Các thầy em hỏi về chế tạo dao tiện định hình và dao chuốt!

  • Thread starter thangchina
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
T

thangchina

Author
Em chào các thầy!

Em đang phải làm đồ án Dao cắt, trong đồ án này có 3 phần, phần I là chế tạo dao tiện định hình và phần II là chế tạo dao chuốt, phần III là tính toán chế độ cắt cho nguyên công tiện bóc vỏ chi tiết phần I.
Đồ án này em thấy rất ngắn so với đồ án Chi tiết máy em đã làm, nhưng để hiểu được nó thì lại khó hơn CTM nhiều. Qua 2 buổi thảo luận mà chúng em vẫn chưa tìm được câu trả lời cho các vấn đề như:

* Đối với dao tiện định hình:
-Tại sao lại tính toán theo Chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết chọn t max= (Dmax- Dmin)/2 ?
-Tại sao lại chọn điểm cơ sở ngang tâm là điểm có Dmin trên chi tiết?
-Chọn góc trước, góc sau thế nào cho hợp lý? (tất nhiên là không nội suy, vì nội suy chỉ là tính toán chứ không phải chọn). Ví dụ: Dao em chọn là dao tròn vì Chi tiết CCX IT 12, Vật liệu thép 45, độ nhám cấp 5. Góc sau chọn là 12 độ thì giảm ma sát,cắt dễ dàng, nhưng chọn 10 độ thì mũi dao lại bền hơn...
...
* Đối với dao chuốt: Em sẽ hỏi sau vì em biết trả lời hết những câu hỏi trên là đã rất khó !?( Em mong không phải là câu nói quen thuộc của thầy giáo em "Mong em đọc lại tài liệu!").

Em cảm ơn các thầy!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Trước tiên xin hỏi bạn là bạn đã có trong tay mấy con dao ấy chưa?
nếu chưa có thì đi mua đi rồi chụp hình đưa lên diễn đàn, chúng ta cùng Mổ xẻ con dao.
Ko nói lý thuyết xuông kiểu trong sách có vẽ hình rồi đâu nhé, hãy nhìn tận mắt và sờ tận tay để khám phá những điều mà trong sách ko nói đến hoặc truyền đạt ko hết.
 

ME

Active Member
Ở các trường miền Nam, nhất là BKtp HCM, người ta quan niệm Vn chủ yếu là mua dao cắt chứ có thiết kế chết tạo gì đâu. Đó trong chương trình ngành chế tạo máy không có đồ án dao như BKHN. Chỉ có 1 môn về Dao cắt khoảng 30 tiết thậm chí không có. Một phần là vì họ đào tạo theo tín chỉ, thời gian học chỉ có 4,5 năm nên rất nhiều môn học bị bỏ đi, tuy nhiên họ cũng có nhiều môn mới (theo một số trường ở Anh, Mỹ) mà BKHN không có.
Tôi cũng không được học về môn này đâu. Tôi chỉ biết sơ qua về dao và có thể trả lời vài ý như thế này cho em:
1. Các dao định hình (tiện ren, tiện bề mặt định hình, bào định hình, phay định hình..) có góc trước bằng không hoặc rất nhỏ (2-4 độ). Sỡ dĩ như vậy là vì khi các dao này bị mòn đi thì họ sẽ mài mặt sau và profile của phần cắt của dao không bị thay đổi. Nghĩa là sẽ gia công chính xác bề mặt định hình theo đúng như biên dạng của dao.
2. Khi tiện, dao phải gá ngang tâm vì như thế mới gia công đúng hình dáng yêu cầu (theo biên dạng của dao).
3. tmax tính như bạn đã nêu như vậy thì khi đó lực cắt sinh ra sẽ lớn nhất.
4. Em phải có sổ tay thiết kế dao hoặc sổ tay chế tạo máy có nội dung này để có các giá trị tham khảo góc độ của dao khi thiết kế. Việc chọn giá trị các góc về cơ bản liên quan đến ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác gia công cũng như những vấn đề khác liên quan. Điều này em đã học trong môn nguyên lý cắt (một vài yếu tố cơ bản chính bản thân em đã giải thích trong bài viết của em rồi đấy).
Hy vọng bạn nào đã học hoặc cơ nguyên cứu sâu về dao cắt sẽ giải thích đích đáng và chính xác hơn.
 

