Các dạng Tai nạn Lao động

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Điện giật mình, mình giật thằng bạn.

Thợ điện vài năm kinh nghiệm khám máy Tiện Cam Dầu đang loay hoay với mạch điện lằng nhằng vì ko tìm ra lý do hỏng. Đồng nghiệp chuyên Cơ bực mình vì mãi cả 2 thằng tìm ko ra nguyên nhân hỏng nên đã ấn nút ON của cầu dao và thế là ông bạn quý hóa Nhẩy tưng lên cùng cái tô vít 4 cạnh, Thợ điện ngã ngửa ra sau, tô vít rơi đúng đầu nhọn vào đầu gối và Giày thợ Cơ làm thợ cơ giật nảy người.
2 thằng hét toáng lên rồi .x.x..x.....
Chuyện xảy ra tại nhà máy ở khu công nghiệp Nam thăng Long.
 
T

thaiphuong

Author
Re: Các dạng Tai nạn Lao động - Chuyện cười ra nước mắt

* Máy tiện hai dao:
Máy có hai lưỡi dao, nằm cách nhau 80cm, lưỡi dao tròn, cao khoảng 2 tấc . Người công nhân đưa gỗ vô tiện thành hình, khi tiện đến dầu tấm gỗ (phía tay phải ), do hình dạng tròn của mẫu vật, vô tình cùi chỏ tay trải lại đưa gần vô dao tiện phía bên trái do động tác xoay người . Ở xưởng đã có người bị dao đánh bay đi cùi chỏ.
* Tai nạn do đảo pha điện:
Thường khi lắp motor, nếu thấy chạy không đúng chiều, bảo trì thường đảo hai dây bất kỳ. Mấy tên công nhân thấy vậy, có hôm nghịch ngợm đảo thử hai dây, motor quay ngược, ốc xiết giữ lưỡi dao long ra, dao bay gim vào cái tủ vừa hoàn thiện, cả phân xưởng xanh mặt. Suýt nữa thành "Kỵ sĩ không đầu"
* Máy ép ván gỗ và lòng dạ con người :
Máy ép ván gỗ có bộ phận quét keo lên gỗ, là hai trục rãnh xoắn xoay ngược chiều nhau, đường kính trục khoảng 20cm, dài 3m. Cuối giờ tên công nhân không chịu tắt máy để vệ sinh mà cứ để máy quay.Cúi xuống làm rớt thẻ công nhân vào giữa hai trục đang quay ngược chiều, hắn vô tư ... cho tay vào lấy ra.

Khi bạn hắn nhấn được vào công tắc khẩn cấp thì hắn đã bị cán tới nách. Quyết định được chúng tôi thống nhất tức thời là tháo trục nhưng tên Giám đốc người Malaisia một mực không chịu và anh em biết sao không... đảo pha motor cho trục quay ngược, nhả cánh tay người ta ra.
Cứ mỗi tiếng la thét của người công nhân là lòng mình quặn lại. Sau đó một tuần mình cũng nghỉ luôn.

