cần hướng dẫn phá block

Author
Mình có 1 file solidwork như thế này mình không biết người ta sử dụng thủ thuật gì để tạo ra nó và bây giời muốn chỉnh sửa nó mình phải làm sao.nhờ mọi người giúp đỡ mình với
 
Ðề: cần hướng dẫn phá block

bạn cần chỉnh như thế nào mới là vấn đề... chứ yêu cầu chung chung quá....nếu như thương mại tôi có thể chỉnh sửa các đuôi trung gian như STEP,X_T,IGS đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gia công...còn để chỉnh sửa được phải là người dựng bề mặt 3D tốt mới làm được việc này chứ không đơn giản là vẽ khối....
 
Author
Ðề: cần hướng dẫn phá block

bạn cần chỉnh như thế nào mới là vấn đề... chứ yêu cầu chung chung quá....nếu như thương mại tôi có thể chỉnh sửa các đuôi trung gian như STEP,X_T,IGS đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gia công...còn để chỉnh sửa được phải là người dựng bề mặt 3D tốt mới làm được việc này chứ không đơn giản là vẽ khối....

không ý mình là người vẽ cái motor này đã dùng thủ thuật gì để khóa các part lại thành1 khối và bây mình muốn vẽ 1 cái tương tụ nhưng kích thước nhỏ hơn...tuy nhiên thì bản vẽ này nó đã bị khóa rồi hay là nguoi vẽ sử dụng thủ thuật gì tạo ra nó thì mình ko biết...mà bây giờ không thể can thiệp được vào khối đó
 
Ðề: cần hướng dẫn phá block

Khi lưu lại với những định dạng trung gian thì khó mà can thiệp được
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: cần hướng dẫn phá block

Mình có 1 file solidwork như thế này mình không biết người ta sử dụng thủ thuật gì để tạo ra nó và bây giời muốn chỉnh sửa nó mình phải làm sao.nhờ mọi người giúp đỡ mình với
Trong thiết kế máy bằng SW, ta có thể thiết kế theo tiến trình
(từ dưới lên) hoặc Top-Down (từ trên xuống).

Theo tiến trình từ dưới lên, ta thiết kế các chi tiết máy trong các cửa sổ Part riêng biệt, sau đó đưa chúng vào lắp ráp trong cửa sổ Assembly. Đây là kỹ thuật thiết kế có vẻ dễ dàng nhất, nhưng có 1 nhược điểm cốt tử là giữa các chi tiết máy chẳng hề có tương quan hoặc liên quan gì với nhau (mà lẽ ra cần phải có), nên dễ có những sai lầm đáng tiếc. Ví dụ, đầu tiên ta thiết kế đường kính trục chỗ lắp bạc là 50, ta cũng thiết kế bạc có đường kính lỗ là 50. Sau này, ta chỉnh sửa đường kính trục lên 60 nhưng rất có thể sẽ quên nâng đường kính lỗ bạc lên 60 (và cả các kích thước khác của bạc nữa) cho phù hợp. Quá trình thiết kế từ đầu cho đến lúc hoàn tất buộc ta phải chỉnh sửa để tối ưu rất nhiều kích thước với rất nhiều lần và nếu ta có 1 tổ hợp rất nhiều chi tiết máy thì rõ ràng là rất khó tránh nhầm lẫn khi thiết kế bằng kỹ thuật từ dưới lên như vậy.

Kỹ thuật thiết kế từ trên xuống, theo truyền thống, là ta tạo các chi tiết máy trong cửa sổ Assembly1, nhưng các chi tiết máy này vẫn được lưu trong các Part riêng biệt, song chúng lại liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua Assembly1 kể trên. Thế nhưng lúc này, trong Assembly1 thì các chi tiết máy bị cố định tại chỗ mà chúng được tạo ra, nếu ta muốn khảo sát chuyển động của tổ hợp thì ta cần tạo thêm Assembly2 và đưa các chi tiết máy vào đó, rồi gán cho chúng các tương quan lắp ráp (nếu không cần theo dõi chuyển động thì không cần tạo thêm Assembly2). Khi ta chỉnh sửa 1 chi tiết máy trong Assembly1 hoặc Assembly2 hay ngay trong cửa sổ Part của nó thì các chi tiết máy khác mà có liên quan đến kích thước của chi tiết đang được sửa đổi sẽ tự động cập nhật. Ví dụ ta tăng hoặc giảm đường kính cổ trục thì bạc lắp với nó cũng tự thay đổi theo cho phù hợp.

