Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

  • Thread starter love_of_mee
  • Ngày mở chủ đề
L

love_of_mee

Author
Chào các bạn, Các bạn có thể giúp mình một vài vấn đề trong ngành luyện kim , thank các bạn đã giúp đỡ nha hjjj
1/ đầu tiên, nếu các bạn nào có kinh nghiệm trong việc tính phối liệu có thể giúp mình được không, Nếu mình muốn nấu một mẻ thép bằng lò hồ quang năng suất 30T/mẻ, với hiệu suất thu hồi là 85%. phối liệu mẻ thép đó là gang chiếm 10% và thép phế là 90%. Cho mình hỏi khi nấu một mẻ thép như vậy thì chúng ta phải cần bao nhiu Cacbon và bao nhiu O2, và tính toán thế nào để biết lượng Vôi cần cho vào để tạo xỉ cho phù hợp. Đây là vấn đề, minh chưa ghi chi tiết lắm , nếu bác nào có kn thì gửi dùm mình file tính toán càng tốt. Thank các bác nhìu ^^
2/ Ngành luyện kim đúng là ngành thật đau đầu. Ở công ty của mình đang gặp vấn đề rất nan giải là việc khử S trong lò tinh luyện LF, không biết công ty mình nhập vôi thế nào mà khừ S không xuống nổi , mình không biết khử S ở đây không tốt là do vôi hay là do xỉ lò điện ra, nhưng khả năng là do vôi rất lớn. Nếu gặp trường hợp vôi xấu thì bác nào có bí quyết khử S tốt thì chỉ dùm minh với , thank nhìu
3/ Vấn để gãy than điện cực trong quá trình nấu chảy là do nguyên nhân ji vậy các bác. mình biết có nhiều nguyên nhân nhưng mình chưa hiểu lắm ( vd có người nói là do phóng điện... Bác nào am hiểu về vấn đề này giúp minh với.

thank các bác đã đọc, hy vọng nhần được rely của các bác Hjjjj
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Nếu bạn là thợ lò thì cứ tự tin mà nấu thép với 10% gang đi, chẳng phải tính toán gì cả. Đó là một phối liệu lý tưởng. Gang quá nhiều là một gánh nặng nhưng ít thì thực sự là mì chính cánh của mẻ nấu. Gang đắt hơn thép phế nên không cần đến 10% đâu, chỉ cần 5% nhưng phải nạp vào dọ cuối cùng (nạp dọ đầu thì C cháy sạch mất). Khi đó nấu chảy xong [C] ~0,4%, sôi quặng 10 phút là đạt mác SD295A thôi mà. Nhẹ nhàng lắm.

Nạp vôi vào lò EAF bình thường khoảng 55kg/tấn thép lỏng. Lấy mẫu xỉ phân tích để điều chỉnh độ kiềm (CaO/SiO2). Hoặc chẳng cần phân tích. Nếu thấy thời kỳ oxy hóa mà tạo được xỉ bọt thuận lợi là đủ vôi.

Lượng vôi cho lò LF thường khoảng 12kg/tấn thép lỏng. Vôi phải có CaO>80% (85 càng tốt). Thế thôi. Đảm bảo S cứ xuống ầm ầm chả có gì là khó cả. mình chưa thấy ai kêu lò LF khử S khó.

Than điện cực gấy là do:
-Xập liệu, liệu đổ đè vào than làm gẫy than
- Chống liệu, liệu không bắt điện, điện điều khiển cứ tưởng nhầm là hở mạch (than chưa xuống hết) và ra lệnh cho than dúi xuống và làm gẫy than.
- má ôm và than tiếp xúc không tốt gây phóng điện tại đó làm gẫy than
- Độ bền mối nối con sâu không tốt làm gẫy than.
...

Do đó phải:
Nạp liệu nặng, liệu tảng xuống phía dưới.
Giai đoạn đầu (khi điện cực chưa xuống đến đáy) phải vận hành bằng tay và có con mắt nghề nghiệp nhìn than mà biết là chống liệu. Vận hành bằng tay thì mệt hơn tự động nhưng thợ vận hành giỏi thì thường được cánh thợ lò bắt vận hành bằng tay vì làm thế nấu chảy nó máu hơn, chảy nhanh hơn. khi gặp chống liệu nhẹ thì chỉ cần tìm cách hất than vào đó và chờ cho xung quanh chảy hết bởi 2 pha kia nó sẽ tự trôi xuống và hết chống liệu. Thế còn chống liệu cả 2 pha thì...mệt đấy. Có khi phải lấy thép lỏng ở lò khác đổ vào chỗ chống liệu.
...

Còn nếu bạn là dân dài lưng tốn vải thì cứ dùi mài đi đã rồi lại hỏi tiếp.
 