* Băng chuyền bằng xích và chuyện bỏ áo vô thùng:
Có một tên Quản đốc phân xưởng cũng Malaisia không bao giờ bỏ áo vô thùng, cứ là đi nghêng ngang trong xưởng, một hôm tới đứng bên máy đứng hai dao. Máy này có hệ thống bánh xích, mỗi mắc xích to khoảng bàn tay. Cứ đặt ngang cây gỗ lên là nó cuốn đưa vào dao. Tên này đứng sao không biết, mắc xích quay từ dưới lên, cạnh mắc xích cuốn vào ve áo hắn lôi hắn lên phía lưỡi dao. Hai thằng công nhân với một thằng bảo trì nhào tới lôi hắn lại khi lưỡi dao chỉ còn cách đầu hắn 2 tấc. Từ đó về sau áo bỏ vô thùng đàng hoàng.
* Máy trộn keo :
Cái máy trộn keo thì nằm kế bên cái máy ép ván gỗ ở đoạn trên, máy bị cháy motor, em với một ten bảo trì nữa tới lắp, lắp xong hắn không chịu lắp nắp hộp đấu dây mà cứ cầm cái tua vít vừa nhịp vừa hát. Vô tình hắn nhịp cái tua vít sao mà dầu tua vít nối tắt hai cực, một tiếng xẹt nhỏ, một tia lửa xẹt vào thùng keo, một cột lửa cao khoảng 7 mét. Mặt hai thằng cháy đen thui.
* Cái thùng chứa keo :
Là cái thùng phuy, Tên quản đốc nói thế này :"Tôi không cần biết các anh làm thế nào, chẻ cái thùng này ra làm đôi cho tôi" - trong khi đó máy cắt hết đá cắt đang đợi mua.
Một tên nhanh nhẩu :"Dễ ợt " rồi lấy mỏ hàn điện chích vô, hắn muốn cắt bằng mỏ hàn đây. Cả phòng bảo trì, đứa chạy, đứa nằm rạp xuống đất. Đùng một cái , cái thùng tét làm ba mảnh, chém tét ngực tên kia, gãy hai cái xương sườn.

* Sửa bóng đèn:
Bóng đèn trong phân xưởng bị hư, không có cái thang hay hệ thống đường dẫn nào để đến được vị trí đó. Một cái xe nâng được điều đến, xúc 2m khối gỗ, em và một tên bảo trì ngồi trên đó. Xe nâng đưa càng lên cao hết cỡ, tụi em đứng dậy mới với tới cái đèn. Sửa xong thằng lái xe nâng nghịch không chịu hạ càng xuống, cứ lêu khêu như vậy chạy tới chỗ cái đèn khác để kiểm tra, sáng đó kiểm tra được 20 cái đèn, sợ vỡ mật.

* sự láu cá của công nhân hay sự cao siêu của một bậc thầy:
Toàn khu công nghiệp bị mất điện, sau đó một ngày thì có lại, nhưng phân xưởng tui phụ trách thì không. Cứ đóng CB là nhảy, kiểm tra lại toàn điện cũng không phát hiện.Sau hơn nửa ngày phải nhờ tới Điện lực bên ngoài vô sửa. Quái , vẫn không được. Sau một ngày, cử đến một đoàn chuyên gia, sau hai ngày nữa mới phát hiện : có một cây đinh 10 phân được đóng vào một dây chính (to khoảng bắp chân, trong chứa nhiều dây điều khiển)ở xưởng chà nhám. Cắt sợi dây đó và nối lại là xong.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Re: Các dạng Tai nạn Lao động - Chuyện cười ra nước mắt

