các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

L

love_of_mee

Author
Mình là dân mới vào nghề chưa lâu nên có một số trong quá trình luyện kim thường gặp, Gặp thì mình biết là nó như vậy nhưng không hiểu được nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Mọi người có thể giúp mình giải quyết các khó khăn này nha.
Thứ nhất trong lò tinh luyện, Tp mẫu đạt yêu cầu và hàm lượng nhôm trong thùng thép là 0,004% , và trong quá trình tinh luyện vẫn có thổi mềm khoảng 5ph nhưng khi đưa lên đúc , một số mẻ vẫn xảy ra hiện tượng pó chén ( tắc dòng), mình ko biết nguyên nhân tại sao và cách khắc phục như thế nào, a` mà cho mình hỏi là hiện tượng tắc dòng là do trong thùng thép hàm lượng Al2O3 nhiều hay là hàm lượng Al còn dư do không tác dụng với thép
Thứ hai, trong khi đúc thường xảy ra hiện tượng bễ dòng, Các bác có thể liệt kê dùm mình các nguyên nhân gây ra bể dòng không, trong đó nguyên nhân nào thường xảy ra nhiều nhất.
Thứ ba, khi đúc phôi 150x150 mà chuyển sang đúc phôi 125x125 mà không thay đổi lưu lượng nước làm mát thì không tốt thường hay xảy ra sự cố như bể dòng... Theo mình nghĩ lưu lượng nước dùng cho phôi 150x 150 sẽ nhiều hơn phôi 125x125 thì khi đó làm mát sẽ tốt hơn chứ, ngược lài dùng lưu lượng nước 125 cho phôi 150 mới không được. Nguyên nhân này các bạn làm đúc lâu năm có thể giải thích dumg mình được không
Thank các bác nhiều
 

lbaduy

New Member
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Theo thiển ý của mình thì:
Vấn đề nước làm mát: khi đúc phôi 125 tốc độ kéo sẽ nhanh hơn đúc phôi 150, dẫn đến nếu không tăng áp nước lên thì lớp vỏ bên ngoài sẽ rất mỏng, dẫn đến dễ bể khi vừa ra khỏi khuôn kết tinh.
Và đó cũng là lý do bể dòng thường xảy ra nhất: không cân bằng hợp lý giữa tốc độ làm nguội và tốc độ kéo (đúc).
 
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Đầu tiên mình trả lời về Al2O3 làm bó dòng:
Cốc zircon rất nhạy cảm với Al2O3. Khi gặp Al2O3 nó bị dầy lên và làm hẹp cốc gây bó dòng. Hiệu ứng này cũng tương tự như hàm lượng Al cao trong thép lỏng. Vì rằng khi tiếp xúc với không khí Al bị oxy hóa lần 2 tạo ra Al2O3. Đối với những mác thép có Al cao phải đúc kín. Dòng thép từ LF xuống thùng trung gian và từ thùng trung gian xuống hộp kết tinh phải được bọc kín mít.

Thứ 2 là các nguyên nhân gây nổ dòng:
  • Nhiệt cao gây nổ dòng. Bình thường nhiệt độ đúc max = nhiệt độ đường lỏng + 30. Nếu hơn sẽ dễ nổ dòng.
  • Năng lực nước làm nguội lần 1 (trong hộp kết tinh) kém dễ nổ dòng
  • Tốc độ đúc nhanh dễ nổ dòng
  • Tất cả những yếu tố trên đều vừa đẹp (có nghĩa là chỉ nhích 1 tí là chết) nhưng khuôn bị khuyết tật hoặc bề mặt phôi bị nhám cục bộ (như vết hắc lào ấy) dẫn đến lực kéo lớn cũng dễ nổ dòng.
  • Tất cả những yếu tố trên đều vừa đẹp (có nghĩa là chỉ nhích 1 tí là chết) nhưng bề mặt phôi có các vết nứt do phi kim, do S, do P do… có đến hàng tá vết nứt trên phôi đúc thì chẳng nổ dòng thì thép lỏng cũng phòi ra.
  • Tất cả những yếu tố trên đều rất đẹp (biên độ an toàn rất lớn) nhưng vừa mới bắt đầu đúc đã nổ dòng ngay vì có một cái móc nối đầu thanh dẫn giả với đầu phôi bị tuột ra…
Thế còn việc đúc 120x120 hay 150x150 bạn nên theo dõi tiếp để phân biệt rõ hiện tượng và bản chất. Bạn nên nhớ rằng năng lực làm nguội của nước được đặc trưng bởi áp lực nước và lưu lượng. Ngoài ra không phải là năng lực càng cao thì càng tốt.
 
