cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

  • Thread starter vanphuc1987
  • Ngày mở chủ đề
V

vanphuc1987

Author
em có vấn đề này muốn hỏi các anh các chị!cty em muốn nấu gang cầu nhưng trước tới giờ em chua bao giờ em mới chỉ nấu sắt và gang xám thôi!vậy anh chị nào từng nấu chỉ giúp em cách nấu với!em nge nói co thể nấu gang cầu từ thép hoặc từ gang vậy nấu từ cái nào dễ hơn?
 
V

vanphuc1987

Author
Ðề: cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

ko có anh chị nào chỉ hộ em với hả?em cần gấp lắm anh chị nào biết thì giúp em với!em cảm ơn nhiều!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

ko có anh chị nào chỉ hộ em với hả?em cần gấp lắm anh chị nào biết thì giúp em với!em cảm ơn nhiều!
Nếu cậu chỉ mới nghe nói thì biết trả lời sao đây? Trước hết cậu nên tìm đọc về lý thuyết, đã có nhiều bài viết trong Box về gang cầu rồi. tùy theo mác gang cầu cậu định nấu mà lựa chọn phương án công nghệ.
 
Ðề: cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

nếu bạn ở gần tphcm hay ở tại thành phố thì mình có thể đưa cho tài liệu cho bạn,tài liệu này tương đối tốt nhưng là sách nên ko có cách nào post lên,tài liệu thì nhiều mà nên ko có gì phải giấu hết. :69: mà mình nghĩ bạn nên theo cách chú Lê Hải cũng hay lắm đó,tìm hiểu thêm có gì ko hiểu thì post lên sẽ có nhiều người giúp bạn cùng tìm hiểu mà.
 
V

vanphuc1987

Author
Ðề: cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

em đã kiếm hết trên box rùi mà không thấy bài nào cả!có 2bai chỉ nói chung chung thôi à!
 
Ðề: cách nấu gang cầu trong lò cảm ứng 1tấn

Không có bài viết nào có thể nói cụ thể cho em cách thức nấu gang cầu, mà chỉ là những quy tắc cơ bản, những chỉ dẫn chung chung. Em muốn nấu được gang cầu thì em phải hiểu rõ bản chất việc em sẽ làm và định hướng việc nấu luyện - đúc :

1. Sản phẩm em nấu là gì? Gang cầu mác gì, tỉ lệ cầu hóa em cần là bao nhiêu. Từ đó em chọn thành phần các nguyên tố phù hợp bằng cách tra bảng (em có thể tham khảo sách của Nghiêm Hùng).

2. Nguồn đầu vào của em là gì? Thép phế, hồi liệu gang cầu hay gang thỏi? Nếu em nấu là thép phế thì em phải hiểu rõ nguyên tố nào sẽ gây cản trở cầu hóa, và từ đó em sẽ lựa chọn thép phế có tỉ lệ % các nguyên tố đó trong khoảng cho phép, rồi tra bảng xem trên thị trường, tên gọi chung của loại thép đó là gì. Ngoài ra, độ sạch của thép phế, kích cỡ của thép phế, giá thành cũng được xem xét để lựa chọn, vì S là nguyên tố có hại cho cầu hóa nên k thể chọn thép phế bị gỉ sét nhiều. Kích cỡ của thép liên quan đến việc dễ cho liệu, dễ nấu, và hiệu suất thu hồi cao. Chị gợi ý, em có thể mua sắt phế CT3, CT5, thép đề cê..., sắt vụn cắt ra từ các nhà máy cán thép. Nếu mua được từ thép Pomina, thép Phú Mỹ, Việt Nhật thì càng tốt. Còn không thì hỏi mấy ông chuyên bán thép cho các xưởng đúc, mấy ông í cũng rành lắm.

Nếu nấu 100% từ hồi liệu thì sẽ k đạt được cầu hóa, vì S và tạp chất trong gang hồi liệu cao, em phải pha hồi liệu + thép phế theo tỉ lệ. Tỉ lệ bao nhiêu phụ thuộc vào trình độ nấu luyện của em và cách tính toán phối liệu.

Nếu nấu bằng gang thỏi chất lượng cao thì em cũng phải pha thêm khoảng 20 - 30% thép phế. Không phải gang thỏi nào cũng có thể nấu được gang cầu. S là nguyên tố cần xem xét trong gang thỏi nhưng lượng graphite tự do cũng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn nấu gang cầu. Chị ví dụ : nếu em nấu gang cầu từ gang thỏi Liên xô thì em sẽ k nấu được gang cầu nhưng gang Nam Phi thì nấu được vì lượng graphite tự do của gang LX cao hơn gang Nam Phi.