ME

Active Member
À, nếu Gv hướng dẫn của bạn trả lời câu hỏi của bạn thì cho tôi biết nội dung nhé. Tôi muốn học hỏi thêm.
 
V

vtech

Author
Quả thật vấn đề này cũng hay đấy, trong 4room của chúng ta có bác Phuson163 là GV môn DCC, có lẽ bác Sơn sẽ cho chúng ta câu trả lời .
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Có sách về dụng cụ cắt mà. Bạn chịu khó ra thị trường sách đi.
Mai mốt biết đâu đấy là bảo bối cũng nên.
 
T

thangchina

Author
Em chào các thầy! Trước hết em xin cảm ơn các thầy đã cho em những lời khuyên hữu ích!

Quả thực là hôm trước em không bít thầy Liễu Ngân Đình trong Sài gòn nên khi thầy nói em đi mua dao về, chụp ảnh, post lên Forum thì em thấy " hốt" vì mua 1 con dao tiện định hình khá đẳt, với lại em đang thiết kế đồ án môn học nên sẽ toàn áp dụng lý thuyết, thầy giáo hướng dẫn cũng sẽ hỏi lý thuyết xuông. Em và các bạn cũng đã tìm sách cả ngoài thị trường và trong thư viện trường nhưng đầu sách nghèo nàn lắm. Các thầy của em cho biết quyển " Thiết kế dụng cụ cắt" của XEMESENKO viết khá đầy đủ nhưng em cũng chẳng thấy đâu có!

Em xin lĩnh hội những gì thầy ME truyền đạt. Và em mong thầy đừng buồn vì thầy giáo hướng dẫn chỉ hỏi thôi chứ không trả lời để bắt SV tự đi nghiên cứu, như thế sẽ nhớ lâu hơn! Tuy nhiên em sẽ cố "gạ" thầy trả lời nếu lúc bảo vệ không trả lời được!!!!!! Ah mà dao tiện định hình của em thiết kế lại mài theo mặt trước khi bị mòn nhưng vẫn đảm bảo các thông số hình học của lưỡi cắt!

Thanks vtech vì đã quan tâm đến vấn đề này! Mình (xin phép xưng hô thế) sẽ xin ý kiến của thầy Phuson163.

" Alo! Có phải thầy Phuson163 không ạ? Em mong nhận được sự chỉ giáo của thầy về vấn đề trên ạ!"
 

ME

Active Member
Khi mài mặt trước nhưng vẫn đảm bảo góc trước bằng không thì vẫn đảm bảo các thông số hình học của phần cắt em ah.
 

ME

Active Member
Em có thể tìm trên mạng về dao chuốt. Ở Vn mà tìm chụp hình dao chuốt thì cũng khó. Cũng không cần thiết đi chụp hình dao tiện định hình làm gì vì dao định hình nó muôn hình muôn vẻ tùy theo yêu cầu gia công. Ví dụ em chỉ cần mài mũi dao cho thành 1 cung tròn với bán kính cong nào đó để tiện rãnh cong thì đó cũng là một dao tiện định hình đơn giản.
Tuần trước tôi có đi xem triển lãm quốc tế về chế tạo máy tại thành phố Brno, Cộng hòa Séc,và có chụp máy hình về dao chuốt. Nếu em cần hình thì tôi có thể gởi cho em.
 
T

thangchina

Author
Vâng! Thầy gửi cho em với ạ! Em cũng sẽ cố gắng tìm hiểu trên mạng nhiều hơn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Vậy là sau 1 buổi lượn chợ Dao cơ khí, bạn đã hiểu ra nhiều vấn đề rồi đó.
Nghĩ lại thấy bạn giống thằng em cô bạn thân của tôi quá, cậu ấy học Cao Đẳng Cơ Tin Bách Khoa Hà Nội cuối năm thứ 1. Tôi giao việc đi phát tờ rơi và lương là 200.000/ngày, cậu ấy hí hửng lắm, vạch kế hoạch, xem sơ đồ,v.v... và phương án đã xong. Lên đường với cái xe máy mượn của chị gái cậu ấy mới phát hiện ra đường HN có nhiều đường 1 chiều khiến cậu ấy phải thay đổi đường đi, 1 phát hiện nữa là số nhà được đánh bên Chẵn bên Lẻ. Dù cậu ấy sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Và sau 2 ngày lượn đường cậu ấy phát hiện thêm 1 vấn đề nữa là NGHỀ CƠ KHÍ SAO MÀ BẨN THỈU DẦU MỠ thế?

