Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Mình nói thật chỉ có mỗi các vần đề bù dao mà các bác làm...rối tung lên thật đấy.

Đầu tiên theo quy chuẩn gia công mà có ATC, nguyên một ổ dao đó thay ra thay vô, thêm bớt dao - lúc này thứ tự nó rất lộn xộn nên con thứ 1 hay thứ 2....nó thay đổi liên tục. Ví dụ bác đem cái chi tiết của mình lên gia công, rồi thay chi tiết khác...các con dao nó có sẳn ở đấy ...trước khi đặt chi tiết hay đồ gá lên. Cho nên ai đó nói set dao theo CHI TIẾT hay đồ gá gia công là không đúng - nó đã được set trước khi có chi tiết.

Khi bạn đặt chi tiết lên máy và so 1 trong các con dao với vị trí nào đó gọi là chuẩn phôi là bạn OFFSET dao(chứ không phải là SET) cái chuẩn Z của dao = cái chuẩn Z của file lập trình CAD. Tất cả các con dao trong file CAD đều có thể được set cùng Z hay khác Z mà chẳng vấn đề gì - bởi vì ghi Post -Processor nó ra file NC Code bạn có thể Move cái Machine Zero Point lên hay xuống bao nhiêu tuỳ thích. Khi này bác thấy sau G43 là có giá trị Z.

Câu lệnh chuẩn là G43 Hxx Z, xx=lấy giá trị có sẳn trong máy, Z OFFSET lên xuống cái Machine Zero Point. Bác nào thử Post và thay đổi Machine Zero Point xem bác thấy cái giá trị Z sau Hxx thay đổi liền. Nói tóm lại, là các con dao đã cùng Level nào đấy và khi đặt chi tiết lên là Nắm tay kéo tất chúng cho vừa vặn với cái Phôi. he he..Nếu có máy CNC mà còn lăn tăn, bác thử vài cái là OK ngay.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Đúng là vấn đề này chả có gì phức tạp cả,nhưng có thể nói là 1 trong các kỹ năng quan trọng nhất của người điều khiển máy.Nhầm ở khâu này thì hậu quả cực kì nghiêm trọng,đâm trục chính với các máy chính xác không khác gì phi công lái máy bay chiến đấu tự nhiên bị mổ ruột thừa...Dù bình phục nhưng không bao giờ được phép bay nữa.Cụ thể về thao tác cũng như lý thuyết bác Giang nói đúng ý em tới 95% rồi.chỉ thêm 1 thao tác rất nhỏ nữa thì ok.Thao tác đơn giản dụng cụ thô sơ..thậm chí còn không cần phải chạy đi mua bút lông!Tất cả những gì cần đều sẵn có.
 
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Chán cháu tôi quá !

Vấn đề nhỏ như con thỏ mà cứ diễn cho dài làm cho các bạn trẻ tưởng CNC là cái gì ghê gớm lắm,sau này đâm nhát tay thì rất khó tự tin trong công việc.Nắm rõ công việc cần làm cộng với cẩn thận tối đa thì chuyện banh máy cũng khó.

Offset nghĩa trong nghề là chênh lệch hay so le,còn set có nghĩa như thiết lập,xác định một cái gì đó.Set tool length offset chỉ đơn giản là báo cho hệ điều khiển biết khoảng cách so le giửa mỗi dao cắt đến gốc Z của máy. Set work offet thì báo khoảng cách X,Y. Riêng phần Z trong work offset sẽ đồng loạt bù trừ giá trị này vào tất cả các tool length offset.

Mỗi người thợ đều có thể sử dụng nhiều cách, tùy từng hoàn cảnh để làm.Không nhất thiết là một cách." Đường ăn chơi mỗi vẻ một hay ".

Có mặt phẳng chuẩn thì cứ bao nhiêu dao set hết bấy nhiêu trên đó.

Không có mặt chuẩn thì tự tạo ra Trong trường hợp tọa độ gốc của sãn phẩm bị ẩn,hay chỉ là line mà không phải là mặt phẳng song song hay thẳng góc với trục chính, ví dụ như gia công các chi tiết trên một phẳng nghiêng chẳng hạn.
Trong khi làm đồ gá thì tính trước một vài chổ không bị che khuất trên đồ gá, để từ đó ta set X,Y,Z rồi cộng hay trừ thêm giá trị từ đó đến tọa độ gốc của sãn phẩm, ngay vào các giá trị mà ta vừa set trên các điểm chuẩn đó .