Sửa ROBOT:
Có chú em ở Việtnam qua tu nghiệp ở chỗ của tôi. Một hôm con ROBOT chuyên môn chuyển và kiểm tra sản phẩm nhựa đúc trong khu mẫu thử đang làm việc ngon lành tự nhiên đứng chết queo. Hỏi ra chú em ở Việt nam mới qua thấy nó làm việc hay quá, muốn biết cơ cấu nó như thế nào nên tranh thủ giờ nghỉ trưa mò xuống xưởng tháo dây điện, kéo nó ra ngoài, mở ruột coi bên trong nó có cái gì , mở xong lúc ráp lại chú ta bỏ quên luôn cái kềm nhỏ bên trong thế là con Robot giá gần 300.000USD ô hô ai tai vì chập mạch luôn khi gắn điện lại. Chưa hết, 3 ngày sau khi được thay con khác vô để làm việc chú em bị con Robot mới nện cho một phát gãy 3 rẻ xương sườn phải vô nhập viện, hỏi ra cũng vì tò mò thấy con mới này hay quá vì có cơ năng tự học tập. Mấy chuyên viên về Robot khi gắn vô xưởng đã nắm cánh tay Robot kéo đến từng vị trí làm việc để nó học góc quay và nhớ tọa độ làm việc, xong rồi họ khóa memory lại luôn,để nó hoạt động ở trạng thái tự động.Chú em đứng gần học lóm thấy mấy thằng chuyên viên làm với các thao tác bấm nút thấy có vẻ đơn giản nên tranh thủ lúc không có ai , chú cũng thử tập dạy con Robot chuyển động theo ý của chú. Con ROBOT lúc chú nắm tay kéo ở trạng thái học tập thì nó cũng quay theo ý chú ngon lành , nhưng khi chuyển qua Auto mode thì vì bị khóa memory mất rồi nên cái chú ta dạy nó ngu quá quên luôn chỉ nhớ cái chuyện ông chuyên viên trước dạy. Thế là trong lúc chú đang đứng trong phạm vi con Robot làm việc và hí ha hí hô khoe với một anh Việt nam khác là mình đã làm chủ được con Robot thì nó nện cho chú một phát thẳng cẳng, phải kêu xe cấp cứu chở đi .Mà khổ nỗi ở Nhật khi mà kêu xe cấp cứu vô hãng chở công nhân bị tai nạn lao động thì bên cấp cứu họ cũng báo luôn cho cảnh sát và Sở giám sát Lao Động đến tức thời để điều tra. Báo hại tôi phải chịu trách nhiệm liên đới khi cảnh sát vào điều tra vì đã không bảo vệ an toàn cho nhân viên và dĩ nhiên là bị hành cũng không ít. Cũng may chú em tướng tá cao ráo nên chỉ bị con Robot nó đánh gãy xương sườn, chú em đó mà thấp thấp một chút, cái tay Robot nó phang vô đầu kiểu đó chắc giờ này tôi cũng bị công ty cắt cổ và vô hộp ngồi đếm lịch rồi. Sợ thật
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Re: Các dạng Tai nạn Lao động - Chuyện cười ra nước mắt

Một công nhân bị gỗ đâm xuyên mặt

(NLĐO)- Vào lúc 3 giờ sáng ngày 3-7, Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TPHCM đã tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh Kim Giang, 19 tuổi, là công nhân của một công ty chế biến gỗ, bị một thanh gỗ mỗi cạnh 1 cm, dài 33 cm bắn vào mặt, được chuyển từ BV Đồng Nai lên.

Tai nạn xảy ra khoảng 12 giờ đêm ngày 2-7, đang làm việc với máy cưa gỗ, khi anh Giang bị mất điều khiển, máy quay gỗ đã bắn một thanh gỗ vuông mỗi cạnh 1 cm, dài 33 cm vào mặt. Tại BV Tai Mũi Họng, qua chẩn đoán bằng chụp CT, các bác sĩ đã xác định thanh gỗ đã đâm thủng mặt sâu 9 cm, vết thương xuyên thấu mũi, đi qua xoang sàng sau và đến xoang bướm làm vỡ xoang. Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp tai nạn lao động hiếm gặp; chỉ còn khoảng 1 cm nữa là thanh gỗ đi vào phần não và làm tổn thương vùng mắt.
[img width=350 height=263]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/DSC00970.jpg[/img]

Bệnh nhân đã được mổ để lấy thanh gỗ vào lúc 11 giờ ngày 3-7. Ca mổ kéo dài 45 phút.

Theo các bác sĩ, nguy cơ bệnh nhân nhiễm trùng sau mổ rất lớn và có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp do nhiều xoang vùng mặt bị tổn thương. Vì vậy, bệnh nhân cần được theo dõi ngay cả sau khi xuất viện.


Tin, ảnh: N.Phương
http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/230885.asp
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Re: Các dạng Tai nạn Lao động - Chuyện cười ra nước mắt

Quảng Trị:

Nổ bình C02, nhiều người thoát chết

04-07-2008 14:26:05 GMT +7

(NLĐO)- Hồi 10 giờ 30 phút sáng nay, 4-7, tại gara ô tô của ông Nguyễn Văn Hoa (khu phố 11, phường 5, TX Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) xảy ra vụ nổ bình hơi khí CO2. Trong khi nhân viên của ông Hoa đang nạp hơi vào bình chứa loại 15 kg thì bất ngờ phát nổ lớn.

