Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

  • Thread starter thangchina
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
Dạ vâng, em xin lỗi :4: nhưng tại sao lại dùng đồng và hàn the để hàn mà lại không dùng vật liệu khác ạ?
 
@tuongx: Cross có biết 2 cái hình tròn tròn ở 2 bên đuôi én của dao tiện định hình lăng trụ để làm j ko?
trên cái đuôi én có 1 đoạn bị lõm vào thì cái đó dùng để làm j?

Bạn hỏi những điều này thì tốt nhất là có hình minh họa, nếu ai chưa làm đồ án này thì cũng khó có thể hiểu bạn hỏi gì.
Rãnh đuôi én đó có góc là 60 độ. Theo mình nghĩ, khi chế tạo thì việc đo góc này tương đối khó, để đơn giản cho việc kiểm tra của người thợ thì người ta đã tính toán và chỉ việc đưa hai con lăn vào tiếp xúc với rãnh đuôi én đó rồi đo khoảng cách giữa hai con lăn. Việc kiểm tra góc 60 độ đó đơn giản hơn nhiều cho người thợ. Hai vòng tròn đó là hai con lăn. Nếu bạn chú ý thì thấy hai vòng tròn này có ghi đường kính, và có cả kích thước khoảng cách giữa hai con lăn. Bạn tự chứng minh nhé, một vài suy luận hình học đơn giản thôi.
Còn "một đoạn lõm vào trên rãnh đuôi én đó" thì đơn giản là để giảm khối lượng gia công và tăng độ chính xác lắp ghép thôi. Bề mặt đó phải đảm bảo độ nhẵn và độ phẳng, nếu để nguyên sẽ phải gia công cả một mặt phẳng đó, mà độ phẳng chưa chắc đã đảm bảo. Thế nên người ta hớt lõm lên một phần để giảm khối lượng gia công, bề mặt lõm đó không cần độ chính xác và độ nhẵn cao. trường hợp này giống như lỗ lắp ghép của con dao phay lăn răng; hoặc giống như trường hợp trên vỏ hộp giảm tốc, chỗ nào cần lắp bu lông thì người ta đúc lồi lên, để chỉ gia công phần đó thôi chứ không phải gia công cả một bề mặt lớn.
Bạn làm ơn vẽ hộ cái hình lên để các bác nhìn rõ hơn và cho thêm ý kiến nhé.
 
M

MrBao

Author
Chào các Thầy và bạn Thangchina! Bạn Thang ạ, vấn đề chọn dao mình nghĩ nếu chỉ là đồ án thì chưa khó lắm. Chẳng bít bạn học thế nào và môi trường ra sao??Tui xin tiết lộ bạn "Chúng ta là những Kỹ sư tra bảng", sách hướng dẫn nhiều lắm, bạn chịu tìm tói có khi còn có được cả tập đồ án giống y nguyên!
Híc, em xin lỗi! Sự thật là nhiều khi làm song một cái đồ án, em chắc chắn có "một số" SV gặp máy đó ngoài thực tế chẳng bít nó là gì, trong khi có thể đã từng " Thiết kế " nó
Các thầy???Em thấy chúng em cần được tiếp xúc thực tế nhiều hơn nữa trong quá trình học !
 
Em xin tra lời câu hỏi tai sao lại dùng đồng và hàn the để hàn mảnh dao hợp kim cứng.
vấn đề thứ nhất đó là khi hàn mảnh dao hợp kim cứng hoặc thép gió bằng đồng sẽ không gây nhiều biến dạng cho mảnh dao do nhiệt độ nóng chảy của đồng nhỏ hơn thép nhiều và mối hàn đồng rất nhanh nguội ,vấn đề thứ hai là tính chảy loãng của đồng rất tốt làm cho có sự gắn kết đều cho mảnh dao và thân dao mà ta không cần phải hàn nhiều vấn đề thứ ba là mối hàn đồng đáp ứng được điều kiện làm việc của dao như lực cắt ,nhiệt độ.
 