X và Y thì chỉ một cú input,còn Z thì do sử dụng nhiều dao nên nếu siêng thì làm từng cái,còn làm biếng thì cứ input giá trị Z vào Z của work offset.Lưu ý là khi xong việc phải xóa cái Z này đi,vì khi người khác dùng máy ,do không có thói quen dùng Z trong work offset nên anh ta không để ý đến, set X và Y xong thì anh ta cứ tưởng là xong ,rồi thì bấm máy,hi hi,nghe cái " đùng ".

Trong trường hợp không có đồ gá,đoán trước sẽ bị gẩy dao thì khi set-up, kiếm một cục nhôm nhỏ kẹp đại đâu đó trên bàn,dùng con dao finish dớt một lớp mỏng trên bề mặt,cục nhôm không cần thiết phải cao bằng sãn phẩm.Miễn sao khi cắt thì ghi giá trị Z ở mặt phẳng đó rồi so sánh với Z thật trong tool ofset của dao đang cắt đó.Thấy chênh lệch bao nhiêu thì ghi xuống giấy,về sau có con dao nào gẩy thì cứ cục nhôm này mà set,rồi thì bù trừ thêm cái giá trị đã ghi là xong.

Còn nếu đã không tính chuẩn trước mà lại bị gẩy dao thì lấy con nào còn lại ,(như ví dụ đầu bài của Dũng là con dao thứ hai,Flat endmill )Dĩ nhiên con dao này đã được set từ đầu rồi. Bây giờ lại lấy cục nhôm kẹp vô máy và làm như trên để set lại con dao bị gẩy.

Nhưng phải ghi nhớ là khi dao gẩy ,nếu dao nhỏ như con "tép " thì không sao,còn dao lớn thí cần phải kiểm soát thử sãn phẩm có bị đẩy khỏi vị trí hay bị nhớm lên không ?

Trong trường hợp chỉ có một con dao duy nhất trong chương trình mà lại bị gẩy mất tiêu thì sao ?

1/ Bôi một lớp mực lên,có thể dùng mực chuyên dụng hay cái marker cũng được.
2/ Lấy một dòng lệnh trong chương trình,chổ phỏng chừng đã finish. Đánh câu lệnh này trong MDI Với X và Y thôi,còn Z thì ghi xuống giấy.
3/ Jog Z xuống,khi đến gần bề mặt của sãn phẩm thì bật qua 0.001 ( Inch) cho mỗi click.Vừa jog xuống vừa nhúc nhích miếng giấy,khi miếng giấy vừa bị dính không nhúc nhích được nữa thì ngừng.
Miếng giấy tiêu chuẩn bây giờ dầy từ khoảng 0.002 đến 0.003,như vậy có nghĩa dao đang ở khoảng chừng 0.002 đến 0.003 cách bề mặt đã finish.Bây giờ ta bật jog qua 0.0001 rồi jog xuống,ngay khi dấu mực bị vẹt một đường thì ngừng.
4/Cho giá trị Z của máy ở đây vào bản tool offset,rồi thì bù Z trong câu lệnh mà ta đã ghi lại,vậy là xong.Chính xác 0.0001 của Inch.
Dao flat thì làm như vây,thay con dao radius endmill có đến 3 điều cần phải chình, length offset,đường kính dao và cái radius ỏ góc của cạnh cắt. Một đống dao cùng loại mới ken,không con nào giống con nào.

Ý kiến "chuyên gia "đã quá nhiều rồi,đến phiên Dũng thôi,đừng kéo dài làm cho các bạn trẻ kinh hãi.Nhớ giải luôn phần reset cái radius,sao cho khi chạy lại thì giống như chuyện gẩy dao chưa từng xẩy ra.

Giải hay thì tôi đây sẽ là người đầu tiên thank và cộng thêm điểm cho bài viết của cháu,hi hi