Bạn cũng đã biết dao tiện định hình là thế nào rồi, về cơ bản thì nó muôn hình vạn trạng nhưng ngày nay để gia công dao tiện hình thì đầu tiên sẽ là xác định hình dáng dao cần làm, hàn mảnh hợp kim tương ứng lên thân dao, đưa dao lên máy cắt dây để cắt lấy hình dáng dao (cắt trụ) sau đó chuyển qua chế độ cắt côn để cắt góc thoát của dao. Thông thường tiện thép 45 người ta cắt côn luôn, ko cần cắt trụ. Sau đó lật dao ngang ra để cắt góc thoát của dao, cũng có thể tự mài tay nếu đơn giản. Cuối cùng là mài dao tiện định hình trên máy mài dao chuyên dụng.
Với những câu hỏi bạn nêu ra thì mình nghĩ nó ko chỉ áp dụng cho dao tiện thường mà cả dao tiện định hình cũng phải trả lời như vậy. Vậy nên bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong sách cho dao tiện nói chung. Vì nều ko làm thế sự phân lực lên đầu dao là lớn nhất khi ở dưới đường ngang tâm hoặc bị trượt, va đập khi cao hơn đường ngang tâm.
 

ME

Active Member
Đây là một số dao chuốt. Không phải mấy tấm hình mình chụp ở hội chợ đâu.Lấy trên mạng thôi.



Dao chuốt rãnh then
 

ME

Active Member
Còn đây là dao đã chụp ở triễn lãm MSV 2007 Brno
 
T

thangchina

Author
Phần I (Chế tạo dao tiện định hình) của em được cô giáo trả rồi, sai nhiều quá! Em quyết định tăng góc sau lên 12 độ, cắt vừa dễ lại đạt cấp độ nhám mà chẳng ai bẻ mình nữa (vật liệu của em chỉ là thép 45 thôi mà) tuy nhiên thế có nghĩa là em phải làm lại hết!!! Em phát hiện ra rằng chiều cao đoạn lưỡi cắt phụ để chuẩn bị cắt đứt t nên lấy nhỏ đến mức có thể chứ không phải t <= tmax thì lấy t gần tmax để giảm lực cắt --> giảm rung động ~ tăng độ chính xác gia công. Còn bây giờ em phải làm phần II đã, khó quá mà ngày kia phải nộp rồi :-[
 
M

mechanic

Author
Chào bạn Thangchina. Quyển sách Thiết kế DCC kim loại của Xemesenko mà Thầy của bạn giới thiệu rất hay đấy. Nó gồm 2 tập. Với đồ án môn học dao cắt như của bạn, chỉ có dao tiện định hình và dao chuốt thì chỉ cần đọc tập 1 là OK. Sách này đã được dịch sang tiếng Việt. Hiện nay, quyển này hơi bị ít.
Bạn cần tìm à? Liên hệ với thầy Sơn nhé.
Theo tớ thì Đồ án Dao có sách hướng dẫn rất tỉ mỉ. Chỉ cần chịu khó đọc một chút thôi là hiểu được mà. Dưới đây là một vài ý kiến của tớ:
- tại sao lại căn cứ vào t[max] để chọn kết cấu dao? Vì căn cứ vào đó để xác định giá trị lực cắt lớn nhất, từ đó chọn kết cấu của dao cho đảm bảo độ cứng vũng.
- Tại sao lại chọn điểm trên chi tiết có đường kính nhỏ nhất làm điểm cơ sở ngang tâm? Bạn xem lại, góc trước và góc sau tại các điểm có đường kính khác nhau có thay đổi không; giá trị của góc sau có thể âm được không; Rà gá mũi dao để đảm bảo ngang tâm ở tiết diện nào dễ hơn, đường kính chi tiết lớn hay nhỏ?
Thực ra, bạn có thể đọc bản vẽ rồi tự mình dựng một hình 3D về con dao tiện của bạn là nhìn ra ngay. Cực kỳ đơn giản, tớ dùng SolidWork vẽ thử rồi, cả dao tròn và dao lăng trụ.
Thỉnh thoảng lên mạng tìm, cũng có thể thấy con dao đó như thế nào mà. ví dụ chuốt, bạn vào Google.com và gõ keyword "Broach" là ra vô kể.
 