Nhiều mảnh tôn lợp xung quanh gara trong vòng bán kính vài mét đã bị hất tung, bình hơi bay theo hướng thẳng vào nhà của bà Lê Thị Hường, ở cách đó khoảng 30 mét.

Trên hướng bay, một phần bình trúng vào một cây ở trước nhà bà Hường, làm gãy ngang thân cây. Bà Hường nói: “Nhiều người trong nhà tôi may mắn thoát chết nhờ cây xanh chắn”.

Vụ việc đang được Công an Đông Hà làm rõ.

L.An
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tổn thương "của quý" vì... nuôi tôm!

Trong 2 năm nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận hơn 10 trường hợp nam giới bị tổn thương dương vật do bị quấn vào máy quạt nước trong ao nuôi tôm, máy xay thức ăn cho tôm, cá.

Chỉ trong khoảng thời gian 2 năm, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng quát - Phân khoa Ngoại niệu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiếp nhận hơn 10 trường hợp nam giới bị tổn thương dương vật do bị quấn vào máy quạt nước tạo ô xy trong ao nuôi tôm và máy xay thức ăn cho tôm, cá.

Tất cả nạn nhân đều đến từ vùng nuôi tôm ở ĐBSCL là Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Người nuôi tôm cần chú ý khi đứng gần máy quạt nước tạo ô xy trong ao nuôi tôm.

Các nạn nhân của tai nạn lao động nghiêm trọng này đều ở độ tuổi lao động, từ 20 đến 40 tuổi, là những trụ cột chính trong gia đình. Cá biệt có một trường hợp là bé trai mới hơn 4 tuổi, trong khi đang đứng trên bờ xem cha sửa máy tạo ô xy dưới nước thì bị gió đẩy làm áo dính vào guồng quay của máy, làm lóc luôn phần da bìu, dương vật. Các trường hợp tai nạn này đều làm nạn nhân bị đa chấn thương và chảy máu nhiều, nhiều người bị ngất.

Mới đây nhất, vào đầu năm 2008, Khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận trường hợp anh T.T.X, 24 tuổi ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Anh bị tai nạn trong lúc đang đứng gần máy quạt nước tạo ô xy trong ao nuôi tôm, anh sơ ý cúi gần và áo bị vướng vào máy, do chạy bằng máy dầu rất mạnh nên guồng quay cuốn toàn bộ áo, quần vào và quấn lóc toàn bộ vùng da dương vật, gãy xương cánh tay...

Nạn nhân bị đa chấn thương nên mất nhiều máu, sau khi được sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, sau 7 tiếng bị tai nạn, anh X. mới được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương phẫu thuật. Bác sĩ Lê Quang Dũng, Trưởng khoa Ngoại tổng quát cho biết, trường hợp anh T.T.X phải phẫu thuật khâu lại da dương vật và phải khâu tiến hành tạo hình lại dương vật, mất nhiều ngày điều trị.

Theo Tiểu My
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nhân viên Toyota chết vì làm việc quá sức

Theo N.N (VNE) (10/07/08)

Ngày 9/7, văn phòng lao động Aichi, Nhật kết luận một kỹ sư hàng đầu của Toyota đã chết do làm thêm tới 80 giờ mỗi tháng.
Kỹ sư này năm nay 45 tuổi và đã chịu áp lực quá lớn, dưới tư cách là người đứng đầu nhóm phát triển phiên bản hybrid cho mẫu xe ăn khách Camry. Anh đã làm thêm giờ trong suốt 2 tháng trước khi chết.
Làm đêm và cuối tuần là việc bình thường. Ngoài ra anh thường xuyên phải ra nước ngoài và chịu trách nhiệm đưa chiếc xe mẫu sang dự triển lãm ôtô Bắc Mỹ 2008. Anh chết do thiếu máu cục bộ vào tháng 1, cùng thời điểm diễn ra triển lãm trên. Người con gái tìm thấy thi thể một ngày trước khi anh sang Mỹ.
Kết luận của Văn phòng lao động ngày 30/6 cho phép gia đình được hưởng các khoản tiền từ bảo hiểm. Đáp lại, Toyota gửi lời chia buồn và cho biết sẽ làm mọi cách để cải thiện sức khỏe của người lao động.
Quyết định này là một trong những hành động mới nhất nhằm chống lại hiện tượng làm việc quá nhiều ở Nhật, còn gọi là "karoshi". Số lượng người chết tăng lên đều đặn, kể từ khi Bộ Y tế nước này ghi nhận vào năm 1987.
Năm ngoái, một tòa án Nhật cũng đã yêu cầu chính quyền bồi thường cho Hiroko Uchino, vợ của một công nhân Toyota bị chết do suy sụp trong công việc ở tuổi 30 vào năm 2002.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Sập giàn cẩu container, 7 công nhân tử nạn

