo ở trong cho cham vào đường mài, sao đó ta trừ đi bán kính của nó sẽ ra được điểm 0
 
Top