Cho em hỏi chút về tiện chép hình !

Author
Trả là em đang có ý biến cái máy tiện 1k62 cũ rích thành cái máy dùng để làm xoong, chậu.. Cơ chế là dùng đầu tì (thay dao) và có một khuôn (lòng xoong, chậu) được cặp trên mâm cặp. Đầu tì có tác dụng miết tấm inox mỏng (khoảng 0.4mm) ôm vào lòng khuôn. Vì cơ chế hoạt động gần giống tiện chép hình (mấy ông đánh khoá). Hồi trước thực tập trên diezen Sông Công đã từng thấy tiện tinh trục bậc theo phương pháp này, có điều hồi đó không để ý lên không nắm được.
Mọi người chỉ giúp em cơ chế hoạt động của kiểu chép hình này với ạ. Đặc biệt là ở chỗ chép hình cái bậc của trục bậc, và cơ cấu tì được dùng ở đây là lò xo, khí nén hay thủy lực, làm sao để duy trì áp lực đầu tì vì profil trục là thay đổi. (Nếu có ảnh thì tốt quá ạ)
Cảm ơn mọi người nhiều !
 
L

Liễu Ngân Đình

Ko dám tự nhận mình biết nhiều về lĩnh vực này, nhưng đủ kiến thức để nói về nó.
Trước hết xin hỏi bạn, bạn đã thấy người ta làm Chậu, xoong chưa?
Trên Sông Công, bạn thấy người ta làm với Kim loại gì, dày bao nhiêu, bánh miết băng vật liệu gì?
 
Bác Đình ơi, bác biết thì giãi bày một chút cho bọn em mở magn kiến thức đi. Lại hỏi lại ngừoi ta thế, họ giận bỏ đi rồi.
 
L

Liễu Ngân Đình

Bạn trẻ thân mến!
(trẻ hơn tôi)
Thực ra các bạn học nhiều về cái mà người ta gọi là CÔNG NGHỆ CAO quá nên các bạn hay sáng tác nhiều cái ko được CAO cho lắm. Nếu ko nói là đi lùi.
Có lẽ chúng ta hiểu công nghệ Cao là ta mới nhìn thấy, mới tiếp cận là công nghệ CAO vậy.
Cứ nói đến Nhật, Mỹ, Đức, v.v... là các bạn nghĩ ngay đến việc họ có cả Trăm năm hay chí ít 50 năm nghiên cứu chế tạo, ta làm sao bắt kịp hay sánh được với họ.
Tôi nhất trí cao quan điểm của Đảng và Chính phủ rằng "nước ta phải đi tắt, đón đầu" công nghệ và khoa học kỹ thuật để đưa nước ta thành nước Công nghiệp vào năm 2020.
Nhưng chúng hiểu đi tắt là đi Cắt dây cung, trong khi chúng ta lại chạy nhanh theo tiến trình phát triển của Lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật của các nước phát triển.
Các bạn học những kiến thức về Máy tính, thiết kế mô phỏng, công nghệ CNC, công nghệ Robot, v.v... nhưng khi đi làm, các bạn lại thấy toàn công nghệ thủ công, lạc hậu, nhưng để gọi chính xác những cái lạc hậu ấy là gì? các bạn khó gọi tên.
Nhưng nếu để ý, các bạn sẽ thấy người làm những việc tinh sảo ấy thường là những người làm Vàng Bạc, trang sức. Họ được gọi với 1 danh hiệu cao quý là NGHỆ NHÂN.
Vậy tại sao thợ cơ khí lành nghề có tính chất công việc cũng đòi hỏi tinh sảo như vậy ko được gọi là Nghệ Nhân?

