Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Hi anh pumpkin
Trong 2 đoạn videos trên em vẫn không thấy được sự khác biệt giữa tiện có trục C và không có trục C,video 2 em vẫn thấy có những đoạn chạy với chiều thay đổi và bước tiến thay đổi.Anh có thể giải thích thêm khái niệm gia công trên trục C không anh.:),cho xem 2 chương trình ứng với 2 đoạn videos trên luôn ạ.Em đang tìm hiểu về gia công trục C với máy tiện trên Mastercam và có xuất chương trình nhưng có một số đoạn không hiểu,mong anh chỉ giúp.

T0200
M01
(TOOL - 1 OFFSET - 0)
( 16. FLAT ENDMILL)
G0 T0100
M23?
G0 G54 X135.789 Z-9.375
C109.838
G97 S1790 M52(-M52?)-Hình như là ngược lại với M51.
Z-31.875
G98 G1 Z-37.5 F268.5
X131.836 C111.137 F280.
X127.999 C112.499 F297.
X124.279 C113.929 F315.1
X120.975 C115.301 F333.3
X120.35 C115.606 F365.3
X119.803 C115.945 F406.2
X119.344 C116.314 F442.1
X118.979 C116.709 F471.9
X118.715 C117.122 F494.8
X118.555 C117.548 F510.4
X118.5 C117.981
C152.019
X118.45 C153.153
X118.298 C154.286
X118.045 C155.416
X117.692 C156.543
X117.238 C157.666
X116.685 C158.782
X116.034 C159.891
X115.284 C160.992
X114.438 C162.083 F499.7
X113.497 C163.163
X112.461 C164.23 F488.7
X111.333 C165.283
X110.114 C166.32 F474.8
X108.806 C167.339
X107.411 C168.338 F457.6
X105.932 C169.316
X104.37 C170.269 F436.6
X102.728 C171.196 F424.4
X101.01 C172.094 F411.1
X99.217 C172.959 F396.4
X97.354 C173.789 F380.2
X95.423 C174.581 F362.5
X93.428 C175.33 F342.7
X89.677 C176.743
X86.029 C178.258 F376.4
X82.546 C179.858 F408.7
X82.453 C179.946 F599.5
C180.054 F746.3
.................
G0 Z-9.375
G0 Z-9.375
G28 U0. W0. H0. M55 (M55 ở đây là gì ?)
T0100
M01
Anh có tài liệu nào về lập trình tiện với trục C hoặc hệ Mill-turn có thể share cho em ít với :D
 
Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

TỔNG QUAN VỀ MÁY TIỆN CÓ TRỤC C.
I- Trước hết nói về ký hiệu các trục trên máy phay tiện nói chung, để hiểu tại sao lại gọi là trục C.
I.1 Máy tiện cơ bản có 2 trục X, Z và 1 trục chính, trục Z // trục chính. (//: song song)
I.2 Máy phay cơ bản có 3 trục X, Y, Z và 1 trục chính, trục Z // trục chính.
I.3 Máy tiện có thể có thêm trục xoay, nếu đường tâm của nó // X thì gọi là trục A, // Z gọi là trục C (nếu có thêm trục Y, // Y gọi là trục B).
I.4 Máy phay nếu có thêm trục xoay, cũng ký hiệu tương tự máy tiện, nếu đường tâm của nó // X, Y, Z thì lần lượt sẽ được gọi là A, B, C.
II. Về máy tiện có trục C, có thể phân làm 2 loại:
II.1- Trục C chỉ có chức năng index, sử dụng motor trục chính để quay đầu trục chính kết hợp cơ cấu kẹp trục chính. Góc quay là bội số của độ phân giải. Máy tiện loại này ngoài trục chính được sử dụng làm trục C (main spindle) còn có trục chính phụ (sub spindle) là đầu dao xoay gắn trên đài dao. Ứng dụng loại máy này để khoan trên chi tiết.
[ANH]8B2D_4EFB33C6[/ANH]
VD lệnh sử dụng cho loại này:
- M53: gọi chế độ tiện
- M52: gọi chế độ khoan
- M52 S1200: gọi chế độ khoan với góc xoay của mâm cặp là 120 độ, sau đó nếu gọi M3 S1000: quay sub spindle tốc độ 1000rpm.
II.2- Trục C có thể nội suy cùng với X, Z.
[ANH]B766_4EFB33C6[/ANH]
Ứng dụng dễ hiểu là phay rãnh cam trên mặt trụ.
[ANH]83D1_4EFB3881[/ANH]
Kết cấu trục chính của nó sẽ có 2 phần, một phần do motor trục chính và phần kia do motor servo tác động làm xoay trục chính, 2 phần này sẽ có cơ cấu kẹp nhả với trục chính.
[ANH]31DE_4EFB33C6[/ANH]
Máy loại này cũng sẽ có 2 chế độ, chế độ tiện và phay. Ở chế độ phay, để dễ hiễu hãy khai triển bề mặt trụ tròn thành một mặt phẳng, khi đó việc lập trình sẽ tương tự như trên máy phay (trục C, Z, X tương ứng X, Y, Z), sub-spindle là trục chính của chế độ phay.
[ANH]FA33_4EFB36F9[/ANH]
Thông thường, lệnh M52: gọi chế độ phay, M53: gọi chế độ tiện.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Cảm ơn Tufaco.