Last edited:
N

nguyencongcmd2

Author
em dang làm đồ án dao mà con dao chuốt lỗ lục giác thì em không tài nào tìm nổi dung sai cho lưõi cắt thầy thì bảo tra theo f7 thầy phú sơn nói là tra trên cơ sở dung sai lay rộng và thu hẹp lỗ phần này ở trong dung sai dao doa nhưng nó rất pức tạp và em vẫn chưa tìm được cách nào cho hợp lý mong các thầy cho ý kiến. Rất cảm ơn các thầy
 
thầy Sơn là thầy nào vậy, chắc thầy dạy ở trường bạn à? Mà tên riêng phải viết hoa chứ nhỉ?
 
em dang làm đồ án dao mà con dao chuốt lỗ lục giác thì em không tài nào tìm nổi dung sai cho lưõi cắt thầy thì bảo tra theo f7 thầy phú sơn nói là tra trên cơ sở dung sai lay rộng và thu hẹp lỗ phần này ở trong dung sai dao doa nhưng nó rất pức tạp và em vẫn chưa tìm được cách nào cho hợp lý mong các thầy cho ý kiến. Rất cảm ơn các thầy
Bạn chú ý!!!bạn đã hỏi cùng 1 câu hỏi ở hai topic khác nhau rồi đó.Hãy tôn trọng các thầy bằng cách viết Hoa tên bạn nhé.Còn vấn đề của bạn thì đọc kỹ phần dung sai dao Doa sẽ thấy cái bạn cần.Còn ý này nữa dung sai tra hay tính ra phải chế tạo được nhé.
Thân!
 
Last edited:
N

nguyencongcmd2

Author
I'm sorry!!! vì trong giáo trình DCC1 và 2 nói về phần này ko rõ lắm chắc em phải tìm sách khác mà bây giờ thì đang vội quá lên có gì sơ xuất mong các thầy bỏ qua cho thầy Phú Sơn đang dạy em môn DCC2 em sẽ cố tìm hay hỏi thêm thầy cảm ơn các thầy đã cho ý kiến!!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bạn Viết lại phần Sách viết, có gì không hiểu thì bôi đỏ, bạn sẽ được giúp đỡ.
 

TYA

Well-Known Member
Em xin tra lời câu hỏi tai sao lại dùng đồng và hàn the để hàn mảnh dao hợp kim cứng.
vấn đề thứ nhất đó là khi hàn mảnh dao hợp kim cứng hoặc thép gió bằng đồng sẽ không gây nhiều biến dạng cho mảnh dao do nhiệt độ nóng chảy của đồng nhỏ hơn thép nhiều và mối hàn đồng rất nhanh nguội ,vấn đề thứ hai là tính chảy loãng của đồng rất tốt làm cho có sự gắn kết đều cho mảnh dao và thân dao mà ta không cần phải hàn nhiều vấn đề thứ ba là mối hàn đồng đáp ứng được điều kiện làm việc của dao như lực cắt ,nhiệt độ.

===========================
Nhất thiết là đồng vì không thể hàn hai cái cứng, rất cứng bằng cái thứ 3 cũng cứng được !

Đồng ở đây để hấp thụ và giảm rung động cắt. Đồng còn được làm lõi cho thân các dao tiện siêu cứng. Yên tâm đi không phải Cu nguyên vẹn...à quên , nguyên chất đâu
 
Ðề: Re: Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

em cũng đang làm đồ án về dao tiện định hình lăng trụ gá thẳng có điểm cơ sở ngang tâm.Nhưng theo tài liệu hướng dẫn em có thì góc trước của dao lấy từ 10 đến 12 độ tùy vào vật liệu gia công,và góc trước chỉ hình thành trong quá trình gá đặt dao khi gia công chứ thực tế con dao bình thường không có góc trước hay góc sau đâu
 
Ðề: Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

theo minh đoán không nhầm thì cái " đuôi én" mà bạn nói là mang cá dùng để gá kẹp dao khi gia công.Hai hình tròn đó là thể hiện cho bi kiểm dùng để kiểm tra góc 60 độ của mang cá
Còn đoạn lõm xuống của mang cá nhằm tiết kiệm thời gian và nguyên công khi gia công mặt tựa đó.Vì phần đó đòi hỏi cần gia công tinh đạt độ chính xác cao.Cấp chính xác và dung sai của nó được tiêu chuẩn hóa.Và chỉ cần 2 mặt bên đó đủ làm mặt tỳ để cố định chi tiết rùi
 