SV

Quên nữa,khi jog bằng 0.0001 nhớ turn on spindle,néu không sẽ mẻ dao.
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Những gì cháu định đưa ra mọi người và chú SV nói hết rồi!Smile.Đúng là nên dùng 1 cục nhôm như chú mô tả, sẽ không cần dùng đến đồng hồ so hay gì khác..Mặt chuẩn vẫn là mặt chi tiết nhưng tất cả các con dao đều đối vào "cục nhôm " kia và độc lập với nhau.Khoảng chênh lệch ấy là cố định nên khi bất cứ con nào có vấn đề thì dễ dàng thay bằng 1 phép tính đơn giản mà thôi.Về hình dạng dao không quan trọng vì điều ta quan tâm luôn là điểm dưới cùng và nằm trên đường tâm dao, và khi thay dao chắc chắn là giống hệt dao cũ về tính chất.Do đó không cần quan tâm đến R hay không..!Dùng 1 con cũng không khác nhiều con đều như vậy cả, không nên tự phức tạp hóa vấn đề.
Về cách rà thì chưa ổn với dao Ball (R=D/2) hoặc D<1 thì rất khó để nhận ra lúc bị bay vết mực là lúc nào..?
*Giải quyết vấn đề này rất đơn giản ,đó là thay tờ giấy "chuẩn " bằng 1 cái căn mẫu (dung sai 0.001) .Lúc này dao và mặt đối vào sẽ tạo thành 1 "calip".Điều chỉnh để khe hở của căn và "calip" sao cho nhỏ nhất có thể là điều không khó.Cách này có thể đạt độ chính xác cao với tay nghề vừa phải..lại an toàn do trục chính không quay.Với 0.01 thì không vấn đề gì, nhưng 0.004 trở xuống cho 10 con thì tay nghề đối dao phải qua năm tháng...
**Tất cả chỉ đơn giản thế thôi , chả có gì ghê gớm cả.Smile.Có điều phải luyện thao tác này thành kĩ năng,và hết sức cẩn thận khi đối dao hàng loạt.Ở các nhà máy lớn , máy đời mới , vì năng suất nên Rapid luôn 100% với giá trị tiêu chuẩn là 40.000mm/min ~144 km/h và quãng đường từ dao đến bàn máy chỉ tính bằng cm thì hậu quả như búa tạ giáng vào đe vậy!Máy ấy chắc lại sang mấy xưởng khuôn ở VN..Smile
 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Bình thường thì hay lấy 1 cái block gauge (khối chuẩn) đặt lên bàn máy và một miếng giấyy mỏng là so tất tần tật các loại dao, cứ mỗi lần như vậy, ghi lại các giá trị Z sau đó tính ra kích thước bù dao và nhập vào máy!

Nhờ bác LDung mà bây giờ luồng này không chỉ giới hạn ở lí thuyết mà phát triển qua đến cả kỹ năng thực hành máy CNC rồi!

========================================

Bác LDung hù dọa quá nên em đâm sợ, đem cái đồng hồ so ra cho nó chính quy!

Sau đó bác còn tung cái hỏa mù zero trên đỉnh phôi, mất Z=0 rồi!

Lại còn bàn tay vàng, bàn tay bạc CNC nữa chứ!

Biết bác muốn nói đến cái cục gạch này thì em phang ngay từ đầu là dùng giấy và vật chuẩn là xong!

Nhưng cách chạm dao làm mất vết mực trên phôi trong thực tế hay dùng và có thể đạt sai số dưới 0.01mm, bác LDung ạ.
(Vì mỗi lần xuống Z cho là nhỏ nhất được 0.01, thì lượng phoi bị hớt ra luôn ít hơn 0.01!
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

He he bình tĩnh , cẩn trọng , chính xác, và tự tin là phẩm chất cần có khi vận hành máy CNC mà! Chính vì coi thường nó nên ở VN chuyện đâm trục chính xảy ra rất nhiều..Tai hại.Có những cố tật sau này rất khó sửa, mà lại tối kị với người làm cơ khí chính xác.
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Nêu vấn đề nhỏ :
Giả sử 1 đoạn ch/tr sau , gia công tiện chi tiết nặng 30Kg, trục chính công suất 10Hp, tốc độ đạt max 4500rpm.

....
(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320;
(3)G0X50.Z400.M3/M8;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

Có gì đáng chú ý xảy ra giữa (3)và(4) ?
 
Last edited:

mrgiang99

Active Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Nêu vấn đề nhỏ :
Giả sử 1 đoạn ch/tr sau , gia công tiện chi tiết nặng 30Kg, trục chính công suất 10Hp, tốc độ đạt max 4500rpm.

....
(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320M3/M8;
(3)G0X50.Z400.;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

Có gì đáng chú ý xảy ra giữa (3)và(4) ?
Hic!
Về tiện thì em không biết!
Chỉ có thể đoán thế này:

Từ (3) sang (4) dao sẽ di chuyển theo 1 đường chéo từ ngoài D100 vào trong phôi D80.
Do đó sẽ phát sinh lực đẩy ngang phôi vuông góc trục Z!

Lực này cộng với cái lực li tâm của phôi nặng 30 kg, với 3500rpm sẽ cho 1 tiếng động lớn và một kết quả buồn!