13h30 chiều nay, trong quá trình công nhân lắp đặt 2 giàn cẩu container tại cảng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh), bất ngờ khung của một giàn cẩu vừa được dựng đổ ập xuống. 7 người đã chết và một người bị thương nặng.

Tất cả 8 nạn nhân đều thuộc Đội lắp máy 692, Công ty Lilama (thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam). Trong đó, nạn nhân Mai Ngọc Thành bị thương nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy (thành phố Hạ Long).

Khung giàn cẩu bị đổ là một trong 2 chiếc cẩu container đã được Cảng Quảng Ninh mua từ Trung Quốc về thay thế cho 2 chiếc cẩu bị sập hỏng toàn bộ do cơn lốc xoáy gây ra hồi tháng 11/2006. Hai giàn cẩu đang trong quá trình lắp dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 8.

Cảng Quảng Ninh đã ký hợp đồng thuê Công ty Falcol (Tổng công ty Hàng hải) vận chuyển, lắp đặt toàn bộ 2 giàn cẩu container. Falcol lại thuê Công ty Lilama (Tổng công ty lắp máy Việt Nam) trực tiếp thực hiện.

Lilama đã huy động 2 cẩu bánh xích mới, sức nâng 130 tấn ở độ cao 50 m để tiến hành lắp đặt 2 giàn cẩu của Cảng Quảng Ninh. Trong quá trình lắp đặt thì xảy ra sự cố. Giàn khung đổ sập đè lên cả chiếc cẩu bánh xích 130 tấn của Lilama đang hoạt động.

Cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra vụ việc.

(Theo TTXVN)
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Các cụ đã nói rồi: "BUÔN ĐI BÁN LẠI /)/|'I chẳng còn"
Đã ko làm được nhưng lại ôm để ăn chia hoa hồng cơ.
Vậy tại sao cơ quan chức năng ko điều tra tại sao Cảng Quảng Ninh ko thuê trực tiếp Lilama?
Đúng là đi đêm lắm có ngày gặp Ma.
VN làm được thì ko mua, mua của TQ, chạy sang Tầu mà bắt đền nó xem nó có đền ko hay nó mắng vào mặt cho mà dại: Mua của rẻ, chỉ thế thôi, may mà ko chết 70 người đấy. :-[ :-[ :-[
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đổ giàn cẩu, 7 người chết, 1 bị thương

Cảng cái lân, Quảng Ninh


Thiệt hại tài sản ước tính hơn 2 triệu USD. Bảy công nhân bị tử nạn là: Phạm Đình Tuyển, Phạm Đình Thủy, Đỗ Văn Luân, Đinh Xuân Hưởng, Lê Văn Tiến, Phan Văn Ngân và Hoàng Văn Tuấn

Vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 15-7, tại khu bến cảng số 7, cảng Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Đổ giàn cẩu container. Vụ tai nạn làm chết 7 người và 1 người bị thương nặng. Thiệt hại ban đầu ước tính trên 2 triệu USD.