Xin quay lại chủ đề chính của chúng ta, để làm được những sản phẩm từ Tiện Miết ấy, người thợ chính là 1 nghệ nhân.
Xuất xứ của tiện miết có lẽ bắt đầu là ở Pháp, người ta phải rất khéo léo và có kinh nghiệm rất cao mới có thể miết, nắn những chi tiết phức tạp trên máy tiện miết.
Yêu cầu của nghề này là ưu tiên những người có thân hình Cao to, khỏe mạnh (ko cần đẹp trai). Vì họ phải dùng những cây gậy dài ngắn khác nhau để bẩy bánh miết, thông thường là 2 người cùng làm với chi tiết to.
Bánh miết được làm bằng Gỗ Lim, sau này được làm bằng Nhựa cứng chịu nhiệt, Gốm, v.v... có hình dạng Tròn với nhiều kích thước khác nhau, phụ thuộc vào vật gia công.
Hiện nay ở HN vẫn còn 1 nơi trên đường Trương Định gần Nguyễn Đức Cảnh (Trong làng Phương Mai) vẫn có cơ sở dùng công nghệ Miết để Miết Chậu, Ấm, Mâm, Bát, xoong, v.v... bằng vật liệu Nhôm.
Để mô tả quá trình Miết thì hơi khó, tôi xin mô tả sơ bộ như sau.
Đài dao máy tiện được cải tiến thành nơi để tạo điểm Bẩy cho đòn bẩy.
Dao tiện được thay bằng bánh xe quay được
Ụ động giữ Chầy tạo dáng
Mâm cặp được thay bằng tấm Phẳng hoặc tu, hoặc trụ, nhọn, tùy từng trường hợp
Tấm tôn cắt tròn được đặt vào giữa mâm phẳng và dùng ụ động chèn cứng tấm tôn lại.
Máy chạy, tấm tôn quay cùng Chầy,cùng Mâm
Người thợ dùng sức tay đòn bẩy để miết miếng tôn đang quay về phía Ụ động.
Cứ như vậy, với sự khéo léo kết hợp kinh nghiệm, và những tay đòn khác nhau, người thợ miết được tấm tôn ôm xát lấy Chầy hình.
Sau khi xong, người ta có thể thay bánh miết thành dao tiện để tiện Mép thừa của vật hoặc thay 1 bánh miết khác để gấp mép vật.
Về cơ bản, bạn tưởng tượng vậy.
Sau này, người ta dùng công nghệ CNC vào thì người lập trình được lập trình trên bộ điều khiển chuyên biệt, ko thể dùng bộ điều khiển như ta học được bởi có nhiều Kỹ sảo mà máy đã được tích hợp ngoài lập trình để giúp quá trình Miết ko bị lỗi sản phẩm.


Ngô văn Hiến đánh giá: Vì cơ chế hoạt động gần giống tiện chép hình (mấy ông đánh khoá)
là ko chính xác nên tôi mới hỏi là đã thấy người ta làm trực tiếp ra sản phẩm chưa.

Để cải tiến con máy Tiện Vạn năng thành con tiện Miết, người ta phải thay đổi một vài yếu tố nhưng về cơ bản thì Đói kém gì mà phải cải tiến như vậy? Có nhiều cách gia công khác, đâu phải cứ tiện Miết mới giải quyết được.
Trong khi đó lại ko đưa nó thành CNC được, chỉ là cải tạo thành tiện Miết bằng sức người.
Để vận hành nó cần quá nhiều Kinh nghiệm và kỹ sảo.
Chông người ta làm thì dễ, mình làm mới nảy sinh ra quá nhiều vấn đề khiến tự nghĩ thà chẳng làm còn hơn ôm Rơm mệt xác.

Như tôi mô tả cách làm ở trên là như vậy, nhưng người ta có thể đưa 1 miếng Kim loại có đường kính nhỏ vào và miết thành 1 cái ống dài đến không nghờ, nghĩa là có thể dãn dài kim loại.
Vậy nếu ko có kinh nghiệm, sản phẩm làm ra sẽ mỏng quá hoặc chỗ mỏng chỗ dày hoặc lồi lõm hoặc chỗ phẳng chỗ sóng, v.v....
Tốt nhất là ko làm cho đỡ mệt.
Còn đã làm thì nghiên cứu CNC hoặc mua máy mới cho LÀNH.:59:
 
L

Liễu Ngân Đình


Máy tiện Miết thời kỳ đầu

máy thời kỳ sau




Miết kéo dài ống



Gia nhiệt để Miết




Bánh miết

Miết ra La răng ô tô
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

ứng dụng: Bình ga dân dụng, bình khí công nghiệp, vỏ đạn, đầu đạn, chao đèn, xoong, nồi, ấm, chậu, chảo, nắp đậy, v.v....

Hiện ở Việt nam chỉ có một vài công ty của Quân đội mới có máy tiện Miết dạng NC và nghe nói có 1 đơn vị có máy tiện miết CNC.
ở đơn vị tư nhân, người ta vẫn tận dụng máy tiện vạn năng thường và dùng những mảnh gỗ để miết làm ra các đồ gia dụng.
Bạn có thể thấy rõ nét vết Miết còn hằn trên thành ấm Nhôm vì người thợ miết ko đều tay (rất khó).
 