Tuy vậy, công bằng mà nói thì cách thiết kế từ trên xuống cũng hơi rắc rối, nhất là đối với các bạn mới sử dụng SW và ngay cả các bạn có nhiều thâm niên cũng vẫn lúng túng khi phải xử lý các bản lắp lớn, hoặc các thiết kế đã làm từ khá lâu nên nay quên mất trình tự thiết kế chi tiết máy cái nào trước, cái nào sau... Và đặc biệt là việc chỉnh sửa cứ buộc ta chuyển đổi qua lại các cửa sổ Assembly1, Assembly2 và các Part tương ứng. Đây là công việc cũng không phải là không hại não!

Hình như từ phiên bản SW2006, phần mềm này có thêm tính năng mới là Multibody-Part thì phải. Trước đó, mỗi cửa sổ Part chỉ cho phép dựng 1 solid (Monobody-Part hay Singlebody-Part?) nhưng nay thì vô tư, ta có thể dựng bao nhiêu khối solid trong 1 Part thì tùy. Chính vì thế mà một số cao thủ SW tinh quái đã tận dụng ngay tính năng này để thiết kế các khối solid độc lập ngay trong 1 Part, coi mỗi khối này là 1 chi tiết máy, rồi lưu chúng thành các Part; mỗi Part mới này chỉ có 1 khối duy nhất và ta hoàn toàn có thể đưa chúng vào 1 Assembly để khảo sát chuyển động. Như vậy là mỗi khi cần hiệu chỉnh gì thì ta chỉ cần mở Multibody-Part gốc ra mà thao tác là OK. Tuy nhiên, các Part mới được sinh ra có hình thức như là 1 khối nhập liệu từ ứng dụng khác, chúng không có khả năng sửa đổi trong cửa sổ Part của mình. Chính đây lại là 1 ưu điểm nữa của kỹ thuật này, nếu ta gửi thiết kế này cho khách hàng hoặc đối tác thì họ chỉ có thể xem hoặc chế tạo theo chứ không can thiệp vào thiết kế của ta được (tất nhiên là vẫn can thiệp được, nhưng những feature mới được đưa vào sẽ là bằng chứng cho thấy có sự can thiệp từ bên ngoài).

Như vậy, file mà cậu nêu ra chính là đã được thiết kế bằng kỹ thuật Top-Down kết hợp Multibody-Part. Mặc dù giáo trình SW không có gợi ý gì về kỹ thuật này, nhưng đây là cách rất hay để áp dụng, vì những ưu điểm tương đối:

1. Đơn giản
2. Tham biến linh hoạt
3. Bảo vệ bản quyền
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: cần hướng dẫn phá block

Mình xin góp thêm ý chú DCL tí, thông thường xây dựng bản vẽ + khối lắp ráp, thì quan trọng nhất là các mặt chuẩn lắp ráp + chuẩn thiết kế chuẫn đo lường v.v.v là cơ sở để xây dựng nên các ràng buộc hay vị trí của các chi tiết con bên trong. Thường thì dùng hổn hợp "top-down" "down-top" chứ ít khi nào chỉ dùng 1 trong 2.

Dùng tham số để quản lý các kích thước mặt chuẩn này bạn sẽ quản lý được cụm lắp ráp. Bạn phải xây dựng hợp lý chứ không nên dùng chức năng "di chuyễn" các chi tiết con đi bằng lệnh "move" bạn sẽ gặp rắc rối với "hierarchical" hay lịch sử của cây thư mục.
 
Author
Ðề: cần hướng dẫn phá block

Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của chú DCL , anh singsong11 và anh iPumpkin sau khi nghe sự tư vấn của mọi người thì em đã tiến hành làm 1 ví dụ về thiết kế 1 chi tiết đơn giản trong môi trường assembly. Tuy nhiên em nhận thấy khi thiết kế trong môi trường này thì vẫn có thế thay đổi và hiệu chỉnh được nên em vẫn chưa hiểu được lý do. Em mô tả thêm nữa là khi e click vào khối muốn sửa và bấm lệnh edit future thì có 1 số chi tiết solidwork sẽ bảo lỗi " part contains features in suppressed state. feature work could not proceed further " con khi click vào 1 số khối khác thì nó lại hiện ra mo hình khung dây như sau . nên em vẫn chưa biết cách giải quyết được vấn đề này !
 
Top