:40::40::40::40:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Bác TYA chưa cho kích thước phôi và G54 nằm ở đâu??Nó có thể nằm ở điểm giao nhau giữa mp mâm cặp và tâm, hoặc mặt đầu và đường tâm..vv. Nếu G54 nằm ngay mặt đầu thì chả có tai nạn gì như bác Giang nói đâu.Có thể nó chỉ đơn giản gần như là Chamfer 5mm thôi (mà chả cắt tý gì vào phôi cả!)
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Ôi rất xin lỗi cả nhà là cau đố bị nhầm chút.

Nguyên gốc :
(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320M3/M8;
(3)G0X50.Z400.;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

>>> Sửa lại là

(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320;
(3)G0X50.Z400.M3/M8;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

Và vẫn hỏi như ban đầu
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Ôi rất xin lỗi cả nhà là cau đố bị nhầm chút.

Nguyên gốc :
(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320M3/M8;
(3)G0X50.Z400.;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

>>> Sửa lại là

(0)M1;
(1)G50S3500;
(2)T101M16G21G99G96S320;
(3)G0X50.Z400.M3/M8;
(4)G1X45.Z395.F1. (approaching)
....

Và vẫn hỏi như ban đầu
Bỏ đoạn chương trình này vô Vericut, vẻ cục phôi, chạy thử xem sao. hi hi.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

M3 này đáng lẽ nằm trên câu 1, nó luôn đi với thông số xác định vận tốc trục chính.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

M03 là lệnh cho trục chính quay nhưng cần cho tốc độ để nó quay!S đối với M03 giống như F với G01/02/03 vậy! Câu trên cho tốc độ nhưng không lệnh cho nó quay ..nghĩa là từ câu 1 đến khi có M03 thì trục chính vẫn đứng yên.Đến câu 3 có đủ cả 2 yếu tố M03 và S3500 thì trục chính mới chuyển động! Với cái phôi nặng, quán tính lớn như vậy thì trong khoảng thời gian ngắn khó đạt được S đủ 3500.Vì vậy trước khi dao tiến vào phôi phải ổn định tốc độ trước.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Author
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Trong lúc mấy anh đang suy nghĩ cho em chen ngang câu này với, tại "thắc mắc không biết hỏi ai",mà đây lại có quá nhiều chuyên gia cao cấp , mấy anh thông cảm nha!

Em thấy mỗi lần người ta di chuyển máy CNC thì phải cân chỉnh nó, có nghe nói là phải mời chuyên gia luôn nữa. Có anh nào "hé" dùm em cách người ta di chuyển hay cân chỉnh thế nào để bàn máy ko bị lệch ,để đảm bảo được độ chính xác ?

thànks nhiều!
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Cân chỉnh khi bị tháo rời các bộ phận quan trọng thôi.Hoặc cân chỉnh thăng bằng máy.Nếu không cần thiết thì không nên tháo rời các bộ phận như Bàn máy , băng máy...lúc ấy chỉ nhà sx mới lắp lại được thôi.Riêng bàn máy nếu sau cân chỉnh mà không phẳng thì có thể lắp dao vào phay lại cả bàn máy cho phẳng.
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Author
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Sao nghe phức tạp vậy anh , mình chỉ di chuyển máy trong phạm vi nhỏ ( vài chục mét ) thì chỉ cân chỉnh sao cho cân bằng bàn máy thôi ,với lại em thấy người ta thường cân bằng máy bằng mấy cái chốt ở dưới đế của máy thôi mà.

Cân bằng ở đây chỉ là những lúc phải thay đổi chỗ đặt máy , hay là lắp đặt máy ý. Cũng nghe nói cái này thì mấy anh chuyên về cái này mới dám cân chỉnh thôi.
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Sao nghe phức tạp vậy anh , mình chỉ di chuyển máy trong phạm vi nhỏ ( vài chục mét ) thì chỉ cân chỉnh sao cho cân bằng bàn máy thôi ,với lại em thấy người ta thường cân bằng máy bằng mấy cái chốt ở dưới đế của máy thôi mà.

Cân bằng ở đây chỉ là những lúc phải thay đổi chỗ đặt máy , hay là lắp đặt máy ý. Cũng nghe nói cái này thì mấy anh chuyên về cái này mới dám cân chỉnh thôi.

Nếu chỉ trong phạm vi nhỏ thì cần chú ý những điểm sau:

1/ Tháo dao cụ, phôi, tất cả những vật không thuộc máy, đặt trên bàn máy, máy...
(Cái này là qui tắc an toàn khi không sử dụng máy)

2/ Khóa chặt (locking) các bộ phận chuyển động nếu có bộ khóa, hoặc có thể khóa...
Các bộ phận nào có khả năng tự dịch chuyển khi dời máy cũng cần chêm lại theo hướng dịch chuyển hoặc cố định lại (có thể chêm bằng gỗ hoặc dây buộc...)

