Bộ truyền 2 trục vít lạ

Author
Mời xem video sau:
http://www.youtube.com/watch?v=QfiJSTRDASs

[video=youtube;QfiJSTRDASs]http://www.youtube.com/watch?v=QfiJSTRDASs[/video]

Có hai điều lạ:
1. Hai trục vít quay cùng chiều.
2. Trục vít to nhỏ khác nhau nhưng tỷ số truyền là 1.
Phần sau sẽ làm rõ điều này.

Khớp trục chốt



Khớp trục trên hình 1a chỉ có hai khâu động. Mỗi khâu có 3 chốt bán kính trên mỗi khâu lần lượt là R1, R2. Tâm chốt nằm trên đường tròn bán kính bằng nhau R. Số chốt mỗi khâu bằng nhau. Khoảng cách trục quay của hai khâu A = R1 + R2. Khâu dẫn quay, các chốt của nó đẩy các chốt của khâu bị dẫn và làm khâu bị dẫn quay cùng chiều. Khâu dẫn quay chiều nào cũng được.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=vjOqNd3c4rY

Hình 1b cho thấy cách làm việc của khớp trục này giống cơ cấu bình hành. AD là khâu cố định. AD = BC = A; AB =CD = R.

Hình 1c là khớp 6 chốt. Nếu khâu đỏ là khâu dẫn quay cùng chiều kim đồng hồ thì các chốt của nó sẽ đẩy các chốt của khâu bị dẫn ở các điểm tiếp xúc nằm trong phạm vi nửa trên của đường tròn màu xanh.



Hình 2a là một biến thể của khớp hình 1a.
Các chốt trên 1 khâu biến thành lỗ bán kính R2. Khoảng cách trục A = R2 – R1.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=tYDqAES59C8
Cơ cấu này được dùng trong bộ truyền hành tinh:
http://www.youtube.com/watch?v=MGVSRrI0ir4

Hình 2b là một biến thể của khớp hình 1a.
R1, R2 lớn hơn R. Các chốt phải bố trí lệch nhau theo chiều trục.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=xzwCuLT89EI
Lúc này tên gọi khớp trục không hợp nữa. Đây rõ là cơ cấu truyền động giữa hai trục song song, quay cùng chiều.

Hình 2c là một biến thể của khớp hình 1a. Số chốt trên mỗi khâu là 22. Bán kính chốt trên khâu màu hồng khá lớn nên chốt bị cắt bớt thành hình thấu kính. Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=1fe2QSs1HWY

Các cơ cấu trên lấy trong cuốn “Mechanisms and Mechanical Devices” của Neil Sclater, Nicholas P. Chironis., 2001.

Các cơ cấu sau đây chưa thấy tài liệu nào nói đến. Nên nghiên cứu kỹ khi dùng.


Hình 3a là một biến thể của cơ cấu hình 2b.
Số chốt tăng lên vô cùng.
Măt làm việc của cả hai khâu động là mặt xoắn vít tạo bởi đường tròn bán kính chốt (R1, R2) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cách trục quay một khoảng R. Đường tròn này di chuyển theo đường xoắn vít nhận đường tâm của trục quay làm trục. Đường xoắn vít trên hai khâu có bước xoắn bằng nhau và cùng hướng xoắn. Cơ cấu trông như bộ truyền hai trục vít nhưng tỷ số truyền bằng 1 dù R1 khác R2. Có điều ngược đời là chúng quay cùng chiều. Video đầu bài viết mô phỏng cơ cấu này.

