Bàn luận về cosmosworks trong solid !

Author
Chào ae !
Mình có 1 vài điều chưa rõ về cosmosworks đưa ra đây ae nào biết chỉ giáo nhé :
- thứ nhất : khi ta kiểm tra bền của 1 cụm chi tiết (đã đặt mate) thì việc đặt mate đó có ý nghĩa gì anh em cho ý kiến nhé (như mình thấy thì đặt mate tương tự việc liên kết cứng 2 chi tiết đó với nhau (hàn))
- thứ hai : nếu việc đặt mate tương tự như hàn thì khi tính bền tại các bề mặt tiếp xúc ta phải dùng contact nhưng mình ko rõ thứ tự chọn các mặt , và 1 điều nữa là dùng contact thì quá trình tính toán sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian và hay báo lỗi , ae nào có giải pháp nào hay hơn dùng contact thì chỉ cho mình với.
- thứ ba : nếu ta đặt bulong (lấy trong thư viện) thì làm sao để có thể tính được lực tác dụng lên nó , vì bình thường khi tôi mesh nó đều ko tính đến các bulong này, nếu dùng liên kết bulong thì ae có thể chỉ cho mình các bước để đặt được bulong nền (một đậu chôn vào betong một đầu bắt ecu) tôi làm theo help nhưng ko thấy đc
Cảm ơn ae ! nếu ai biết xin chỉ giáo !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Chào bạn,

Thứ nhất:
Theo mặc định, tất cả các tiếp xúc của mọi thành phần trong tổ hợp đều được coi như là hàn cứng (Bond), giữa chúng sẽ không bao giờ có khe hở và cùng bị biến dạng theo nhau. Các ràng buộc mà bạn đã gán cho các thành phần này (trong môi trường Assembly) không có ý nghĩa gì khi tính toán trong Cosmos. Nếu kết cấu mà bạn định phân tích không hề bị gắn chặt với nhau, chúng có thể trượt trên nhau hoặc bị tách ra khi chịu tải... thì bạn cần lựa chọn một kiểu tiếp xúc khác, đó là kiểu Free.
Để làm được điều này, bạn right-click thư mục Contact/Gaps, chọn Set Global Contact... (tức là đặt điều kiện tiếp xúc chung) rồi chọn Free (No interation) thay vì Bonded (No clearance) như mặc định. Còn tùy chọn thứ ba là No penetration sẽ khiến cho các chi tiết máy có thể đi xuyên qua nhau (thâm nhập vào nhau), tôi chẳng hiểu nó có tác dụng thực tiễn gì, vì thực tế có bao giờ xảy ra như vậy đâu?
Thế còn trường hợp trong cùng một tổ hợp, có những chi tiết máy được gắn chặt, lại có những chi tiết máy khác không được gắn chặt với nhau thì sao? Cosmos cung cấp cho ta một số tùy chọn bổ sung khác. Ví dụ, đa phần các chi tiết máy được lắp chặt với nhau, nhưng có vài nhóm chi tiết thì trượt tự do, bạn hãy vẫn đặt điều kiện tiếp xúc chung là Bonded (No clearance) như mặc định. Sau đó, bạn right-click thư mục Contact/Gaps, nhưng bây giờ thì chọn Define Contact Set... để đặt điều kiện tiếp xúc cho các cụm chi tiết này.
Cũng tương tự, nếu trong cụm chi tiết bạn vừa xác định điều kiện tiếp xúc xong, lại có vài chi tiết có kiểu tiếp xúc khác, bạn chỉ cần right-click thư mục Contact/Gaps, rồi chọn Define Contact for Components....