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Dù đã bỏ nghề 1 thời gian dài nhưng vẫn thích xem và lắng nghe sự giải thích của các bác về hiện tượng nứt, bể dòng trong đúc.
Theo mình thì ý bác gttn đã hàm ý các vấn đề bạn hỏi. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc và đưa biện pháp khắc phục hoặc loại trừ dần các yếu tố.
Mình có thêm 1 góp ý nhỏ là:
1. Thời gian nhiệt luyện cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Mặt dù đã qua lò LF nhưng thời gian nhiệt luyện quá nhanh thường gây ra hiện tượng nứt phôi và bể dòng.
2. Tần số rung của khuôn và tốc độ đúc đối với các loại phôi kích thướt khác nhau cần điều chỉnh tần số và tốc độ phù hợp. Thông thường các anh thợ rung khuôn lâu ngày rất rõ vấn đề này.
3. Mức dầu trong khuôn, nó cũng ảnh hưởng đến bề mặt phôi
4. Các anh thợ rung khuôn thường lấy các lớp vỏ hình cầu ( mình không rõ tên là gì) vừa để kiểm tra chất lượng thép lỏng và vừa để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo ngay tại đầu thanh dẫn giả. Quan sát nếu rỗ lớn thì cũng có thể gây ra các hiện tượng trên.

Trên đây là 1 vài thiển ý của mình mong mọi người tiếp tục cho ý kiến và bổ sung thêm.
 
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

3. Mức dầu trong khuôn, nó cũng ảnh hưởng đến bề mặt phôi
4. Các anh thợ rung khuôn thường lấy các lớp vỏ hình cầu ( mình không rõ tên là gì) vừa để kiểm tra chất lượng thép lỏng và vừa để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo ngay tại đầu thanh dẫn giả. Quan sát nếu rỗ lớn thì cũng có thể gây ra các hiện tượng trên.

...
Mức dầu trong khuôn cũng nên vừa phải. Nếu thiếu thì phôi chuyển động không được trơn tru. Nếu nhiều quá thì tro của nó làm cho bề mặt phôi loang lổ trông ghê lắm. Nhưng nguy hiểm nhất là: nhiều dầu quá nó sẽ đệm vào giữa bề mặt phôi và thành hộp kết tinh, mà như thế thì ngăn cản trao đổi nhiệt giữa vỏ phôi và thành hộp kết tinh. Nguy hiểm quá!! Tại vị trí này vỏ phôi rất mỏng cũng là một nguyên nhân gây nổ dòng.

Còn cái mục 4. cuối cùng của Phuongdoosan "...Các anh thợ rung khuôn thường lấy các lớp vỏ hình cầu ( mình không rõ tên là gì) vừa để kiểm tra chất lượng thép lỏng và vừa để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo ngay tại đầu thanh dẫn giả..." Thực sự mình không hiểu được những điều này. Bạn có thể nói rõ hơn được không?
 
Last edited:
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Còn cái mục 4. cuối cùng của Phuongdoosan "...Các anh thợ rung khuôn thường lấy các lớp vỏ hình cầu ( mình không rõ tên là gì) vừa để kiểm tra chất lượng thép lỏng và vừa để chuẩn bị cho mẻ tiếp theo ngay tại đầu thanh dẫn giả..." Thực sự mình không hiểu được những điều này. Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Dạ chào bác gttn,
Cái đó ở chỗ công ty cũ cháu gọi là đầu mồi, khi thợ rung khuôn vớt xỉ trong khuôn thì tạo luôn các đầu mồi để tạo đầu nối thay cho các miếng thép ngay đầu thanh dẫn giả. Thông thường trong các trường hợp sự cố đứt dòng người ta gạt máng và cho một số lượng đầu mồi vào để tái tạo dòng. Khi dòng thép ổn định thì nhìn các đầu mồi này rất đẹp và không bị rỗ .
Có thể ý kiến trên chưa được chính xác, mong bác gttn bổ sung giúp em.
 
