Cho em xin hỏi địa chỉ Down các bài tập mẫu và các bản vẽ cad mẫu..

  • Thread starter voima_tien
  • Ngày mở chủ đề
V

voima_tien

Author
Em mới học cad nên muốn hỏi các anh địa chỉ down các bài tập mẫu và các bản vẽ cad mẫu .....nếu được em xin cám ơn các anh ạ....
 

ME

Active Member
Thỉnh thoảng mình lang thang trên mạng và thấy ngừoi ta post 1 số file AutoCAD nhưng mình không quan tâm lắm. Theo mình nghĩ, nếu em muốn vẽ thành thạo thì chỉ cần dùng cuốn bài tập Vẽ kỹ thuật, vẽ các hình trong đó cho ngon lành là tốt rồi. Hoặc xem các vật dụng xung quanh phòng/nhà của em mà vẽ. Ở nước mình đang học, khi vẽ CAD thì GV đưa các chi tiết có sẵn, SV đo và tiến hành vẽ. Như thế mới chất lượng.
 
M

matt

Author
Mai mốt bạn nói rõ AutoCAD nha .Nói CAD không dễ hiểu lầm lắm đó

Vào diễn đàn này học AutoCad nha bạn

Code:
http://www.cadviet.com
 
xem bản vẽ mẫu mà không biết vẽ cũng kô giải quyết được gì kiếm mấy cái tutorial ấy
 
T

tuan_hicol

Author
;D em cu lam cac bai tap mau trong sach la duoc roi ,can gi ban ve mau ,gang hoc nha
 
M

Manh Lan

Author
tôi sử dụng tương đối thành thạo AutoCad.kinh nghiệm là:càng vẽ nhiều thì càng thông thạo.bạn cứ làm bài tập mẫu như sách hướng dẫn là được.Khi thành thạo người ta tự lập ra các bản vẽ mẫu (A0..A4) cho mình với các lớp riêng.nếu bạn cần tôi sẽ mail cho bạn bộ bản vẽ mẫu của tôi để bạn tham khảo.
 
Q

QueThanh

Author
Không lẽ suốt đời cứ theo cái mẫu của người ta làm sao. Kinh nghiệm của tôi là em cứ việc nhìn xung quanh trong nhà của mình có cái gì thuận tay , lượm cái đó , xong rồi dùng thước cặp v.v..đo đạc lại lấy kích thước , xong rồi cứ thế mà vẽ, bởi vì không có cần chính xác như làm đồ thiệt nên cứ vẽ tới luôn, tiện tay thì mình phăng ra thêm, bởi cái người làm ra cái sản phẩm đó chưa chắc đã giỏi hơn em. Chừng nào vẽ đồ trong nhà hết rồi thì bắt đầu tiến ra ngoài đường , trụ điện , ống nước, xe cộ gì cũng được, cứ làm láng luôn. Tới trình độ này thì em có thể kiếm thịt bò ăn hàng ngày bằng cái nghề CAD/CAM rồi, bởi vì trong lúc đo đạc , vẽ lại cái hình em thấy vô hình chung đã tự huấn luyện cho mình kỹ thuật đo ( kế trắc rồi), trong lúc vẽ không được ,gặp khó khăn lung tung , tự mày mò thì vô hình chung em đã lên được hàng cao thủ CAD/CAM lúc nào không biết đó. Cố gắng lên nhé.
Còn đây là link chạy đến các bản vẽ mẩu bằng DXF của các mẫu xe của HONDA, nếu em có hứng thú tìm hiểu , chế tạo mẫu thử, mô hình.
http://www.honda.co.jp/WebPlamo/manual/

Quế Thanh
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Việc tìm kiếm bản vẽ của các nhà thiết kế giỏi để tham khảo cũng là một cách để học hỏi. Tôi học sử dụng một phần mềm đồ họa theo các bước sau:

1. Làm hết các bài tập trong phần Tutorial
2. Đọc kỹ phần User guide trực tiếp liên quan đến những lệnh mà mình đang dùng
3. Tập vẽ, dựng, mô phỏng... mọi thứ xung quanh, việc này không khó nhưng đòi hỏi một sự say mê khá lớn đối với đồ họa (đúng như cách bạn QueThanh gợi ý, chứng tỏ bạn QT rất thích bộ môn này, một điều thật đặc biệt và thật hiếm trong nữ giới).

Sau một quá trình rèn luyện như vậy, ta sẽ có kỹ năng cần thiết để sử dụng phần mềm đồ họa nào đó, nhưng đó mới chỉ đạt trình độ "đọc thông viết thạo" mà thôi. Bạn cứ hình dung: một nhân viên văn phòng sử dụng máy tính soạn thảo văn bản rất thành thạo, gõ bàn phím nhanh như bắn liên thanh 120 phát/phút, nhưng không bao giờ nhờ kỹ năng đó mà cô ta có thể sáng tác được thơ văn nếu bản thân cô không phải là nhà văn hoặc nhà thơ. Môn đồ họa kỹ thuật cũng vậy, nếu ta không phải là nhà kỹ thuật thì dù có thuộc lòng mọi cú pháp lệnh của phần mềm, ta cũng không thể dùng nó để thiết kế ra cái gì được.

Ngày trước, người ta thực hiện các bản vẽ kỹ thuật bằng tay, sau đó chúng được can lại trên giấy trong suốt để trở thành những tấm "phim gốc", dùng để in ra những bản vẽ phục vụ chế tạo. Những nhân viên can lại bản vẽ của các nhà thiết kế được gọi là "thợ can in". Ngày nay, với những ứng dụng điện toán trong đồ họa, một số nơi vẫn có những "thợ vẽ" có nhiệm vụ dùng các phần mềm CAD để vẽ lại các thiết kế của người khác, những đồ họa viên này cũng không phải là nhà thiết kế.

Như vậy, việc quan trọng nhất là ta cần phải có chuyên môn kỹ thuật và có lòng yêu nghề. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy ta tìm kiếm công cụ phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Có thể ta sẽ dùng thử phần mềm này và thấy nó có những hạn chế nào đó, ta buộc phải tìm kiếm những phần mềm khác... rồi một hôm ta bỗng thấy mình có năng lực sử dụng một loạt các phần mềm phục vụ cho công việc chuyên môn, bao gồm cả soạn thảo văn bản, bảng tính, một số chương trình đồ họa, trình chiếu...

Đó là những kinh nghiệm và quan niệm của tôi về đồ họa kỹ thuật và người làm kỹ thuật, bạn tham khảo nhé!
 

ME

Active Member
3. Tập vẽ, dựng, mô phỏng... mọi thứ xung quanh, việc này không khó nhưng đòi hỏi một sự say mê khá lớn đối với đồ họa (đúng như cách bạn QueThanh gợi ý, chứng tỏ bạn QT rất thích bộ môn này, một điều thật đặc biệt và thật hiếm trong nữ giới).
Chú DCL này thơ ngây quá. QT là tiến sĩ cơ khí tại Nhật. Chắc ngành của QT liên quan nhiều đến CAD/CAM.
 
Top