15 người làm việc dưới đất thoát nạn

Sự cố xảy ra trong khi 23 công nhân đội lắp máy Công ty Cổ phần Lilama 69-2 thuộc Tổng Công ty Lắp máy VN (Lilama) đang lắp đặt giàn cẩu mang số hiệu QUY 150C tại cảng Cái Lân. Khung giàn cẩu bị đổ là một trong hai giàn cẩu container được cảng Cái Lân mua của Trung Quốc về thay thế cho 2 chiếc cẩu bị sập hỏng toàn bộ sau cơn lốc xoáy hồi tháng 11-2006.

Hai giàn cẩu đang trong quá trình lắp dựng, dự kiến đưa vào sử dụng cuối tháng 8-2008. Khi xảy ra tai nạn, có 8 người đang làm việc trên cao, 15 người làm việc dưới mặt đất. Cả giàn cẩu nặng hàng trăm tấn bất ngờ đổ sập từ độ cao 50 m quật gãy cần cẩu bánh xích 130 tấn làm nhiệm vụ giữ cho cẩu giàn đứng. 15 công nhân đang làm việc dưới đất may mắn thoát nạn, 8 công nhân làm việc trên cao thì có 7 người tử nạn. Công nhân Mai Ngọc Thành bị thương rất nặng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy.


Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hữu Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lilama 69-2, cho biết ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo công ty đã tới hiện trường đồng thời cử người về gia đình các nạn nhân để đưa người nhà đến hiện trường cùng tổ chức mai táng. Trước mắt, công ty hỗ trợ mỗi nạn nhân tử vong 15 triệu đồng. Cảng Cái Lân hỗ trợ 2 triệu đồng/người, UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 2 triệu đồng/người, UBND TP Hạ Long hỗ trợ 500.000 đồng/người. Cũng theo ông Thanh, công nhân Mai Ngọc Thành vẫn trong tình trạng nguy kịch. Nhiều công nhân đã tình nguyện hiến máu trong nỗ lực cứu chữa anh Thành.

Mua cần cẩu 16 tuổi

Theo ông Vũ Khắc Từ, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc cảng Cái Lân, 2 giàn cẩu trên được mua từ cảng SeKou, tỉnh Quảng Đông-Trung Quốc với giá 2,25 triệu USD. Hai giàn cẩu do Đức thiết kế được Trung Quốc sản xuất và lắp đặt, khai thác tại cảng SeKou từ năm 1992. Đến nay. 2 giàn cẩu đã qua 16 năm sử dụng. Cuối năm 2007, cảng Cái Lân mua lại, hoán cải và đưa về sử dụng. Hai giàn cẩu do Công ty Cổ phần Thiết bị nâng chuyển Falcon (Hà Nội) thiết kế thi công. Công ty Cổ phần Lilama 69-2 thi công lắp đặt. Tại hiện trường, ông Phạm Văn Hội (Công ty Falcon) cho biết nhà thầu đã thiết kế, hoán cải theo đúng tiêu chuẩn đăng kiểm VN. Một số điểm chi tiết hoán cải đã được cơ quan chức năng phía Trung Quốc và VN xác định độ chuẩn an toàn, phù hợp với điều kiện cảng Cái Lân.

Ông Nguyễn Hữu Thanh cũng cho hay 2 giàn cẩu được đưa về VN và tiến hành lắp đặt từ tháng 3-2008. Cần cẩu chuyên dùng container có công suất thiết kế 40 container/giờ, tầm với 36 m, có thể nâng hàng trọng tải 40 tấn, có đặc tính tương ứng với 2 giàn cẩu bị đổ trước đây. Đơn vị tiến hành thi công đã khảo sát điều kiện mặt bằng cầu cảng số 7 là hoàn toàn phù hợp, đến nay công việc đang ở giai đoạn hoàn tất. “Buổi sáng trước lúc xảy ra sự cố, thời tiết hết sức thuận lợi, đặc biệt sức gió ở mức cho phép thi công an toàn. Không hiểu vì lý do gì đến 13 giờ 30 phút đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng” – ông Thanh nói.