Thứ hai:
Nói chung, độ phức tạp và độ chênh lệch giữa các kích thước của mô hình càng lớn thì thời gian và dung lượng tính toán càng lớn. Ngay việc chỉ phân tích cho 1 chi tiết máy, nếu có thể thì ta cũng đã nên giản lược mô hình hoặc chỉ phân tích một phần nhỏ nhưng đại diện được cho mô hình. Ví dụ, để tính toán một vỏ bình chịu áp tròn xoay, ta chỉ nên phân tích cho một "múi" vỏ bình (chừng 60 độ) thôi. Hoặc để tính toán cho một dầm chịu lực dài, ta nên áp dụng tải từ xa (Remote Load) cho một mẩu ngắn của chiếc dầm này. Cho nên, nếu có thể, bạn hãy cố cân nhắc để chỉ phải tính toán cho một vài chi tiết máy chứ đừng ôm đồm phân tích toàn bộ tổ hợp.
Ví dụ, thay vì tính toán độ bền cho một hộp giảm tốc hoàn chỉnh, bạn hãy tính riêng cho từng chiếc trục. Với mỗi chiếc trục này, bạn hãy đặt các lực tương tự như khi trên đó có lắp đầy đủ các bánh răng, vòng bi, cavet... Tất nhiên, khi đó, đòi hỏi bạn phải nắm vững nguyên lý máy để đừng có đặt nhầm tải trọng và điều kiện ổn định của mô hình.

Thứ ba:
Không cần tính các mối ghép bulon như kiểu bạn đã làm, hãy chỉ cần phân tích cho từng chi tiết sẽ được kẹp chặt bằng bulon. Right-click thư mục Load/Restraint, chọn Connectors, chọn tiếp Bolt là bạn có ngay liên kết bulon. Sau đó bạn đặt các giá trị thích hợp cho các mục trong panel này là xong.
Chúc thành công!
 
Author
Cám ơn anh vì câu trả lời !
Nếu có thời gian anh có thể cho em 1 ví dụ về sử dụng bulong nền trong phần connection dc ko anh, phần này em ko sao làm dc.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
ngô văn hiến viết:
Cám ơn anh vì câu trả lời !
Nếu có thời gian anh có thể cho em 1 ví dụ về sử dụng bulong nền trong phần connection dc ko anh, phần này em ko sao làm dc.
Chào bạn Hiến,

Bài trước, tôi đã chỉ rõ cách thực hiện việc tính toán mối ghép bulon. Tiếc là chưa đưa ra ví dụ minh họa được.

Có thể bạn quên, bulon chỉ gồm 2 loại là bulon thường bulon tinh.

Với loại bulon thường (bulon nền của bạn chắc chắn là loại này), chúng chỉ chịu lực kéo mà thôi. Qua phân tích lực bằng "tay" hoặc nhờ Cosmos, bạn sẽ xác định ngay được thành phần lực kéo dọc trục của từng bulon trong hệ kẹp chặt của bạn. Sau đó, cũng có thể "bằng tay" hoặc nhờ chương trình, bạn sẽ xác định được rằng với những lực dọc kéo trục như vậy thì các "con" bulon của bạn có chịu được không.

Loại thứ 2 là bulon tinh, đây là loại bulonđược gia công chính xác đường kính thân, bản vật liệu làm ra bulon cũng thường được lựa chọn cẩn thân. Chưa hết, lỗ lắp bulon trên tất cả các chi tiết cần kẹp chặt cũng được gia công chính xác, sao cho thân bulon lắp vừa khít với lỗ (chế độ lắp L1 theo tiêu chuẩn VN hoặc chế độ H theo quốc tế). Với loại bulon này, ta lại cần tính ứng suất cắt tác dụng lên thân bulon với cách giải cũng rất đơn giản thôi, chắc chắn bạn hoàn toàn suy luận được cách làm mà.

Rất buồn cười là tôi không thể nào chèn được các hình minh họa vào diễn đàn này, vì thế nên không thể làm ví dụ minh họa cho bạn được. Bạn có thể mách nước cho tôi cách chèn hình vẽ vào đây được không? Hoặc bạn cho tôi địa chỉ Mail, tôi sẽ gửi hướng dẫn cụ thể hơn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
ngô văn hiến viết:
Cám ơn anh vì câu trả lời !
Nếu có thời gian anh có thể cho em 1 ví dụ về sử dụng bulong nền trong phần connection dc ko anh, phần này em ko sao làm dc.
Ví dụ tính bulon nền

Ta có một kết cấu thế này


Dùng lệnh Insert, Curve, Split Line... để tạo phần tiếp xúc với ê cu trên mặt đế


Chọn vật liệu cho chi tiết trong thư viện vật liệu SW, ở đây tôi chọn 1023 Carbon Steel Sheet (SS).
Right-click thư mục Load/Restraint rồi chọn Conectors..., sau đó đặt các giá trị như minh họa để có được bulon thứ nhất.