Bài viết rất hay và hoàn toàn chính xác. Là một tài liệu tham khảo cho các bạn nào dự định tìm hiểu + lập trình gia công cho máy MTM.

@Cadman: để mà lập trình giỏi được, em phải tìm hiểu thêm về cấu trúc, kết cấu của máy CNC. Các mã lệnh M là mã lệnh máy - Machine Code, tùy từng máy có mã lệnh khác nhau. Bằng google em có thể hiểu được theo từng loại máy. Lập trình cho MTM thì dể thôi, tufaco dùng 1 câu : "để dễ hiễu hãy khai triển bề mặt trụ tròn thành một mặt phẳng", câu này là "khẩu quyết" của môn vỏ công này đó, chỉ 1 câu này là đủ xài rồi. Theo anh biết trong MasterCAM có sẳn đó, em hãy lục tung, đào sâu xem. Thân mến
 
Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Rất cảm ơn 2 anh :),không còn gì bằng,đọc sách cả tháng cũng không bằng vài lời ngắn gọn như trên :).
Anh tafuco cho em hỏi thêm tí : Ở trường hợp 1 trục C chỉ có chức năng indexing,động cơ dùng ở đây như em từng biết và có thấy qua là động cơ không đồng bộ 3 pha,tốc độ trục chính thực tế luôn có dao động quanh giá trị danh nghĩa.Ở trường hợp này không có servo motor kèm theo làm thế nào nó thực hiện được indexing cho máy tiện có trục C ạ.Tức là có thể quay 10 độ rồi dừng.
Ở trường hợp thứ 2 khi chuyển từ chế độ tiện sang chế độ phay tức là M53 và M52,có phải là chuyển main spindle sang sub-spindle,trục phụ trở thành trục chính,trong tài liệu hình như sub-spindle và main spindle đều được gọi là live tool phải không a.
Ở bài trước em có đọc qua một đoạn chương trình
O1000
G53 X-4. Z-42.
G28H0 (homes c-axis(spindle))
G97G99 S1200 M91 (M91 enters milling mode)
T0101 M08
M3
G00 X-4. Z.1
G12.1X2.798 Z.1 C43.841
G01 X2.798 Z.1F.012
X2.798 Z0
X2.8256 Z0 C48.857
X2.8472 Z0 C53.842
__
__
X2.7652 Z0 C98.59
X2.7264 Z0 C103.695
G13.1
X2.7264 Z.1
M09
G53 X-4. Z-42.
M5
M90 (end mill mode)
M30
%
G97G99 S1200 M91 Ở trường hợp này M91 khác với M52 và 53 thế nào?Nếu M91 là gọi chế độ phay tại sao không gọi nó trước mà lại nằm chung với G97 S1200,trường hợp này lẽ ra phải đi kèm với M03 hoặc M04.
Em chưa có điều kiện tiếp xúc làm việc với máy tiện có trục C hay Mill-Turn center mặc dù rất thích.Trên cơ sở tìm hiểu phần mềm Mastercam em rất muốn xuyên suốt các ứng dụng của nó,dù không phải là ứng dụng bây giờ.
Cảm ơn 2 anh :)
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Author
Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Hi Cadman, máy có trục C mà indexing thì ngoài motor ra nó phân độ bằng hệ thống bánh răng. Người ta chỉ thường gọi sub-spindle là Live Tool.

G97G99 S1200 M91 Ở trường hợp này M91 khác với M52 và 53 thế nào?Nếu M91 là gọi chế độ phay tại sao không gọi nó trước mà lại nằm chung với G97 S1200,trường hợp này lẽ ra phải đi kèm với M03 hoặc M04.
M91 để kích hoạt cho motor của Livetool, em cho nó nằm trước hay sau G97 S1200 cũng không có vấn đề gì. Thông thường người ta để sau vì máy tiện quay trục chính => rồi đến Live Tool.
 