Giàn cẩu đã qua sử dụng 16 năm nhưng vẫn được cảng Cái Lân mua về. Đặc biệt, tại cầu cảng số 7, vị trí có phần bất lợi mỗi khi thời tiết bất thường, sự cố đổ 2 giàn cẩu vào năm 2006 cũng xảy ra tại vị trí này. Hiện, các cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm xung quanh tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này.

Bài và ảnh: Trần Quang
[img width=350 height=233]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/1-
.jpg[/img]
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Mấy cha này đốt tiền nhà nước nhớ. bỏ một đống tiền mua Sắt vụn 16 năm. Đúng là làm GIẦU cho Trung quốc đồng nghĩa với làm hại đồng bào. Đem dựa cột sử bắn nhé.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chia buồn cùng những người đã hi sinh trong vụ sập cẩu

Cuối buổi chiều ngày 15/7, danh tính của 7 công nhân thiệt mạng đã được xác định là Phạm Văn Ngân, Đỗ Văn Luân, Đinh Xuân Hưởng, Phạm Đình Thủy, Lê Văn Tiến, Phạm Đình Tuyển và Hoàng Văn Tuấn. Nạn nhân đang bị cấp cứu là Mai Ngọc Thành.
[img width=450 height=300]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/sap_cau3.jpg[/img]
[img width=450 height=338]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/sapcau2.jpg[/img]
[img width=200 height=150]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/4-chotthay.jpg[/img]
[img width=445 height=266]http://i231.photobucket.com/albums/ee232/cuonglm/sapcau232.jpg[/img]

Xin Thắp 1 nén nhang cho những đồng chí công nhân đã hi sinh trong vụ sập cẩu!
Xin chia buồn cùng những người thân của những anh hùng đã hi sinh trong lao động!
Chúc đồng chí Mai Ngọc Thành sớm qua cơn nguy hiểm!
 
không biết giá cổ phiếu của tổng công ty Lilama có bị ảnh hưởng không
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bia mộ sập đè chết 1 trẻ chăn trâu

Hà Tĩnh:
(Dân trí) - Để tránh nắng nóng, Nguyễn Đăng Sáng cùng bạn chăn trâu vào ngồi dưới bóng râm của một khu mộ. Bất ngờ tấm bia mộ cao khoảng 1,5m đổ ập xuống làm Sáng chết ngay tại chỗ, bạn bị thương nặng.


Sáng ngày 20/7, em Nguyễn Đăng Sáng, sinh năm 1994, ở khối 16 thị trấn Thạch Hà cùng các bạn cùng xóm chăn trâu ở nghĩa trang Cồn Mí. Do trời nắng nóng nên Sáng và bạn vào ngồi dưới bóng râm của một khu mộ. Ngồi được một lúc thì bất ngờ tấm bia cao khoảng 1,5m đã đổ ập xuống làm Sáng chết ngay tại chỗ và một em khác bị gãy chân.

Sau 4 ngày tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng huỵên Thạch Hà đã kết luận, nguyên nhân bắt nguồn từ việc tấm bia mộ được xây dựng không đảm bảo kỹ thuật và chất lượng nên khi bị tác động đã nhanh chóng đổ sập.

Văn Dũng

Coi đây cũng là 1 tai nạn trong lao động.
 
Tai nạn khi vận hành thủy lực:
1. Cái này thì bản thân em cũng đã bị dính 2 vụ: Chẳng là áp xuất làm việc trong các đường ống thủy lực là rất lớn thường trên 150Bar. Lần thứ nhất khi lắp đặt hệ thống thủy lực van côn, van đĩa cho hệ thống tưới tiêu Sông Chu trong Thanh Hoá. Sau khi lắp đặt xong, chúng tôi chạy thử, đang trèo lên đường ống áp lực thì .."bùm" ..mông tôi đau không nói được. Chẳng là do phần đầu nối cấp dầu cho van côn (đúng chỗ tôi đứng) do ren bị vặn không cân do đó không vào hết được, khi làm việc thì áp suất tăng rất nhanh làm cho tuột đầu nối. Cái này thì lần nào cũng bảo phải kiểm tra các đầu nối trước khi chạy thử nhưng rồi thỉnh thoảng lại làm 1 vụ dầu bắn tung tóe - thế là lại mất thêm một cái áo (dầu bắn vào rồi thì giặt mãi không sạch). Lần thứ 2 thì cách đây có 1 tuần, hichic áp suất lên có hơn 200Bar mà ống mềm đã vỡ làm phun thẳng dầu vào mặt mình, chỉ tại cái thằng bóp ống không đảm bảo.
Do vậy một điều khuyên khi chạy các hệ thống thủy lực là: kiểm tra thật kỹ các đầu nối, chiều van 1 chiều.. trước khi chạy, và sau đó nên tránh xa ra một chút..
 