Ðề: Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

theo minh đoán không nhầm thì cái " đuôi én" mà bạn nói là mang cá dùng để gá kẹp dao khi gia công.Hai hình tròn đó là thể hiện cho bi kiểm dùng để kiểm tra góc 60 độ của mang cá
Còn đoạn lõm xuống của mang cá nhằm tiết kiệm thời gian và nguyên công khi gia công mặt tựa đó.Vì phần đó đòi hỏi cần gia công tinh đạt độ chính xác cao.Cấp chính xác và dung sai của nó được tiêu chuẩn hóa.Và chỉ cần 2 mặt bên đó đủ làm mặt tỳ để cố định chi tiết rùi
Chú ý 2 bi kiểm là bi đũa (trụ), có quy định dung sai, được đặt vào 2 rãnh mang cá rồi đo giá trị M (như trong hướng dẫn). Nếu M nằm trong khoảng cho phép (như trong bảng) thì OK, nếu ko thì NG.
Mọi người hay nhầm là bi hình cầu sẽ bị các thầy hỏi cho đến nơi đến chốn.
 
A

anhtuquanho

Author
Ðề: Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

Chào bạn !
Mình đang học ở trường ĐHCN HN.
Bọn mình cũng được học môn Thiết kế dụng cụ cắt do thầy Phùng Xuân Sơn giảng dạy.
Bọn mình cũng được làm đồ án môn này.
Mình thấy bạn hỏi rất hay.
Và mình cũng có ý kiến như sau.
Tính tmax để tìm lực cắt lớn nhất khi gia công để chọn ra kết cấu dao và lưỡi cắt hợp lý.
Còn điểm ngang tâm (gốc 0 - điểm cơ sở) để khi gia công dao sẽ cứng vững hơn, bề mặt bóng hơn và giảm rung động khi gia công. Và điểm đó có đường kính là nhỏ nhất.
Mình vẫn còn tài liệu về dụng cụ cắt có j cứ email cho minh
anhtuquanho@gmail.com
nick yahoo: anhhhaiquanho_bn
 
B
Author
Ðề: Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

Em chào các thầy!

Em đang phải làm đồ án Dao cắt, trong đồ án này có 3 phần, phần I là chế tạo dao tiện định hình và phần II là chế tạo dao chuốt, phần III là tính toán chế độ cắt cho nguyên công tiện bóc vỏ chi tiết phần I.
Đồ án này em thấy rất ngắn so với đồ án Chi tiết máy em đã làm, nhưng để hiểu được nó thì lại khó hơn CTM nhiều. Qua 2 buổi thảo luận mà chúng em vẫn chưa tìm được câu trả lời cho các vấn đề như:

* Đối với dao tiện định hình:
-Tại sao lại tính toán theo Chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết chọn t max= (Dmax- Dmin)/2 ?
-Tại sao lại chọn điểm cơ sở ngang tâm là điểm có Dmin trên chi tiết?
-Chọn góc trước, góc sau thế nào cho hợp lý? (tất nhiên là không nội suy, vì nội suy chỉ là tính toán chứ không phải chọn). Ví dụ: Dao em chọn là dao tròn vì Chi tiết CCX IT 12, Vật liệu thép 45, độ nhám cấp 5. Góc sau chọn là 12 độ thì giảm ma sát,cắt dễ dàng, nhưng chọn 10 độ thì mũi dao lại bền hơn...
...
* Đối với dao chuốt: Em sẽ hỏi sau vì em biết trả lời hết những câu hỏi trên là đã rất khó !?( Em mong không phải là câu nói quen thuộc của thầy giáo em "Mong em đọc lại tài liệu!").