V

Vo HuyThanh

Cám ơn chú Đình cho tôi biết đến cái từ "Miết", lần đâu tiên tôi mới biết tiếng Việt cái chữ này. Nói đến cái "miết" này mấy em có bao giờ nghe đến tên lửa vũ trụ H2A của Nhật không? Cái đầu tên lửa của nó do một anh chàng VN mình ở Nhật tên là Đái Hồng Phước dân gốc Vĩnh Long thì phải làm bằng tay, bằng cách tiện miết giống như chú Đình mô tả. Anh này thì không có bằng cấp kỹ sư , chuyên môn gì hết , cái hãng cũng nhỏ thôi, khoảng 20 công nhân nhưng mà cái tên lửa nổi tiếng của Nhật này không có tay anh ta xách gậy thọt vô miết bằng tay thì không xong, cho dù Nhật bổn thuộc hàng tổ sư chế máy NC đi nữa , cái công việc đòi hỏi chính xác bằng cảm giác run run của cái tay người thợ thì máy NC cũng chịu thua. Đúng là "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Ối! Bác nói thì em mới nhớ.
Trong kỹ thuật Tiện Miết này còn những chiêu thức như Tỳ, Lăn, Vuốt, Giáp nữa.
Tỳ: Dùng để kéo những phần Kim loại chưa dàn đều mà bị dồn vào một chỗ.
Lăn: Dùng 1 quả lăn bằng Đồng để lăn xóa đi những vết vuốt ko phẳng và có vết. Sau khi Lăn xong, bề mặt sẽ rất lỳ và nhẵn
Vuốt: Trong quá trình Miết, vuốt rất quan trọng, nó là một nghệ thuật của người thợ và đẳng cấp của nó cao hơn Miết. Chỉ khi người ta Vuốt ko đạt thì mới phải Miết.
Giáp: Là quá trình dùng giấy Giáp để xoa lên bề mặt sản phẩm và mang tính chất đánh bóng sau khi Lăn.

Nếu bạn nào được xem máy CNC làm việc thì bạn sẽ thấy họ lập trình cho kỹ năng Vuốt rất dẻo và Vuốt luôn được coi trọng. Miết thì đương nhiên rồi, còn lăn thì bạn có thể thấy có những bánh xe Quay được và lăn vào chi tiết đang gia công. Cũng có trường hợp là Tiện láng lại bề mặt thay cho Lăn và Giáp.
Nhưng bạn sẽ ko thấy máy CNC dùng công nghệ Tỳ vì máy đã Vuốt và Miết quá đỉnh rồi nên sự dồn kim loại không đều là không có nên không cần chiêu Tỳ này. Có thể coi một vài trường hợp dùng chiêu Lăn đã dồn đều tinh thể vật gia công nên không cần Tỳ nữa.

Cái cảm giác tay mà bác Thanh nói đến ấy đúng là có những sản phẩm khó mà chưa có máy móc nào làm được, nhưng cũng có những sản phẩm độc đáo mà chỉ có máy mới làm được còn con người thì ko thể làm đẹp được như thế.
Thực tế có những chi tết có độ phức tạp quá cao, nếu để chế ra 1 con máy đáp ứng được tính chất công việc thì mất quá nhiều công sức và tiền bạc, con người hoàn toàn có thể làm bằng tay với giá thành rẻ hơn nhiều.

Cảm ơn bác về thông tin quý báu, người VN ở nước ngoài thật tài giỏi!:41:
 
Last edited by a moderator:
Em có xem trên VTC5 chưng trình về tiện Miết. Chương trình này đã làm em thay đổi suy nghĩ là trước kia cái chậu, cái xoong, cái vung nồi là do công nghệ dập tạo ra.
:39:
 
L

Liễu Ngân Đình

Trước khi người ta dùng máy ép sâu như ngày nay thì người ta dùng máy ép cơ trục khuỷu để ép xong, nồi, chậu, chảo. Ép thế này sẽ nhanh hơn Tiện Miết.
Đương nhiên những sản phẩm này ko cần độ chính xác cao nên làm vậy sẽ kinh tế hơn đưa lên tiện miết. Bên cạnh đó Tôn để ép cũng là loại tôn có độ dẻo dai cao hơn.

Ngày nay người ta dùng máy ép thủy lực song động để gia công. Máy có thể có 2 trụ hoặc 4 trụ xi lanh. Bạn có thể thấy ở CTY KIM KHÍ THĂNG LONG rất nhiều máy này.

Công nghệ Dập dành cho những sản phẩm này thường ứng dụng cho tay cầm, quai xách, nắp, vung, v.v...
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình




Máy Dập Thủy lực


Máy Ép thủy lực 4 trụ

 
Top