Tháo cọc bình xe hơi:
Anh thợ tay đeo đồng hồ kim loại, tháo cọc bình xe hơi, đáng lẽ phải tháo cọc (-) trước, (+) sau, anh ta làm ngược lại. Thế là loay hoay 1 hồi, cái đồng hồ chạm vào cọc (+) & mass trên thân xe, trong tíc tắc chiếc đồng hồ đỏ rực và cổ tay của anh chàng cũng bị nướng chín -> Luôn luôn nhớ tháo (-) trước, (+) sau, khi lắp vào thì ngược lại

Cưa máy:
Ở quê em có đại lý bán beer (hihi), ông chủ kiêm luôn nghề cưa đá. Hôm đó chả hiểu ổng cưa ra sao mà cục đá tách làm 2 thì bàn tay ổng cũng lìa khỏi cổ tay. May mà đưa xuống bệnh viện kịp thời, nối lại được. Bây giờ cả làng em gọi ổng là "Dương Quá"
 
Em xin nói thẳng: nghề nghiệp nào cũng có tai nạn lạo động và trong nghề cơ khí thì tai nạn ấy rất vô chừng, đủ loại....mà lý do chủ yếu nhất là chủ quan! thiếu hiểu biết về công việc mình làm. Em xin đơn cứ:
- Trong phân xưởng sơn các sản phẩm xe máy: khung, càng...hệ thống sơn là băng chuyền, hấp...có công nhân treo hàng, kiểm tra, bốc hàng...em đã lưu ý mấy cu cậu kô được đùa giỡn trong khi làm việc thế mà hok nghe, anh kiểm hàng lấy đồ ném anh treo hàng, anh treo hàng quay lại né..thế là cái khung xe dream trên bằng chuyền lững thững đi tới...mới rách mặt => còn hên.
- Nhà máy thuê lại một nhà xưởng để làm px hàn, do nhà xưởng đã lâu ngày nên các táp lô điện, công tắc phần lớn đã bị gỉ...anh công nhân px hàn hok để ý, đầu ca đóng cầu dao điện thế là gỉ sét + move nó xẹt lên 1 cái đen thui lui nữa người
- Mấy anh làm nguội chi tiết bằng máy mài tay Phi 100, đá làm nguội là các loại bánh cáp ( đồng, inox..) chủ quan hok đeo kính bảo hộ khi làm thế là tuần nào cũng có anh ra bệnh viện gắp dị vật trong mắt ra ( các sợi đồng, inox bị đứt ghim vào mắt )
- Cô công nhân làm ở phân xưởng cơ khí, đang phay trong khi tay áo dài khô gài nút, lưỡi phay đi qua kéo luôn cổ tay áo vào => nguyên bán tay phải đứt ngay lập tức ( cái này nhìn mới ghê ).
- anh công nhân px sơn hút thuốc gần mấy phuy xăng, nghĩ là mấy phuy xăng đã hết nên chủ quan, sơ ý để tàn bay vào, thế là chỉ là hơi xăng trong phuy thôi mà nó nổ cái ầm, cái thùng phuy toác ra bay vèo vèo => hên chưa j.
Nói chung khi làm việc kính mong quý vị cẩn thận dùm với, có khi kô còn cơ hội để sửa sai đâu..mà lại còn ảnh hưởng đến nhiều người khác nữa.
 
Top