Last edited:
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

em cũng là dân dài lưng tốn vải, kinh nghiệm cũng chỉ nhặt lá đá ống bơ nhưng có 1 vài ý kiến với ban mở topic này:

1/ Việc tính toán phối liệu cho 1 mẻ luyện lò EAF hay BOS chẳng bao giờ có công thức cụ thể bạn ạ. Nếu bạn muốn có cả file tính toán như mấy cái đồ án môn học thì chỉ dùng để đọc cho vui thôi, cái này bạn muốn cứ liên hệ với các sinh viên đang học ngành luyện kim ở BKHN hoặc là Thái Nguyên. Bạn đưa ra 1 con số lò hồ quang năng suất 30T/mẻ, với hiệu suất thu hồi là 85%. Việc lò với năng suất 30T/mẻ nhưng thực sự ra luôn luôn trong tình trạng nấu vượt công suất, có thể lên tới 40T/mẻ và hiệu suất thu hồi thường đạt từ 85-87% là chuyện không cần bàn. Theo tôi được biết nấu mác SKD295A theo tiêu chuẩn JIS G3112.87 thì có thể phối liệu kim loại 46-49 tấn (gang lỏng 45-55%, thép phế sơ chế 45-55%) tức là trung bình là khoảng 1,1-1,2T liệu kim loai/T thép thành phẩm...cái này phụ thuộc vào tình trạng nấu và kinh nghiêm nấu ở mỗi nhà máy.

2/ khử S trong lò LF thì em cùng ý kiến với bác gttn, theo lý thuyết thì khử S trong lò LF luôn thuận lợi với các điều kiện nhiệt độ kim loại ~1600*C, xỉ có độ kiềm cao. Mình chỉ đóng góp thếm 1 vài ý kiến như nguyên liệu đầu vào của bạn đã kiểm soát tốt thành phần S chưa? Trước khi tiến hành khử S thì hàm luơng Oxi trong thép lỏng đã là thấp nhất chưa vì có thể nói khi khử Oxi cũng gần như đông thời khử cả S (cái này hóa lý luyện kim giải thích rất rõ bạn ạ). Thao tác cho Ferro hợp kim vào như thế nào cũng quyết định tới khả năng khử S của mẻ luyện. Vôi đâu phải là tất cả đâu bạn.

3/ Về gãy điện cực và sự cố thì mình chưa có ý kiến j tham gia góp ý với bạn
Eem là thế hệ hậu sinh, các bác thấy em nói gì lý thuyết suông xa với thực tế thì mong các bác chỉ bảo.
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

khử S trong lò LF thì em cùng ý kiến với bác gttn, theo lý thuyết thì khử S trong lò LF luôn thuận lợi với các điều kiện nhiệt độ kim loại ~1600*C, xỉ có độ kiềm cao. Mình chỉ đóng góp thếm 1 vài ý kiến như nguyên liệu đầu vào của bạn đã kiểm soát tốt thành phần S chưa? Trước khi tiến hành khử S thì hàm luơng Oxi trong thép lỏng đã là thấp nhất chưa vì có thể nói khi khử Oxi cũng gần như đông thời khử cả S (cái này hóa lý luyện kim giải thích rất rõ bạn ạ). Thao tác cho Ferro hợp kim vào như thế nào cũng quyết định tới khả năng khử S của mẻ luyện. Vôi đâu phải là tất cả đâu bạn.
Chú em K51 học lý thuyết cũng tốt nhỉ. :D. Học trò của thầy Lâm có khác. :>.
Xin phép bổ sung tí lý thuyết nữa ạ.
Khử sâu S ở khu vực tinh luyện cần chú ý đến các điều kiện khử lưu huỳnh:

  • Basicity cao (3~3.5).
  • [O] trong thép thấp.
  • Nhiệt độ cao.
  • Và điều kiện nữa thường ít được kể tới đó là lúc này phải khuấy đáy mãnh liệt.
Để kiểm soát tốt quá trình khử sâu lưu huỳnh thì 4 điều kiện trên cần phải khống chế được. Dựa vào và loại trừ dần các điều kiện đó có thể tìm ra nguyên nhân tại sao quá trình khử lưu huỳnh của cty bác lại ko đạt được kết quả như mong muốn. :D.
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Than điện cực gấy là do:
-Xập liệu, liệu đổ đè vào than làm gẫy than
- Chống liệu, liệu không bắt điện, điện điều khiển cứ tưởng nhầm là hở mạch (than chưa xuống hết) và ra lệnh cho than dúi xuống và làm gẫy than.
- má ôm và than tiếp xúc không tốt gây phóng điện tại đó làm gẫy than
- Độ bền mối nối con sâu không tốt làm gẫy than.
...
Thực ra em cũng chưa được làm việc trực tiếp, kinh nghiệm thực tế chưa có. Tất cả toàn là lý thuyết. Nhưng em xin đóng góp tiếp, gọi là nếu em sai đâu bác sửa hộ em luôn.
Theo em được biết, có 4 nguyên nhân thường gây ra gãy hỏng điện cực bên LF (ko phải bên lò điện ạ, vì cty em ko có lò điện):