Em cảm ơn các thầy!
Chào bạn! Có lẽ mình sẽ mạo phạm trả lời các câu hỏi của bạn ngắn gọn như sau :D
I. Đối với dao tiện định hình:
1. Tại sao tính toán theo chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết chọn tmax = 1/2(Dmax-dmin)
Khi bạn thiết kế và kiểm nghiệm về độ bền của dao thì bạn phải tính toán trong trường hợp dao chịu lực lớn nhất, tức rằng khi tính toán phải tính ở thời điểm lực cắt là lớn nhất. Nếu bỏ qua vận tốc cắt V và lượng tiến dao S thì chiều sâu cắt là nguyên chính ảnh hưởng tới lực cắt, vậy nên phải chọn tmax để tính toán. Vậy nên khi dao cắt ở tmax mà dao vẫn không bị hỏng (như gãy, sứt, mẻ, mòn v.v...) thì dao mới có thể gia công chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật mà bản vẽ đưa ra.
2. Điểm cơ sở ngang tâm là điểm Dmin trên chi tiết là điểm cao nhất của mũi dao nếu xét trên mặt phẳng ngang chứa đường trục của chi tiết. Như vậy nó sẽ thuận tiện để mình tính toán profil của dao tiện định hình hơn trong quá trình thiết kế. Bạn cũng rất rõ rằng tại sao phải tính toán profil của dao tiện định hình trên 2 tiết diện vì bản thân dao tiện có góc trước (gama) và góc sau (alpha), vậy nên profil của dao sẽ khác so với profil của chi tiết do vậy để thuận tiện trong quá trình tính toán thì các nhà thiết kế chọn điểm Dmin là điểm gốc, cũng là điểm cao nhất của mũi dao để làm điểm gốc.
3. Cơ sở nào để chọn góc trước và góc sau?
- Về mục đích chọn góc trước và góc sau thế nào thì có lẽ là xuất phát từ các yêu cầu cắt được và làm sao đảm bảo đc tuổi bền của dao.
- Các nhà khoa học nghiên cứu rằng là góc sau alpha lớn hơn 12 độ thì lực cắt giảm không đáng kể nên trong thiết kế chọn alpha = 12 độ là maximum.
- Khi tiến hành chọn thì người thiết kế cần quan tâm tới vật liệu làm dao và vật liệu gia công. Ví dụ như vật liệu có độ cứng cao thì góc alpha và gama phải giảm để tăng tuổi bền của dao.
Mình nhớ là trong quyển hướng dẫn thiết kế có phụ lục để bạn có thể chọn đc góc alpha và gama hợp lý.
II. Dao chuốt: bạn có gì thắc mắc thì cứ đưa lên nhé :D! Có gì mình trả lời đc mình sẽ giúp.
 
B
Author
Ðề: Xin hỏi ME có phải là giáo viên không mà mọi người gọi là thầy vậy ?