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

À mình hiểu ra rồi! Ở chỗ bọn mình có khi cho đầu mồi và có khi không cho, và cái vụ xử lý nổ dòng để đúc tiếp này có khi thành công và có khi không thành công. Tới đây thì mời các bạn quay sang thread http://www.meslab.org/mes/threads/2...i-bi-che-cua-duc-lien-tuc?p=145157#post145157
để chúng ta trao đổi tiếp nhé. Ở đó mình đang thảo luận dở dang với Pathetique một vấn đề cũng đã lâu lâu rồi chưa có dịp quay lại.
 
L

love_of_mee

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Em chân thành cảm ơn những đóng góp quý báo của các bác. Các bác cho em hỏi thêm vài vấn đề, xin cảm ơn các bác nhiều
1/ Khi điều chỉnh dầu bôi trơn khuôn, thì ta điều chỉnh dựa vào yếu tố nào, có phải là do nhà sản xuất lắp đặt hệ thống đúc rồi điều chỉnh và trong quá trình vận hành , chúng ta thấy không phù hợp và chỉnh lại dựa trên thực tiễn , Nếu mà lượng đâu bôi trơn khuôn nhiều như bác gttn nói thì ta dựa vào đâu để biết là nó nhiều ( có phải là nhìn vào phôi thành phẩm không bác),
2/ các bác cho em hỏi là lưu lượng nước làm mát đơn vị là l/kg, làm sao ta tính được giá trị này. Tốc độ đúc là m/ph, lưu lượng nước làm mát là m3/h nhưng lưu ,lượng l/kg thì em nghĩ mãi mà không ra. Trong khu vực buồng làm nguội thứ 2, em thấy lưu lượng nước làm mát la 0,5 l/kg cho vị trí 1 ( phôi mới ra khỏi bình kết tinh). rồi 1,5 l/kg cho vị trí 2 , và 0,3 l/kg cho vị trí thứ 3( phôi đông đặc gần như hoàn toàn). Theo em nghĩ là lưu lượng nước làm mát càng lớn càng tốt và tăng từ đầu cho tới khi phôi đông đặc hoàn toàn chứ, đằng này, tại sao ta không sử dụng lưu lượng nước cao hơn khi phôi mới ra khỏi bình kết tinh và tại sao phải giảm lưu lượng nước làm mát tại vị trí thứ 3. Xin các bác giúp em giả đáp thắc mắc này. À các bác ai co tài liệu về đúc liên tục cho e xin với được không, em tìm mãi mà không thấy ở đâu có hết . Cám ơn các bác nhiều
 
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Theo ý kiến của em, xin trả lời bạn như sau:
1/ Điều chỉnh dầu lượng dầu bôi trơn khuôn nên căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn: mác thép nấu luyện ( nhạy cảm với nứt hay không, nhiều xỉ hay ít xỉ), tình trạng BKt...
2/ Tính các giá trị nước làm mát căn cứ vào nhiều tham số: quá trình truyền nhiêt, tiết diện phôi, loại thép nấu luyện, quá trình đông đặc..., đơn vị l/kg biểu thị cường độ nước làm mát ( lượng nước làm nguội trong 1 đơn vị thời gian/ trong lượng phôi thép, khống chế lưu lượng nước làm mát giảm dần tránh phôi bị nứt, ngót tâm.
Đây là ý kiến của em, các bác bổ sung nhé. Tài liệu đúc lt, tham khảo sách ''thiết bị và công nghệ đúc phôi thép'' của thầy Nguyễn Sơn Lâm (ĐHBKHN).
 
K

kduc

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Đầu tiên mình trả lời về
Thế còn việc đúc 120x120 hay 150x150 bạn nên theo dõi tiếp để phân biệt rõ hiện tượng và bản chất. Bạn nên nhớ rằng năng lực làm nguội của nước được đặc trưng bởi áp lực nước và lưu lượng. Ngoài ra không phải là năng lực càng cao thì càng tốt.
Anh gttn cho em hỏi tại LT hiện nay các a Kỹ thuật Công nghệ đang yêu cầu nâng áp lực nước làm mát lần 1 từ 9 kg lên 12 kg với lý do chưa đủ năng lực làm mát gây nứt phôi, méo phôi trong khi đó qua kiểm tra thực tế thì nhiệt độ nước đầu vào và đầu ra chênh nhau max 4 độ, lưu lượng theo đồng hồ tại dòng 4 là 185 m3/h.
Về cái này anh có ý kiến j ko ah?
 