T

thangchina

Author
Thangchina( Thắng Tàu) rất vui vì nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thành viên về vấn đề này!
Cảm ơn dondoan! dondoan có thể gửi DVD cho thangchina theo địa chỉ : Trần Quang Thắng, lớp K40CCM03, trường Đh Kỹ thuật Công nghiệp, đường 3-2, phường Tích Lương, thành phố Thái nguyên, Thái nguyên.
Mechanic! Mình và các bạn trong trường biết là có những quyển sách hay ( Thiết kế DCC kim loại của Xemesenko , Metal cutting của Trent )nhưng tìm được nó khó quá! Bọn mình làm đồ án chủ yếu dựa theo Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học của thầy Trịnh Khắc Nghiêm viết riêng cho Bộ môn, ngoài ra là Nguyên lý và dụng cụ cắt, Cơ sở chất lượng của quá trình cắt, Nguyên lý gia công vật liệu.
Về những gì bạn gợi ý thì mình cũng đã nghĩ ra vấn đề là rà gá sẽ dễ dàng hơn, nhưng còn về góc sau góc trước thì đúng là nếu chọn điểm trên chi tiết có đường kính lớn nhất chẳng hạn ( mà vẫn theo cách tính như khi chọn điểm có đường kính nhỏ nhất trên chi tiết ) thì theo các điểm biên dạng sẽ có góc sau tiến dần đến 0 hoặc có thể âm, còn góc trước sẽ lớn lên dần (có giá trị dương), điều này là bất lợi. Vậy phải chọn điểm có đường kính nhỏ nhất trên chi tiết làm điểm cơ sở ngang tâm. Cảm ơn bạn!
 
M

mechanic

Author
Sách vở thì nhiều lắm. thangchina có thể liên hệ với các bạn lớp H và lớp E. Thầy cho copy hết rồi, còn nhiều quyển khác nữa cơ. Bạn đã bao giờ hỏi các thầy chưa, nếu chưa hỏi thì đừng kêu là không có hay không tìm được.
 
T

thangchina

Author
Ok! cảm ơn mechanic! Mình đã quá phụ thuộc vào internet cái gì cũng nghĩ là sẽ giải quyết với nó mà quên mất rằng một số việc có thể giải quyết dễ dàng khi offline. Mình sẽ hỏi lại các bạn lớp E một lần nữa và chắc chắn là gặp thầy để xin tài liệu, lời khuyên. Tối nay, thầy phuson đã wellcome mình!
 
B

binh_Ctm_bkhn_47

Author
Cậu này chắc học Bách Khoa Hà Nội hả? Về vấn đề này ngày xưa bọn mình cũng làm rùi. Nói là ngày xưa thôi mới cách đây 1 năm à. nếu về cách chế tạo dao bạn có thể ra xưởng C8 hỏi máy thấy cô ở đó các thầy sẽ chỉ cho. Sách cũng có trên thư viện trường có bạn nên tìm mà đọc. Các đồ án chế tạo dao trong KTX thì thiếu gi? Hỏi các đại ca khoá trên là biêt ngay mà. Thường thì trước các buổi bảo vệ có buổi phụ đạo thêm để hỏi các thầy thoải mái. Hỏi thầy dạy nguyên lí cắt đó. Cái quan trọng là phải mạnh dạn hỏi ko được ngại. Các thày rất thích các em hỏi đó, vì khuyến khích tinh thần ham học hỏi mà. không thì ra HSV Khoa Cơ Khí gặp A. Hiệu hỏi nhé-Liên chi Hội trưởng khoa Cơ Khí HN ĐHBK hà Nội. nếu hỏi hết chắc bạn sẽ có được câu nhiều câu trả lời thoả đáng đó. Chúc may mắn!
 
Status
Not open for further replies.
Top