Đúng như câu hỏi trên thôi. Em đang là sinh viên năm thứ 4 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Bấy lâu nay tham gia diễn đàn nhưng không lần nào qua bên dụng cụ cắt để xem các bài viết nhưng lần này sang thăm bên này quả thật thất vọng vì ME có nhiều bài được các bạn trong diễn đàn thx và có những người gọi là thầy. Em cũng nghĩ đó là thầy thật và giờ thì phải nghi ngờ rồi.
Và chính 4 điểm nêu ra của ME trên đây đúng là cái mà em băn khoăn nhất:
1. Các dao định hình (tiện ren, tiện bề mặt định hình, bào định hình, phay định hình..) có góc trước bằng không hoặc rất nhỏ (2-4 độ). Sỡ dĩ như vậy là vì khi các dao này bị mòn đi thì họ sẽ mài mặt sau và profile của phần cắt của dao không bị thay đổi. Nghĩa là sẽ gia công chính xác bề mặt định hình theo đúng như biên dạng của dao.
Góc trước của các dao định hình không hề hoàn toàn nhỏ vì nó phụ thuộc vào vật liệu chế tạo dao và vật liệu phôi nên em xin bác bỏ ý kiến trên. Nhiệm vụ của thiết kế dao tiện định hình mấu chốt nằm ở góc trước cái này được phép trọn trong các sổ tay vì tính toán nó rất phức tạp. Còn để mài sắc dụng cụ cắt như tiện định hình chỉ có người không qua tính toán thiết kế dao mới nói mài sắc bằng cách mài mặt sau, xin thưa không ai có thể chế tạo từng đá mài cho mỗi dao tiện định hình để mài mặt sau cả vì mặt sau của mỗi dao định hình (vì tính chất đặc thù của nó) không có 2 con dao dùng để gia công 2 chi tiết khác nhau lại có profil mặt sau giống nhau hết nên để mài mặt sau dao định hình phải có một đá mài riêng cho mỗi dao (tốn kém và dễ gây ra sai lệch profil dụng cụ) và với dao định hình mặt trước là mặt phẳng nên phương án đưa ra là mài mặt trước để đảm bảo profil dụng cụ một cách đơn giản nhất và ít tốn kém.
2. Khi tiện, dao phải gá ngang tâm vì như thế mới gia công đúng hình dáng yêu cầu (theo biên dạng của dao).
Cái này hoàn toàn sai về bản chất. Không phải cứ gá ngang tâm chi tiết là có hình dạng yêu cầu của chi tiết. Gá dao tiện định hình có 3 cách gá: gá ngang tâm, gá nghiêng và gá nâng. Thực sự mà nói, gá ngang tâm đạt độ chính xác thấp nhất so với yêu cầu, và chỉ tốt nhất với tiện trụ trơn với đường kính trụ không thay đổi. Với các chi tiết định hình thì tùy vào độ phức tạp của chi tiết mà có thể gá nghiêng với góc nghiêng tính toán. Gá nâng nhằm đảm bảo cho các bề mặt có biên dạng chủ yếu như hình côn đảm bảo độ chính xác profil khi gia công bằng dao tiện định hình. Phương án gá thẳng chỉ có sinh viên khi tính toán thiết kế dao tiện định hình chọn thôi vì theo phương án này việc tính toán đơn giản hơn so với gá nghiêng và gá nâng. Nhưng thực tế chi tiết yêu cầu độ chính xác cao hơn thì phải gá nghiêng hoặc gá nâng tùy theo độ phức tạp của profil chi tiết.
3. tmax tính như bạn đã nêu như vậy thì khi đó lực cắt sinh ra sẽ lớn nhất.
tmax chính là chiều sâu lớn nhất của profil dao. Nguyên nhân tính theo tmax chính do kết cấu dao tiện định hình quyết định bởi chiều sâu lớn nhất tmax và chiều dài L của chi tiết. Nhiệm vụ thiết kế dao tiện định hình chính là tính toán cho các yếu tố kết cấu của dao nên phải tính theo tmax là chuyện đương nhiên. Chứ không phải nguyên nhân là tmax sinh ra lực cắt lớn nhất. Vì dao tiện định hình cả hình tròn và lăng trụ đều đảm bảo khả năng chịu lực cắt lớn do đặc thù kết cấu dao.
4. Em phải có sổ tay thiết kế dao hoặc sổ tay chế tạo máy có nội dung này để có các giá trị tham khảo góc độ của dao khi thiết kế. Việc chọn giá trị các góc về cơ bản liên quan đến ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác gia công cũng như những vấn đề khác liên quan. Điều này em đã học trong môn nguyên lý cắt (một vài yếu tố cơ bản chính bản thân em đã giải thích trong bài viết của em rồi đấy).
Với ý kiến này em hoàn toàn đồng ý với "thầy" ME vì nó rất chung chung. Sổ tay thiết kế của mỗi dụng cụ đều có các giá trị tham khảo và thậm chí quy định cho việc chọn các thông số hình học theo các điều kiện đầu vào do việc tính toán và theo thống kê cho ra các thông số đó. Nhưng thường nó thừa hơn so với tính toán rất nhiều nếu đơn giản ta nên tính toán chính xác theo các công thức chính xác. Đó chính là lời khuyên của các thầy là các Giáo Sư và phó Giáo Sư bên bộ môn Công nghệ Chế tạo máy ĐH BK Hà Nội.
Còn một điểm nữa cũng phải nói thôi. Xin lỗi ở đây không nói đến vấn đề các trường đào tạo như thế nào nhé. Chúng ta không thể biết làm một cái gì đó nếu chúng ta không làm nó. Theo quan điểm của riêng em thì việc đưa một đồ án thiết kế dụng cụ cắt vào chương trình học là một điều tuyệt vời đấy. Vì Công nghệ chế tạo máy mà không biết công cụ mình đang sử dụng được làm như thế nào thì .... Cái này các bạn tự nhận xét nhé.
Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết này. Và xin lỗi thầy ME nếu có gì không phải.
Đọc kỹ hơn bài của bạn mình thấy có cùng quan điểm là dao nên mài mặt trước vì mặt trước là mặt phẳng. Còn mặt sau đối với dao tiện định hình là tập hợp của nhiều bề mặt (phụ thuộc vào chi tiết gia công) vậy nên để mài mặt được mặt sau thì mình phải chế tạo ra viên đá mài có hình dáng tương xứng (như thế này là làm khó anh công nghệ) vậy nên là mài mặt trước. Và tiện thể là khi dụng cụ cắt mòn thì người ta thường mài lại mặt trước chứ ít khi mài lại mặt sau.
 
Status
Not open for further replies.
Top