K

kutecn

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Em chân thành cảm ơn những đóng góp quý báo của các bác. Các bác cho em hỏi thêm vài vấn đề, xin cảm ơn các bác nhiều
1/ Khi điều chỉnh dầu bôi trơn khuôn, thì ta điều chỉnh dựa vào yếu tố nào, có phải là do nhà sản xuất lắp đặt hệ thống đúc rồi điều chỉnh và trong quá trình vận hành , chúng ta thấy không phù hợp và chỉnh lại dựa trên thực tiễn , Nếu mà lượng đâu bôi trơn khuôn nhiều như bác gttn nói thì ta dựa vào đâu để biết là nó nhiều ( có phải là nhìn vào phôi thành phẩm không bác),
2/ các bác cho em hỏi là lưu lượng nước làm mát đơn vị là l/kg, làm sao ta tính được giá trị này. Tốc độ đúc là m/ph, lưu lượng nước làm mát là m3/h nhưng lưu ,lượng l/kg thì em nghĩ mãi mà không ra. Trong khu vực buồng làm nguội thứ 2, em thấy lưu lượng nước làm mát la 0,5 l/kg cho vị trí 1 ( phôi mới ra khỏi bình kết tinh). rồi 1,5 l/kg cho vị trí 2 , và 0,3 l/kg cho vị trí thứ 3( phôi đông đặc gần như hoàn toàn). Theo em nghĩ là lưu lượng nước làm mát càng lớn càng tốt và tăng từ đầu cho tới khi phôi đông đặc hoàn toàn chứ, đằng này, tại sao ta không sử dụng lưu lượng nước cao hơn khi phôi mới ra khỏi bình kết tinh và tại sao phải giảm lưu lượng nước làm mát tại vị trí thứ 3. Xin các bác giúp em giả đáp thắc mắc này. À các bác ai co tài liệu về đúc liên tục cho e xin với được không, em tìm mãi mà không thấy ở đâu có hết . Cám ơn các bác nhiều
e đang học con này,cóa cái tài liệu ko biết có giúp j cho bác ko.tuy nó còn sơ sài nhưng chắc cũng giúp bác đc phần nào http://www.mediafire.com/view/?009uw3dkhdpp1t0
 
H

hoang123

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

gan day bi nut phoi khi duc lien tuc. ai biet chi dum.cam on n.
 
C

Concast

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

Theo minh nghĩ thì hiện tượng
1. Nứt phôi : - Làm nguội thứ cấp quá mạnh và thường xuyên bị quá nguội
- Uốn cong ở nhiệt độ thấp
- Hàm lượng C cao , S cao, tỷ lệ Mn/S thấp
-Lượng nước phun quá nhiều
- canh chỉnh các vòi phun
- Nhiệt độ tại điểm uống cong thấp
- Bôi trơn không tốt
2. Méo phôi : - Biến dạng của ống khuôn
- Làm nguội không đối xứng
Bạn kiểm tra xem nhé, mọi người nhận xét nếu thấy bất hợp lý thì ý kiến nhé
 
F

for.CCM

Author
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

xin chào cả nhả mình đang cần tìm một nhà cung cấp DẦU KHUÔN ĐÚC. bạn nào biết thì cho mình thông tin với nhé xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: các sự cố khi đúc trong quá trình đúc liên tục

"gần đây bị nứt phối khi đúc liên tục. ai biết chỉ dùm.cám ơn n."
- Bạn kiểm tra lại các cây nước có đối xứng nhau không. Thông thường, Do lâu ngày, vỡ dòng, va chạm cơ học hay làm mất cân đối dàn làm mát 1,2,3.
- Khuôn của bạn nên tính thay định kỳ. Dựa theo số lượng phôi đúc, mác đúc và sự cố đi kèm ( sẽ giảm thiểu được nhưng hôm chạy không kịp thở....)
- "Bạn kỹ thuật nào bảo nâng áp lực nước làm nguội lần 1 lên sợ nổ dòng". Theo mình thì tốc độ làm nguội trong khuôn đã tạo lớp áo đông đặc mỏng. Nếu bạn làm nguội đột ngột ở lần 1 ngày sẽ có ngót cưỡng bức sẽ hay bị nứt phôi.
Ý kiến nhỏ.
 
Top