  • Trong quá trình vận hành xỉ, thép hoặc vật lạ bắn, rơi lên chỗ gờ đặt nắp lò =>khi nắp bị vênh => khi hạ điện cực xuống là nguyên nhân gây gẫy điện cực.
  • Công nhân hạ điện cực sai vị trí nắp (cái này chắc là khó gặp).
  • Hạ điện cực quá nhanh, gặp xỉ rắn => gãy.
  • Lớp xỉ quá mỏng, ko đủ dày cũng là nguyên nhân gây mòn nhanh, thậm chí gãy điện cực, và rất ồn khi xử lý.
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Chú em K51 học lý thuyết cũng tốt nhỉ. :D. Học trò của thầy Lâm có khác. :>.
Xin phép bổ sung tí lý thuyết nữa ạ.
Khử sâu S ở khu vực tinh luyện cần chú ý đến các điều kiện khử lưu huỳnh:
  • Basicity cao (3~3.5).
  • [O] trong thép thấp.
  • Nhiệt độ cao.
  • Và điều kiện nữa thường ít được kể tới đó là lúc này phải khuấy đáy mãnh liệt.
Để kiểm soát tốt quá trình khử sâu lưu huỳnh thì 4 điều kiện trên cần phải khống chế được. Dựa vào và loại trừ dần các điều kiện đó có thể tìm ra nguyên nhân tại sao quá trình khử lưu huỳnh của cty bác lại ko đạt được kết quả như mong muốn. :D.
úi thì học trò từ 1 nôi ra mà bác. Theo bác nói ở cty bác không có lò điện chắc là Hòa Phát ở kim môn à anh?
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

...
  • Trong quá trình vận hành xỉ, thép hoặc vật lạ bắn, rơi lên chỗ gờ đặt nắp lò =>khi nắp bị vênh => khi hạ điện cực xuống là nguyên nhân gây gẫy điện cực.
  • Công nhân hạ điện cực sai vị trí nắp (cái này chắc là khó gặp).
  • Hạ điện cực quá nhanh, gặp xỉ rắn => gãy.
  • Lớp xỉ quá mỏng, ko đủ dày cũng là nguyên nhân gây mòn nhanh, thậm chí gãy điện cực, và rất ồn khi xử lý.
Có một Danh nhân đã nói rằng: "Chúng ta hãy nhường những người đàn bà đẹp cho những gã đàn ông không hề có trí tưởng tượng"
Hehe! Trí tưởng tượng của một người làm kỹ thuật còn quý hơn rất nhiều. Bạn là một người như vậy.
Hay lắm!
 
Last edited:
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Có một Danh nhân đã nói rằng: "Chúng ta hãy nhường những người đàn bà đẹp cho những gã đàn ông không hề có trí tưởng tượng"
Hehe! Trí tưởng tượng của một người làm kỹ thuật còn quý hơn rất nhiều. Bạn là một người như vậy.
Hay lắm!
theo em nghĩ, nguyên nhân gẫy điện cực thì có rất nhiều, mỗi nơi lại có cách thao tác trong quá trình nấu luyện khác nhau nên sự cố cũng đa dạng. nhưng những nguyên nhân chính thường gặp xảy thì các bác đều đã nói đến cả rồi nhưng còn biện pháp khắc phục thì hình như chưa có mấy. Các bác đi trước có nhiều kinh nghiêm chia sẻ 1 vài trường hợp đã gặp trong thực tế và cách khắc phục sự cố, cách phòng tránh sự cố như thế nào được không ạ
 
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Có một Danh nhân đã nói rằng: "Chúng ta hãy nhường những người đàn bà đẹp cho những gã đàn ông không hề có trí tưởng tượng"
Hehe! Trí tưởng tượng của một người làm kỹ thuật còn quý hơn rất nhiều. Bạn là một người như vậy.
Hay lắm!
Bác chê em là ko thực tế chứ gì à? Hụ hụ.
 
L

love_of_mee

Author
Ðề: Các vấn đề thường gặp trong quá trình luyện kim và cách tính phối liệu một mẻ thép

Thân các bác, cám ơn các bác đã đóng góp ý kiến, mình cũng mới làm về lo luyện thép có 7 tháng nên kinh nghiệm thì mình thiếu thiệt nhưng các đk khử S thì mình cũng nắm được, nhưng mình nhớ là độ kiềm của xỉ bazo cần chỉ khoảng 2-2,5 là ok rồi mà anh gttn ^^. Vấn đề khử S khó ở đây mình nói là do CaO vì trước đó vẫn quy trình như thế mà mình có thể khử S xuống dưới 0.035 , nhưng một thời gian dài S ở công ty mình khử không nổi xuống 0.040. CaF2 để làm loãng xỉ , nhưng đối với mẻ thép vôi xấu, mình cho CaF2 rất nhiều vào mà xỉ không loãng ra mà xỉ lại bó lại, còn O2 thì khi đo, O2 trong thép dưới 30 ppm , chấp nhận được nhưng S vẫn khử khó. Nghe mấy sếp trong công ty bảo là vôi xấu ( vôi bỏ vào nước không tan hết mà chỉ tan 1 phần) va gọi là hiện tuong vôi bị sống ( cả cuc vôi thì hàm lượng vôi rất it, vôi chỉ bao xung quanh một lớp. còn bên trong là đá), Không biết anh gttn gặp vấn đề này chưa, nếu trường hợp vôi xấu thế, cho CaF2 mà xỉ không tan được thì theo anh giải quyết như thế nào.
 
Top