các dạng khuôn thường gặp trong thực tế

Author
thông thường thì các loại khuôn được chia thành hai nửa, nhưng trong thực tế thì có khi khuôn được gia công riêng rồi ghép lại :40: . có đại ca nào rành về lĩnh vực này xin đưa ra vài trường hợp cơ bản cộng thêm cách giải quyết hay để đàn em mở rộng tầm mắt với !
 
T

Trungha

Nguyen Ty nói đúng rồi,nhưng mà tại làm sao mà phải ghép,thí dụ:phần di động của khuôn thường mang theo phần lõi khuôn,mà phần lõi rất khó để bố trí cooler(water line)bởi vậy nên thường người ta ghép phần lõi khuôn trên 1 tấm đế để tiện gia công water line.thứ 2 là để tiết kiệm vật liệu(mà cái này thì Việt nam mình là số 1)thứ 3 : vì những phần tiếp xúc với nhựa thường là làm bằng vật liệu thép tốt(để đảm bảo độ cứng,bóng,bền)còn phần ko tiếp xúc với nhựa có thể làm bằng vật liệu thép thường để giảm giá thành khuôn (cái này cũng lại Việtnam là số 1)để hôm nào tôi rảnh rỗi tôi thiết kế 1 bộ khuôn phôi của chai PET theo đúng tiêu chuẩn DIN của Đức post lên cho bà con hiểu tại sao mình phải ghép chi tiết khuôn nhé. Thân chào và chúc mọi người vui vẻ,học giỏi và kiếm đc nhiều tiền (nhớ rủ Trung Hà đi nhậu nhé hihihi)
 
D

dangthanh_spk

hi, anh @Trungha vui tính wa ha. Anh làm cái đó nhanh nhanh rồi post cho mọi người xem với ha. Em xem mấy cái khuôn trong đó có cả "tỉ" thứ trong đó luôn, muốn thiết kế một cái khuôn (khuôn nhựa), cần phải thực sự có kiến thức về khuôn, vật liệu.... Chứ nếu dùng Pro/E để thiết kế thôi thì chỉ mới dừng ở việc biết thiết kế thôi, chứ thực tế có lẽ khác rất nhiều. Anh @Trungha có phần CAE nào mô phỏng dòng chảy (nhựa) trong khuôn hông ?
 
T

Trungha

mình biết là có phần mềm mold follow mô phỏng dòng chảy nhựa tuyệt vời lắm đấy,nhưng mà mình ko sử dụng phần mềm riêng để mô phỏng,mình mô phỏng trực tiếp trên Proe luôn,cũng vẫn chính xác như thường,nhưng nếu muốn mô phỏng trong Proe thì chú ý khi cài đặt Proe luôn phải chọn cài đủ tất cả các modul của Proe thì mới đủ trò để mà khai thác,còn bạn nói là cần phải có kiến thức về khuôn,chứ sử dụng Proe thì mới chỉ biết thiết kế,điều này bạn đúng nhưng chưa đủ,bạn có biết và hiểu hết Proe chưa mà bạn lại nói như vậy,cả 1 kho tàng khuôn khổng lồ nằm trong cái thư viện của Proe đấy bạn ạ,chịu khó tìm tòi và học hỏi nhiều thêm nữa nhé,Proe bao la lắm,nếu bạn biết tiếng Anh 1 chút bạn sẽ thấy Proe rất thân thiện chứ ko xa cách đâu,mình làm đến đâu là Proe hướng dẫn mình đến đó đấy.yên tâm, tôi sẽ thiết kế bộ khuôn phôi PET sớm và post lên cho anh em coi và tham khảo
 
Author
em thấy trong Pro có modul Plastic Advisor mà em ko biết nó có thể làm được những gì? có anh nào biết thì xin chỉ giáo tụi em với!
 
MPI (Moldflow Plastics Insight), Moldex 3D là 2 phần mềm tính toán, mô phỏng trong ngành khuôn mẫu. Hiện MPI thì thấy có bán ngoài thị trường, còn Moldex 3D thì mình không rõ. Theo đánh giá thì Moldex 3d thân thiện và dễ sử dụng hơn MPI. Muốn tìm hiểu rõ thì vào Cadcamonline.com mà tìm. Khi muốn tìm kiếm gì gì đó thì cứ vào google.com, gõ "gì gì đó" enter là OK
 
Ai nói bạn là moldex3d thân thiện dễ dùng hơn?
Moldflow vẫn là đỉnh, so với moldflow thì moldex3d vẫn là nhãi con về chất lượng và trên giời về giá!
Chọn moldflow nhé!
 
Modul phân tích về khuôn mẫu trong ProE thực chất là phần mềm Advaisor của Moldflow tích hợp vào trong ProE.Nó không đầy đủ chức năng như Moldflow Plastics Insight đâu nhưng được cái là dễ dùng.

ProE thì bản thân nó không có thư viện về khuôn, muốn có thì phải cài thêm EMX, cái này nói chung mới nhìn vô thì hơi khó chịu nhưng dùng riết rồi cũng quen, cũng "đã" lắm.Mặc dù vậy không có phần mềm nào có thể thay thế được con người, ý mình là về mặc công nghệ và kinh nghiệm.Phần mềm nó như thiên lôi vậy, sai đâu thì đánh đó thôi.Cho nên trang bị tốt kiến thức về công nghệ vẫn là 1 điều tốt.

Sách tham khảo về Khuôn ép nhựa tiếng Việt thì mình biết 1 cuốn giống như kinh gối đầu "Thiết kế khuôn ép nhựa" của tiến sĩ Vũ Hoài Ân viện Máy công nghiệp IMI năm 1994, các bạn nên tìm đọc
 
Top