3. Sau khi lựa chọn phế liệu, em phải tính toán bảng phối liệu. % chất tăng cacbon cho vào bao nhiêu kí, % FeSi, % FeMn....

4. Chất cầu hóa em sử dụng là loại chất cầu hóa gì? xuất xứ từ đâu? Việc sử dụng chất cầu hóa xuất xứ từ đâu sẽ quyết định tỉ lệ % chất cầu hóa sử dụng. Chị ví dụ : hiện nay ở Miền Nam đang sử dụng 3 loại chất cầu hóa : Nam Phi, Canada, Foseco (Anh Quốc). Tỉ lệ dùng theo thứ tự là : (1.8 - 2%), (1.5 - 1.8%), (1.0 - 1.5%). Ngoài tỉ lệ dùng còn phải xét đến hiệu quả cầu hóa. Việc đánh giá này phải soi kim tương mới thấy được tỉ lệ cầu hóa và độ đồng đều của cầu. Em có thể tham khảo hình bên dưới, hình đầu là sử dụng cầu hóa nguồn gốc từ Nam Phi, hình sau là sử dụng cầu hóa của Foseco.

Thành phần chất cầu hóa của Nam Phi như sau :
Si : 42 - 48%, Mg : 6 - 6.5%, Re : 2 - 2.5%
Thành phần chất cầu hóa của Foseco :
Si : 44 - 48%, Mg : 4.75 - 4.95, Re : 1.6 - 2.2%, Ca : 1.5 - 2.0%

Khi xét đến thành phần của Mg, tại sao thành phần % Mg trong chất cầu hóa của Foseco thấp hơn của Nam Phi nhưng lượng dùng ít hơn? Mg là nguyên tố rất có ái lực với oxy. Do đó, việc công nghệ chế tạo chất cầu hóa của nhà sản xuất quyết định thành phần Mg tồn tại trong chất cầu hóa là Mg nguyên chất hay MgO. Mg nguyên chất mới phản ứng hóa học tạo cầu.

Bên cạnh đó, Re là nguyên tố đất hiếm cũng ảnh hưởng đến độ cầu hóa. Việc này sẽ xét đến lượng dùng chất cầu hóa VL63 của Canada và Foseco. Nguyên tố đất hiếm trong VL63 là Ce, của Foseco là La. Nếu xét đến ái lực hóa học trong bảng tuần hoàn Mendeleev thì họ La có ái lực rất mạnh với nguyên tố phi kim. Điều này giải thích việc khử S triệt để trong gang cầu.

Từ việc xác định rõ bản chất chất cầu hóa sẽ xác định đúng lượng dùng phù hợp. Tuy nhiên, phải thử thì mới có thể rút ra lượng dùng chính xác vì nhà cung cấp chẳng bao giờ có thể nói cho em biết quy trình sản xuất của họ như thế nào. (Vì có biết đâu mà nói) :4:

5. Biến tính cầu hóa : nhiệt độ ra lò, nhiệt độ biến tính, thời gian biến tính, kết cấu thùng biến tính, cách bỏ chất cầu hóa.... việc này thì chị khỏi bàn đến vì tài liệu hướng dẫn chuyện này cũng nhiều.

6. Những điều chị nói ở trên là những bước cơ sở, định hướng cho em những việc em sẽ làm và những việc phải đánh giá, cân nhắc để em thực hiện được và tránh rủi ro. Sau khi thực hiện bước chuẩn bị xong, lên bảng phối liệu, thì em có thể hỏi xin ý kiến của những người đã có kinh nghiệm sẽ dễ hơn là em chưa có gì mà đã đi hỏi. Họ sẽ k biết trả lời em như thế nào và bắt đầu từ đâu. Nếu là lần đầu em nấu thì sẽ có hư hỏng. Tuy nhiên, có công mài sắt có ngày nên kim. Đừng nản! Như cô bạn gái học cùng đại học với chị, lần đầu nấu gang cầu cách đây 5 năm, nấu tới mẻ thứ 10 mới ra cái gọi là gang cầu chính tông. Ngày xưa, chất cầu hóa không được tốt như bây giờ. Do đó, nấu cũng hơi trầy chật.

7. Chúc em thành công. :3:
 
Top