Hình 3b là cơ cấu hành tinh tạo từ cơ cấu hình 3a. Trục vít lớn màu hồng cố định. Trục vít màu xanh quay hành tinh, thanh màu đỏ gắn với nó không đổi hướng khi tay quay màu vàng quay.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=zfXDfoOAnrY



Hình 4a là một biến thể của cơ cấu hình 1a khi số chốt tăng lên vô cùng, mà bán kính chốt nhỏ (với suy luận như đã nêu với cơ cấu hình 3a).
Hình 4b và 4c là cơ cấu như hình 4a nhưng có số mặt xoắn làm việc là 3.
Tỷ số truyền bằng 1. Hai trục quay cùng chiều.
Các cơ cấu trên hình 4 không có ý nghĩa thực tế gì. Nêu lên cho thêm phần đa dạng mà thôi.
Xem mô phỏng:
http://www.youtube.com/watch?v=dTW8nhMjw-0

http://www.youtube.com/watch?v=lC2GSi7deX4
 
Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

Rất hay Bác ah? Nhưng nhiều lúc cháu tự hỏi sao người ta không làm các kiểu truyền động như bình thường mà lại làm các kiểu lạ và phức tạp như thế này?
Vì nó chế tạo khá phức tạp, đòi hỏi độ chính xác rất cao? Bộ truyền trục vít bình thường cho tỉ số truyền lớn còn với kiểu lạ này thì ...
Vậy thực tế có kiểu truyền động như thế này không ah? hay chỉ dừng lại ở mô hình mô phỏng ah?
 
Y

yeucongnghe17

Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

dùng trong cơ cấu bơm trục vít bạn à,, vao khớp liên tục tạo tính đều cho dòng chảy thủy lực
 
Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

quá hay. Nhưng không biết có cơ hội nghiên cứu kỹ hơn và làm thử không nữa
 
Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

Cái máy nén khí của Tranlapbk 2 trục đâu có xoay cùng chiều. Khác rồi
 
Author
Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

Theo tôi tìm hiểu thì kiểu trục vít này chưa có trong thực tế. Đây chỉ là ý tưởng của tôi trên máy tính. Nó có điều đặc biệt là truyền động giữa hai trục vít kiểu này luôn cho tỷ số truyền bằng 1 và quay cùng chiều.
Tôi đã thử dùng, cũng chỉ là ý tưởng trên máy tính, trong cơ cấu truyền động cho hai trục lồng nhau quay ngược chiều:
http://www.youtube.com/watch?v=eRH6-evj9VI

Hy vọng nó sẽ có ích.
Mà rất có thể đây là thứ vô bổ, như kiểu giải phản Noben (Ig Nobel). Ví dụ đoạt Ig Nobel về sinh học 2011 là công trình nghiên cứu: Bọ cánh cứng Ô-xtrây-li-a thích giao phối với vỏ chai bia.
Nếu xem thấy là lạ, hay hay, được các bạn quan tâm là vui rồi.

Tác phẩm để đời như Truyện Kiều mà cuối chuyện tác giả còn viết:
Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh

Học theo cụ Nguyễn Du cũng xin thơ rằng:
Cơ cấu cóp nhặt lai rai.
Mua vui có được một vài xè cơn?
(Tiếng Anh: xè cơn = second = giây)

Bí từ nên thơ bị lai căng, không phải sính ngoại, mong được thông cảm.
 
Author
Re: Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

Bổ sung :
Một áp dụng của bộ truyền trên (ý tưởng trên máy tính): đầu khoan nhiều trục.
Đặc tính:
- Trục vào và các trục ra quay cùng chiều.
- Vận tốc các trục như nhau mặc dầu khoảng cách giữa chúng có thể khác nhau.
Nếu dùng bộ truyền bánh răng thông thường: bánh răng trên các trục ra cùng ăn khớp với một bánh răng trên trục vào. Nếu khoảng cách trục giữa trục vào và trục ra khác nhau thì vận tốc góc của các trục ra phải khác nhau.
- Nhược điểm: chiều dài trục vít lớn, ít nhất phải bằng 1 bước xoắn của trục vít để truyền động ổn định.
Xem mô phỏng:
http://youtu.be/gLEKqk-8CEY

[video=youtube_share;gLEKqk-8CEY]http://youtu.be/gLEKqk-8CEY[/video]
 
T

thanh010

Ðề: Bộ truyền 2 trục vít lạ

Đầu khoan nhiều trục mình thấy dùng khớp các đăng có thể điều chỉnh thoải mái và dễ bảo dưỡng sửa chữa hơn loại này
 
Top