Last edited:
Ðề: Cách phân biệt máy trung tâm Tiện có hay không có Trục C

Rất cảm ơn 2 anh :),không còn gì bằng,đọc sách cả tháng cũng không bằng vài lời ngắn gọn như trên :).
Anh tafuco cho em hỏi thêm tí : Ở trường hợp 1 trục C chỉ có chức năng indexing,động cơ dùng ở đây như em từng biết và có thấy qua là động cơ không đồng bộ 3 pha,tốc độ trục chính thực tế luôn có dao động quanh giá trị danh nghĩa.Ở trường hợp này không có servo motor kèm theo làm thế nào nó thực hiện được indexing cho máy tiện có trục C ạ.Tức là có thể quay 10 độ rồi dừng.
Có lẽ phải giải thích hơi rộng và sâu một chút.
Trước hết nói về driver trục chính. Nguyên lý cơ bản của driver trục chính là 1 inverter (gọi là biến tần). Inverter đời cũ thường không cần tín hiệu hồi tiếp, tức là chỉ cần xuất áp với tần số thay đổi để điều khiển tốc độ động cơ, kết hợp với kiểm soát soát dòng điện tối đa để báo quá tải. Sau này các bộ inverter xử lý luôn tín hiệu hồi tiếp vận tốc (tachometer), tín hiệu hồi tiếp vị trí vòng quay (encoder). Nếu tốt hơn nữa là có cơ chế servo, hồi tiếp momen để tăng lực khi dừng hoăc quay ở tốc độ thấp (loại driver này thường đi kèm theo motor cùng loại).
Nói "tốc độ trục chính thực tế luôn có dao động quanh giá trị danh nghĩa " là chính xác, nhưng "thực hiện được indexing" lại là một vấn đề khác. Đó là 2 vấn đề, điều khiển vận tốc và điều khiển vị trí. Điều khiển vận tốc trục chính thì cần tachometer, điều khiển vị trí thì cần encoder. Có thể chỉ cần dùng 1 encoder để giải quyết cả 2 vấn đề này, dùng mạch fv converter (frequency to voltage). Bàn về lĩnh vực này thì nói hoài không hết, tạm dừng ở đây.
Như vậy, để thực hiện indexing cho trục chính thì cần phải có encoder. Một vấn đề nảy sinh là khi định vị xong, cái gì có thể làm cho trục chính cứng vững khi gia công, vì nếu driver trục chính có trang bị cơ chế servo thì momen của motor cũng thấp, không đủ giữ cho trục chính cứng vững. Vì vậy phải có cơ cấu kẹp sau khi index. Nếu dùng bánh răng thì độ phân giải góc quay trục chính sẽ tùy thuộc vào số răng của cơ cấu kẹp.

Ở trường hợp thứ 2 khi chuyển từ chế độ tiện sang chế độ phay tức là M53 và M52,có phải là chuyển main spindle sang sub-spindle,trục phụ trở thành trục chính,trong tài liệu hình như sub-spindle và main spindle đều được gọi là live tool phải không a.
Thường thì những M-codes thường sử dụng đa phần giống nhau nếu so sánh giữa các nhà sản xuất máy CNC. Phổ biến nhất là các lệnh M00, M01, M02, M03, M04, M05, M06, M08, M09, M19, M30, M98, M99. M-codes là dành cho nhà sản xuất máy quy định. Tùy theo kết cấu của máy mà sẽ có thêm M-codes. Ví dụ kẹp nhả mâm cặp thường dùng là M10, M11, đổi số trục chính M40, M41, M42... M52, M53 cũng là lệnh thường dùng cho máy tiện có trục C.
Khi gọi M52, chế độ phay, thông thường máy sẽ thực hiện ít nhất các việc sau:
(1) Định vị trục chính (đưa trục chính về góc 0)
(2) Kích hoạt bộ driver servo trục C.
(3) Về Zero motor trục C (lúc này motor trục C chưa kẹp vào trục chính)
(4) Kẹp motor servo trục C
(5) Nhả kẹp motor trục chính (nhả ly hợp hoặc đổi số trục chính về 0)
(6) Chuyển đối tượng điều khiển của driver trục chính, từ main-sp
sang sub-sp
(nếu driver này điều khiển một lúc 2 motor). Như đã trình bày trước, lúc này sub-spindle là trục chính của chế độ phay.
Lệnh M53 sẽ kích hoạt trạng thái ngược lại các bước (6) (4) (2) (5) (có thể khác 1 chút).
Tùy theo kết cấu máy mà lệnh M52, M53 sẽ phức tạp hơn.
Cũng có thể lập lại M-code bằng nhiều phương pháp như viết lại PLC nhúng (Fanuc gọi là PC Ladder), viết macro, viết sub-program.
 
Top