3/Nâng máy: nâng trong trạng thái cân bằng và tại các điểm nâng được chỉ định bởi nhà sản xuất (trong catalog, thường tại những điểm này đều có kí hiệu...)

Không nâng máy bằng cách móc vào bất cứ bộ phận của máy nào liên kết với thân máy, hãy dùng những khoen tròn có ren vặn vào những lỗ chỉ định đã nói trên.

Nếu không có những điểm này thì phần dưới thân máy thường có những thanh chịu lực ngang để xúc và nâng máy. Trường hợp cần thiết phải dùng thêm các thanh đỡ để nâng phải chú ý đến phân bố trọng lực và lực nâng.

Nếu phải dùng đội để kích chân máy lấy khe hở, thì đừng kích 1 bên quá cao, hãy nâng từ từ các bên tương đối cân bằng với nhau, có thể dùng gỗ chêm lên cao dần nếu thiếu đội...

4/ Di chuyển nhẹ nhàng tốc độ chậm phù hợp không gây sốc vì máy nặng, nên lực quán tính lớn sẽ gây trượt máy hoặc tổn hại đến kết cấu.

5/Hạ máy xuống vị trí mới cũng phải nhẹ nhàng....

6/ Sau khi đặt vào đúng vị trí dùng level meter chuyên dùng cân chỉnh lại máy cho cân bằng.
Khâu này nếu phức tạp có thể cần chyuên gia hoặc hướng dẫn từ hãng...

......

Trong một số trường hợp, có thể người ta cần sử dụng đến cả palet lớn, đặt xuống dưới bệ thân máy... để di chuyển...

Ngoài chú ý đến an toàn cho máy, cần hết sức chú ý an toàn lao động trong quá trình thực hiện!
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Nếu để cho máy thăng bằng hay cân bằng thì không khó lắm.Dùng thiết bị cân bằng (bọt khí) đặt 4 cái trên 4 góc bàn máy là được.
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

...nghĩa là từ câu 1 đến khi có M03 thì trục chính vẫn đứng yên.Đến câu 3 có đủ cả 2 yếu tố M03 và S3500 thì trục chính mới chuyển động! Với cái phôi nặng, quán tính lớn như vậy thì trong khoảng thời gian ngắn khó đạt được S đủ 3500.Vì vậy trước khi dao tiến vào phôi phải ổn định tốc độ trước.
Đúng rồi !
Đưa ra chi tiết 30kg để gợi mở thôi , chứ dù là 1kg thì kết cấu trục chính đã nặng cả tạ. Việc đạt tốc độ tức thì là không thể !.
Trong 1 block NC thì khong quan trọng thứ tự code, ví dụ G0X10.M3Z10 ; hay Z10.G0M3X10. không khác biệt đối với máy - chỉ khác là làm ta loạn cả mắt !

Nhưng giữa các block NC phải xong block trước mới sang block sau. Mất thời gian nhất trong các block luôn là address liên quan đến cơ học (dịch chuyển, quay, xoay...tăng giảm áp...)

Trong ví dụ đưa ra, address dịch chuyển G0X_Z_ sẽ hoàn thành trứoc address M3 nên khi máy đã đạt X_Z thì trục chính vẫn còn đang tăng tốc! Nếu quan sát trên tọa độ tương đối "Dist. to go" sẽ thấy máy giống như bị đơ !!

Việc lập trinh như trên gây ra tăng giảm tốc đột ngột và ko cần thiết. Bạn nhanh phải thay đai hơn hơn mức thông thường


Thêm : Nên khi dùng G96, chú ý đặt M3 ở nơi có tọa độ lớn (đừong kính lớn) thì tốc độ quay sẽ nhỏ và đạt được ngay. Khi tiến vào đường kính nhỏ hơn, dù chạy = G0 máy cũng sẽ gia tốc nuột hơn là chạy từ 0 -> tốc độ rất lớn tức thời.

Thực tế, cùng 1 sp, sv người JP lập trình thì máy chạy nghe có những tiếng vút vút và vít vít của gia tốc và giảm tốc, nhưng tớ lập trình thì nó chạy vo vo thôi :))
 
Last edited:

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Câu hỏi thường gặp khi làm việc với máy CNC

Em giải được trọn vẹn vấn đề của bác (không phải lần đầu) ->anh em mình có "duyên " với nhau mà bác không có thưởng gì sao?Hi hi, Bia đê!Bia đê
 
Top