Làm tương tự để có bulon thứ hai.


Đặt lực ở mút rầm như minh họa:


Right-click thư mục Contact/Gaps, chọn Define Contact Set... để đặt các tham số cho nền.


Tạo lưới theo cỡ mặc định rồi chạy phân tích, ta sẽ có kết quả ứng suất như sau:


Kiểm tra bền với hệ số an toàn bằng 3, ta thấy có những vùng nguy hiểm màu đỏ, đặc biệt là ở vị trí bắt bulon, cho thấy rằng bulon như vậy là chưa đủ bền.



Cách làm này đúng là không cho ta thấy rõ bulon chịu ứng suất ra sao. Tôi cũng đã thử làm theo kiểu thông thường, nghĩa là dựng một mô hình với đầy đủ các chi tiết rầm, nền và bulon rồi phân tích, kết quả cũng tương đương và đặc biệt là cho thấy rõ các bulon bị "đỏ" như thế nào. Vì sợ bài quá dài nên tôi không trình bày ở đây. Bạn có thể theo bài trong Tutorial mà làm, tôi không thấy có gì vướng mắc cả.
 
W

win250489

Ðề: Bàn luận về cosmosworks trong solid !

giờ em mới bắt đâu học về cosmosworks.anh nào có phân học từ cơ bản đến nâng cao thì gửi cho em với qua email :hut_constant@yahoo.com
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Bàn luận về cosmosworks trong solid !

em xin chào các anh chị ạ , hiện em đang làm một khung đỡ bằng thép I điều kiện là chịu được tải trọng là 5,5 tấn

em đã dựng hình bằng solidwork rồi nhưng ở phần cosmoswork chưa học được nhiều ( vừa down bài giảng cosmoswork của bác DCL về xong ) nên còn nhiều bỡ ngỡ.

em xin post file bản vẽ lên để mọi người tính giúp em bulong nền dùng đã được chưa và khung đỡ có chịu được tải trọng 5,5t tấn không giúp em với ạ ?
http://www.4shared.com/file/yXZz1VI4/gia_do_may_phat.html


đây là bản vẽ theo kết cầu hàn , còn bản vẽ dạng lắp gép em sẽ tự tính sau rồi hỏi kết quả mọi người( sau khi vọc cosmoswork thạo một tý , còn giờ đang cần qua nên mọi người giúp em với ạ ) em xin cảm ơn rất nhiều .
 
Last edited:
Ðề: Bàn luận về cosmosworks trong solid !

có chỗ này em bị vướng vào nhờ các bác giúp em với :

bản vẽ lắp gép e vẽ xong rồi giờ còn 2 điều vướng mắc là coi như tạm ổn

- kiểm tra độ võng của thanh dầm cố định ở 2 đầu hồi
-kiểm tra xem bulong lắp gép có bị đứt ko như hình dưới

khi kiểm tra bulong theo chỉ dẫn của bác DCL ví dụ ở trên thì bị lỗi này ạ, không chạy được ra kết quả.( chiều dài số phần tử bằng 0 ...em dịch thế có đúng ko ạ ?)


xin xem giúp e thực hiện chưa đúng chỗ nào đây là file e vẽ
http://www.4shared.com/file/NroU97M6/Part2.html


cảm ơn mọi người rất nhiều.
 
Last edited:
J

jupiter

Ðề: Bàn luận về cosmosworks trong solid !

anh co_khi làm xong cái giá của anh chưa ạ ? có gì post lên cho chúng em học hỏi với nha thank anh.
 
Author
Ðề: Bàn luận về cosmosworks trong solid !

Chào bạn !
Báo lỗi zezo length element, mình đoán có chỗ 2 mặt tiếp xúc bằng 1 đường chắc là chỗ thanh V ở chân tiếp xúc với thanh I, chỗ đó bạn lên cho hàn lại (tạo thịt) sẽ ok.
Chúc bạn thành công !
 
Top